Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 8 (có đáp án): Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
-
510 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
25/09/2024Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng
Đáp án đúng là: A
Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.
A đúng
- B sai vì điều này có thể dẫn đến sự thiếu đa dạng trong sản xuất nông nghiệp, giảm khả năng thích ứng với thị trường và tạo ra giá trị gia tăng thấp hơn.
- C sai vì điều này có thể dẫn đến sự không ổn định trong sản xuất và thu nhập nông dân, cũng như giảm khả năng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững lâu dài.
- D sai vì điều này có thể dẫn đến sự thiếu đa dạng trong sản xuất thực phẩm, làm giảm giá trị dinh dưỡng và khả năng thích ứng với nhu cầu tiêu dùng đa dạng của thị trường.
Cơ cấu nông nghiệp Việt Nam đang diễn ra sự chuyển biến mạnh mẽ, với sự gia tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi và giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt. Nguyên nhân chính cho xu hướng này có thể được giải thích như sau:
-
Nhu cầu tiêu dùng: Với sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi trong thói quen tiêu dùng, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm từ thịt, sữa và trứng, tạo áp lực tăng trưởng cho ngành chăn nuôi.
-
Đầu tư và công nghệ: Ngành chăn nuôi đã thu hút nhiều nguồn đầu tư và áp dụng công nghệ tiên tiến, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Điều này dẫn đến khả năng cạnh tranh tốt hơn so với ngành trồng trọt.
-
Biến đổi khí hậu: Các yếu tố khí hậu ngày càng bất ổn khiến cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, chăn nuôi có thể linh hoạt hơn trong việc thích ứng với các điều kiện khí hậu khác nhau.
-
Đô thị hóa: Sự gia tăng dân số đô thị tạo ra nhu cầu cao hơn cho thực phẩm giàu dinh dưỡng, như thịt và sản phẩm từ sữa, thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi.
-
Chính sách hỗ trợ: Chính phủ cũng có các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Những yếu tố này đang tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu trong nông nghiệp, phản ánh nhu cầu và khả năng cạnh tranh của các ngành khác nhau.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Câu 2:
24/09/2024Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta
Đáp án đúng là: A
Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta cây lương thực 60,8%, sau đó đến cây công nghiệp 22,7% và cuối cùng là cây ăn quả, rau đậu và cây khác (16,5%) – số liệu năm 2002.
A đúng
- B, C, D sai vì lúa gạo vẫn là loại cây trồng chủ lực, đóng vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Sản lượng và diện tích trồng lúa vượt trội so với các loại cây khác.
*) Ngành trồng trọt
- Đặc điểm:
+ Trồng trọt chiếm ưu thế với cây lương thực là chủ yếu.
+ Phát triển vững chắc, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có sự thay đổi (Tỉ trọng cây lương thực giảm; Tỉ trọng cây công nghiệp tăng).
- Nguyên nhân: Sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phục vụ cho xuất khẩu, nhất là sản phẩm cây công nghiệp.
- Ý nghĩa: phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Một số cây công nghiệp lâu năm ở nước ta
Cây lương thực
- Gồm cây lúa và các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn.
- Lúa là cây trồng chính ở nước ta: diện tích, năng suất, sản lượng lúa và bình quân lúa đầu người không ngừng tăng lên.
- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
MỘT SỐ TIÊU CHÍ VỀ SẢN XUẤT LÚA CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Câu 3:
20/07/2024Nền nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng
Nền nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng chủ yếu từ độc canh cây lúa sang đẩy mạnh sản xuất nhiều loại cây công nghiệp và cây trồng khác.
Đáp án: D.
Câu 4:
22/07/2024Ở nước ta cây lúa được trồng chủ yếu ở
Ở nước ta cây lúa được trồng trên khắp cả nước nhưng nhiều nhất là ở các vùng đồng bằng, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: A.
Câu 5:
31/12/2024Do trồng nhiều giống lúa mới nên
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Do trồng nhiều giống lúa mới nên cơ cấu mùa vụ thay đổi, có vụ chín sớm, lúa chính vụ và lúa muộn.
*Tìm hiểu thêm: "Cây lương thực"
- Gồm cây lúa và các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn.
- Lúa là cây trồng chính ở nước ta: diện tích, năng suất, sản lượng lúa và bình quân lúa đầu người không ngừng tăng lên.
- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
MỘT SỐ TIÊU CHÍ VỀ SẢN XUẤT LÚA CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Câu 6:
16/07/2024Tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp ở nước ta là
Việc đảm bảo được lương thực thực phẩm sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh trồng cây công nghiệp.
Đáp án: C.
Câu 7:
22/07/2024Ở nước ta, chăn nuôi trâu phát triển chủ yếu ở
Ở nước ta chăn nuôi trâu bò chủ yếu ở: Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ do vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Đáp án: C.
Câu 8:
22/07/2024Ở nước ta chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu là
Ở nước ta chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu là do dân số đông, nên nhu cầu lương thực cao hơn. Cần đảm bảo diện tích để trồng cây lương thực trước khi phát triển chăn nuôi.
Đáp án: A
Câu 9:
23/09/2024Vùng chăn nuôi lợn thường gắn với
Đáp án đúng là : D
- Vùng chăn nuôi lợn thường gắn với vùng trồng cây lương thực.
Các vùng chăn nuôi lợn thường gắn liền với các vùng trồng cây hoa màu và cây lương thực hoặc vùng đông dân cư. Những khu vực này đảm bảo cho đàn lợn có nguồn thức ăn và đảm bảo đầu ra cho chăn nuôi lợn.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Ngành chăn nuôi
Chiếm tỉ trọng còn nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang được mở rộng.
a) Chăn nuôi trâu, bò
- Đàn trâu:
+ Khoảng 2,4 triệu con (2019); chủ yếu lấy sức kéo.
+ Phân bố nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
- Đàn bò:
+ Có trên 6 triệu con (2019); chủ yếu để lấy thịt, sữa, một phần sức kéo.
+ Phân bố nhiều nhất ở duyên hải Nam Trung Bộ, chăn nuôi bò sữa đang phát triển ở ven thành phố lớn.
b) Chăn nuôi lợn
- Đàn lợn tăng khá nhanh (19,6 triệu con - năm 2019).
- Tập trung ở vùng có nhiều hoa màu lương thực hoặc đông dân: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
c) Chăn nuôi gia cầm
- Đàn gia cầm tăng nhanh (hơn 481,1 triệu con - năm 2019).
- Chăn nuôi gia cầm phát triển nhanh ở đồng bằng.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Câu 10:
16/07/2024Tỉ trọng cây lương thực trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt đang giảm điều đó cho thấy
Tỉ trọng cây lương thực trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt đang giảm điều đó cho thấy nền nông nghiệp ở nước ta đang được đa dạng hóa với nhiều loại cây trồng có giá trị cao về kinh tế (cây công nghiệp, hoa quả,…).
Đáp án: A.
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Địa lý 9 bài 8 (có đáp án): Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
-
29 câu hỏi
-
60 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 8 (có đáp án): Sự phát triển và phân bố nông nghiệp (584 lượt thi)
- Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp (509 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 15 (có đáp án): Thương mại và du lịch (896 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 9 (có đáp án): Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản (735 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 13 (có đáp án): Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ (645 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 14 (có đáp án): Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông (644 lượt thi)
- Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản (635 lượt thi)
- Bài 15: Thương mại và du lịch (629 lượt thi)
- Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp (601 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 9 Bài 7 (có đáp án): Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp (534 lượt thi)
- Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam (531 lượt thi)
- Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp (517 lượt thi)