Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 12 (có đáp án): Sự phát triển và phân bố công nghiệp
-
498 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Ngành công nghiệp nào sau đây có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác?
“Điện – đường – trường – trạm”. Trong các ngành công nghiệp thì ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác. CN năng lượng sẽ là cơ sở để xây dựng các ngành công nghiệp khác, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đáp án: D.
Câu 2:
21/07/2024Ngành công nghiệp nào sau đây phát triển mạnh nhất ở Tây Nguyên?
Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Tây Nguyên là ngành công nghiệp năng lượng thủy điện do có nguồn thủy năng dồi dào trên các sông, với một số nhà máy thủy điện lớn như Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4, Dray Hling,…
Đáp án: D.
Câu 3:
22/11/2024Ngành công nghiệp năng lượng nào sau đây phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu?
Đáp án đúng là : C
- Ngành công nghiệp năng lượng Nhiệt điện,phát triển mạnh nhất ở Bà Rịa – Vũng Tàu
Với một số nhà máy nhiệt điện như Phú Mỹ, Bà Rịa nhờ có nguồn cung cấp nguyên liệu từ dầu khí.
- Công nghiệp khai thác than phát triển mạnh nhất ở Quảng Ninh vì đây là tỉnh có trữ lượng than đá lớn nhất cả nước.
→ A sai.
- Công nghiệp Hoá dầu phát triển mạnh nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
→ B sai.
- Tổng công suất thủy điện của Việt Nam trên lý thuyết vào khoảng 35.000MW, trong đó 60% tập trung tại miền Bắc
→ D sai.
* Cơ cấu ngành công nghiệp
- Hệ thống công nghiệp bao gồm: các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành.
BIỂU ĐỒ TỈ TRỌNG CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM TRONG CƠ CẤU
2: Các ngành công nghiệp trọng điểm
Ngành trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động. Bao gồm: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may,…
a) Công nghiệp khai thác nhiên liệu
- Khai thác than:
+ Sản lượng khai thác: 15 - 20 triệu tấn/năm.
+ Hình thức khai thác: Chủ yếu khai thác lộ thiên, còn lại là khai thác hầm lò.
+ Phân bố: chủ yếu ở Quảng Ninh.
+ Mục đích: Phục vụ đời sống, công nghiệp (nhiệt điện, phân bón,…), xuất khẩu.
- Khai thác dầu khí:
+ Sản lượng khai thác: Đã khai thác hàng trăm triệu tấn và hàng tỉ m3 khí.
+ Phân bố: ở thềm lục địa phía Nam.
+ Mục đích: Nhiệt điện, hóa lọc dầu, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
b) Công nghiệp điện
- Sản lượng: tăng lên nhanh. Mỗi năm sản xuất trên 40 tỉ kWh.
- Phân loại: Thủy điện và nhiệt điện
+ Các nhà máy thủy điện lớn: Sơn La (công suất lớn nhất: 2400 MW), Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,..
+ Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí (Phú Mỹ) và chạy bằng than (Phả Lại).
c) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
- Tỉ trọng: lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.
- Các phân ngành chính:
+ Chế biến sản phẩm trồng trọt.
+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi.
+ Chế biến thủy sản.
- Phân bố: rộng khắp cả nước, tập trung nhất ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.
d) Công nghiệp dệt may
- Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng, dựa trên ưu thế về nguồn lao động rẻ.
- Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
- Phân bố: Các trung tâm dệt may lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định,…
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Câu 4:
17/07/2024Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành công nghiệp trọng điểm
Đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm là: Có thế mạnh phát triến lâu dài; Đem lại hiệu quả kinh tế cao; Có tác động mạnh đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.
Đáp án: A.
Câu 5:
08/07/2024Hệ thống công nghiệp của nước ta hiện nay gồm có
Hệ thống công nghiệp của nước ta hiện nay gồm có: các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
Đáp án: B.
Câu 6:
17/11/2024Xuất khẩu dầu thô đem lại nhiều ngoại tệ, nhưng lại tổn thất lớn cho nền kinh tế vì
Đáp án đúng là: C
Xuất khẩu dầu thô đem lại nhiều ngoại tệ, nhưng lại tổn thất lớn cho nền kinh tế vì đó là một trong những biểu hiện của nền công nghiệp còn chậm phát triển. Chưa phát triển mạnh lọc hóa, chế biến dầu. Chủ yếu là xuất khẩu dầu thô nên nguồn thu thấp
→ C đúng
- A sai vì Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dầu thô chưa qua chế biến, dẫn đến giá trị thấp hơn so với các sản phẩm dầu mỏ tinh chế. Việc xuất khẩu dầu thô gây tổn thất lớn cho nền kinh tế vì không tận dụng được giá trị gia tăng từ chế biến, làm giảm tiềm năng thu ngoại tệ.
- B sai vì sẽ giúp Việt Nam chế biến dầu thô thành sản phẩm có giá trị gia tăng cao, từ đó thu được nhiều ngoại tệ hơn. Việc chỉ xuất khẩu dầu thô làm giảm khả năng thu lợi nhuận từ quá trình chế biến, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế.
- D sai vì họ có thể chế biến và bán các sản phẩm dầu mỏ giá trị cao hơn. Trong khi đó, Việt Nam chỉ xuất khẩu dầu thô, không tận dụng được giá trị gia tăng, dẫn đến tổn thất lớn cho nền kinh tế.
*) Các ngành công nghiệp trọng điểm
Ngành trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động. Bao gồm: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may,…
a) Công nghiệp khai thác nhiên liệu
- Khai thác than:
+ Sản lượng khai thác: 15 - 20 triệu tấn/năm.
+ Hình thức khai thác: Chủ yếu khai thác lộ thiên, còn lại là khai thác hầm lò.
+ Phân bố: chủ yếu ở Quảng Ninh.
+ Mục đích: Phục vụ đời sống, công nghiệp (nhiệt điện, phân bón,…), xuất khẩu.
Khai thác than ở Quảng Ninh
- Khai thác dầu khí:
+ Sản lượng khai thác: Đã khai thác hàng trăm triệu tấn và hàng tỉ m3 khí.
+ Phân bố: ở thềm lục địa phía Nam.
+ Mục đích: Nhiệt điện, hóa lọc dầu, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
b) Công nghiệp điện
- Sản lượng: tăng lên nhanh. Mỗi năm sản xuất trên 40 tỉ kWh.
- Phân loại: Thủy điện và nhiệt điện
+ Các nhà máy thủy điện lớn: Sơn La (công suất lớn nhất: 2400 MW), Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,..
+ Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí (Phú Mỹ) và chạy bằng than (Phả Lại).
Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Câu 7:
23/07/2024Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, cho biết các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW của nước ta là:
Các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000MW của nước ta là nhà máy nhiệt điện Phả Lại (Hải Dương), Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) và Cà Mau (Cà Mau).
Đáp án: D.
Câu 8:
23/07/2024Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, cho biết các trung tâm công nghiệp cơ khí – điện tử lớn nhất của nước ta hiện nay là:
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng là 3 trung tâm công nghiệp cơ khí – điện tử lớn nhất của nước ta hiện nay.
Đáp án: B.
Câu 9:
21/07/2024:Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, cho biết các trung tâm dệt may lớn nhất của nước ta là
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định là các trung tâm công nghiệp dệt may lớn nhất của nước ta hiện nay.
Đáp án: A.
Câu 10:
23/07/2024Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ TỈ TRỌNG CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM TRONG CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP NĂM 2002 (%)
Dựa vào biểu đồ cho biết ngành công nghiệp nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn nhất?
Dựa vào biểu đồ ta thấy:
Công nghiệp khai thác nhiên liệu: 10,3%
Công nghiệp hoá chất: 9,5%
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: 24,4%
Công nghiệp cơ khí, điện tử: 12,3%
Đáp án: C.
Bài thi liên quan
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 12 (có đáp án): Sự phát triển và phân bố công nghiệp (420 lượt thi)
- Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp (497 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 15 (có đáp án): Thương mại và du lịch (873 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 9 (có đáp án): Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản (715 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 13 (có đáp án): Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ (622 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 14 (có đáp án): Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (620 lượt thi)
- Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản (618 lượt thi)
- Bài 15: Thương mại và du lịch (617 lượt thi)
- Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp (575 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 8 (có đáp án): Sự phát triển và phân bố nông nghiệp (567 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 7 (có đáp án): Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp (521 lượt thi)
- Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam (511 lượt thi)