Trang chủ Lớp 9 Địa lý Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Trắc nghiệm Địa lý 9 bài 8 (có đáp án): Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

  • 512 lượt thi

  • 29 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024

Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta được biểu hiện ở

Xem đáp án

Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta được biểu hiện là tăng tỉ trọng cây công nghiệp, giảm tỉ trọng cây lương thực.

Chọn: B.


Câu 2:

20/07/2024

Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt: tỉ trọng cây công nghiệp tăng, tỉ trọng cây lương thực giảm. Điều này thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

 Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta được biểu hiện là tăng tỉ trọng cây công nghiệp, giảm tỉ trọng cây lương thực. Điều này chứng tỏ nền nông nghiệp nước ta đang dần phá thế độc canh của cây lúa, phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới.

Chọn: B.


Câu 3:

22/07/2024

Cây lương thực ở nước ta bao gồm:

Xem đáp án

 Cây lương thực ở nước ta bao gồm: lúa, ngô, khoai, sắn.

Chọn: A.


Câu 4:

21/07/2024

Lúa, ngô, khoai, sắn được xếp vào nhóm cây nào?

Xem đáp án

Lúa, ngô, khoai, sắn là những loại cây lương thực của nước ta.

Chọn: C.


Câu 5:

20/07/2024

Cây lương thực chính ở nước ta là

Xem đáp án

Cây lương thực chính ở nước ta là cây lúa, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu.

Chọn: C.


Câu 6:

18/07/2024

Hai vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta là

Xem đáp án

Hai vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

Chọn: B.


Câu 7:

20/11/2024

Vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Hai vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích và sản lượng lúa cao nhất nước ta.

*Tìm hiểu thêm: "Cây lương thực"

- Gồm cây lúa và các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn.

- Lúa là cây trồng chính ở nước ta: diện tích, năng suất, sản lượng lúa và bình quân lúa đầu người không ngừng tăng lên.

- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

MỘT SỐ TIÊU CHÍ VỀ SẢN XUẤT LÚA CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

 


Câu 8:

23/07/2024

Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của nước ta là

Xem đáp án

Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

Chọn: C.


Câu 9:

21/07/2024

Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là hai vùng

Xem đáp án

Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. -> C đúng.

Hai vùng trọng điểm sản xuất lúa, trồng hoa màu thực phẩm lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. -> A, D sai.

Hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên -> B sai.

Chọn: C.


Câu 10:

20/07/2024

Hiện nay, chăn nuôi bò sữa nước ta có xu hướng phát triển mạnh ở

Xem đáp án

Chăn nuôi bò sữa nước ta đang có xu hướng phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn. Nguyên nhân do nhu cầu cao.

Chọn: D.


Câu 11:

17/07/2024

Vùng nào có đàn bò với quy mô lớn nhất nước ta?

Xem đáp án

 Đàn bò có quy mô lớn nhất là ở Duyên hải Nam Trung Bộ do khu vực này có nhiều đồng cỏ rộng lớn.

Chọn: A.


Câu 12:

23/07/2024

Hình thức chăn nuôi đang được mở rộng phát triển ở nhiều địa phương nước ta là

Xem đáp án

Chăn nuôi công nghiệp đang được mở rộng phát triển ở nhiều địa phương nước ta.

Chọn: B.


Câu 13:

20/07/2024

Đâu không phải đặc điểm của ngành chăn nuôi nước ta?

Xem đáp án

Chăn nuôi công nghiệp đang được mở rộng phát triển ở nhiều địa phương nước ta.

Cơ cấu ngành chăn nuôi ngày càng đa dạng bao gồm nhiều loại vật nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm, dê, cừu,… Chăn nuôi với nhiều mục đích khác nhau: lấy thịt, lấy trứng, lấy sữa, lấy lông,…

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ngày càng tăng nhờ việc áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi, sử dụng nhiều giống vật nuôi mới giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. -> A, B, C là đặc điểm của ngành chăn nuôi nước ta.

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn chiếm tỉ trọng chưa lớn trong nông nghiệp, lớn nhất hiện nay là ngành trồng trọt. -> D không phải đặc điểm của ngành chăn nuôi nước ta.

Chọn: D.


Câu 14:

20/07/2024

Trong thời gian qua, diện tích trồng lúa không tăng nhiều nhưng sản lượng lúa tăng lên nhanh, điều đó chứng tỏ

Xem đáp án

Thâm canh trong nông nghiệp là việc tăng năng suất, sản lượng nông sản trên một đơn vị diện tích bằng cách sử dụng các giống mới có năng suất cao, nâng cao độ phì của đất, áp dụng kĩ thuật sản xuất tiên tiến....

=> Hiện nay ở nước ta, vấn đề thâm canh tăng năng suất đang được chú trọng và áp dụng mạnh mẽ -> góp phần tăng nhanh sản lượng lúa mặc dù diện tích trồng lúa không tăng nhiều.

Chọn: B.


Câu 15:

17/07/2024

Việc đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất đã có ý nghĩa gì đối với ngành trồng lúa nước ta?

Xem đáp án

 Thâm canh là phương thức sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp nhằm tăng năng suất, sản lượng nông sản thông qua các biện pháp/giải pháp nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, đầu tư thêm vốn và kỹ thuật tiên tiến.

Hiện nay ở nước ta, vấn đề thâm canh tăng năng suất đang được chú trọng và áp dụng mạnh mẽ -> góp phần tăng nhanh sản lượng lúa mặc dù diện tích trồng lúa không tăng nhiều.

Chọn: B.


Câu 16:

16/07/2024

Nội dung nào sau đây không là ý nghĩa của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp ở nước ta?

Xem đáp án

Cây công nghiệp có vai trò:

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...).

- Phát triển cây công nghiệp lâu năm với mô hình nông – lâm kết hợp.. cũng góp phần phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, hạn chế xói mòn sạt lở đất, giữ nước ngầm.=> góp phần bải vệ môi trường.

=> Loại đáp án A, B, C

- Cây công nghiệp lâu năm không đóng vai trò cung cấp nguồn thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày (thực phẩm chủ yếu từ cây lương thực, hoa màu và chăn nuôi)

Chọn: D.


Câu 17:

14/09/2024

Việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp có ý nghĩa gì đối với sự chuyển dịch cơ cấu của ngành trồng trọt nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

- Việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp có ý nghĩa phá thế độc canh trong nông nghiệp,với sự chuyển dịch cơ cấu của ngành trồng trọt nước ta

Phá thế độc canh trong nông nghiệp của cây lúa, làm tỉ trọng của cây lúa giảm xuống. Tăng tỉ trọng của các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao như cây công nghiệp, cây ăn quả -> làm thay đổi cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng tích cực

- Cây công nghiệp có vai trò:Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. -> vai trò đối với ngành công nghiệp.

→ A sai.

- Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều...). -> vai trò đối với ngành thượng mại và nền kinh tế. 

→ D sai

- Phát triển cây công nghiệp lâu năm với mô hình nông – lâm kết hợp.

cũng góp phần phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, hạn chế xói mòn sạt lở đất, giữ nước ngầm.=> góp phần bải vệ môi trường. 

→ B sai

* Ngành trồng trọt

- Đặc điểm:

+ Trồng trọt chiếm ưu thế với cây lương thực là chủ yếu.

+ Phát triển vững chắc, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có sự thay đổi (Tỉ trọng cây lương thực giảm; Tỉ trọng cây công nghiệp tăng).

- Nguyên nhân: Sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phục vụ cho xuất khẩu, nhất là sản phẩm cây công nghiệp.

- Ý nghĩa: phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

a) Cây công nghiệp

- Vai trò:

+ Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Phá thế độc canh trong nông nghiệp.

+ Bảo vệ môi trường.

- Cơ cấu:

+ Cây công nghiệp hằng năm gồm: lạc, mía, đậu tương, bông, dâu tằm, thuốc lá.

+ Cây công nghiệp lâu năm gồm: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.

- Phân bố: Tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trên các vùng núi, cao nguyên và bán bình nguyên.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp


Câu 18:

22/07/2024

Trong cơ cấu ngành trồng trọt nước ta, tỉ trọng cây lương thực đang giảm dần và tỉ trọng cây công nghiệp tăng lên,chứng tỏ

Xem đáp án

Trong cơ cấu ngành trồng trọt nước ta có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp. Điều này cho thấy nước ta đang phát huy tốt thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng ->  trước đây chủ yếu sản xuất cây lương thực lúa gạo, hiện nay đã cây công nghiệp => Tạo ra khối lượng lớn các mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị (cà phê, cao su, điều,..) bên cạnh mặt hàng xuất khẩu truyền thống là lúa gạo.

Chọn: A.


Câu 19:

17/07/2024

Trong cơ cấu của ngành trồng trọt nước ta, biểu hiện của việc đa dạng hóa là gì?

Xem đáp án

Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhưng trước đây chủ yếu sản xuất cây lương thực lúa gạo, hiện nay đã có nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả được phát triển.

Chọn: B.


Câu 20:

19/07/2024

Đâu không phải là nguyên nhân khiến cây lúa phân bố rộng khắp các vùng trên lãnh thổ nước ta

Xem đáp án

 Cây lúa phân bố rộng khắp trên lãnh thổ nước ta nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi: đất phù sa màu mỡ, nguồn nước phong phú và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa rất thích hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa. Ngoài ra còn nhờ nguồn lao động trong nông nghiệp dồi dào, có nhiều kinh nghiệm thâm canh cây lúa.

=> Nhận xét A. Đất feralit màu mỡ với diện tích lớn là không đúng.

Chọn: A.


Câu 21:

18/07/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây lúa ở nước ta là

Xem đáp án

 Cây lúa phân bố rộng khắp trên lãnh thổ nước ta nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi: đất phù sa màu mỡ, nguồn nước phong phú và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa rất thích hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa.

Chọn: d.


Câu 22:

23/07/2024

Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển các loại cây ăn quả như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, vú sữa ở Đông Nam Bộ là

Xem đáp án

Các cây ăn quả: sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, vú sữa là những loại cây nhiệt đới => có đặc điểm sinh thái phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm ở Đông Nam Bộ.

=> Điều kiện khí hậu nóng ẩm là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển các loại cây ăn quả như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, vú sữa ở Đông Nam Bộ.

Chọn: C.


Câu 23:

23/07/2024

Nguyên nhân chủ yếu làm cho Trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng chuyên canh cây chè là

Xem đáp án

Cả 3 loại cây đều thích hợp với đất feralit, nguồn nước dồi dào và nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Tuy nhiên 3 loại cây này thích hợp với các kiểu khí hậu khác nhau: cây chè là loại cây của miền cận nhiệt, thích hợp với nhiệt độ ôn hòa; cà phê và cao su là loài cây của miền nhiệt đới, ưa nhiệt ẩm.

Mà khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có một mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có thể phát triển một số loại cây của miền cận nhiệt: chè, cải bắp, súp lơ,…

Chọn: B.


Câu 24:

04/10/2024

Nguyên nhân nào sau đây khiến chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở đồng bằng sông Hồng vì sự phân bố của đàn lợn thường gắn liền với vùng có nhiều hoa màu, lương thực hoặc đông dân.

*Tìm hiểu thêm: "Chăn nuôi lợn"

- Đàn lợn tăng khá nhanh (19,6 triệu con - năm 2019).

- Tập trung ở vùng có nhiều hoa màu lương thực hoặc đông dân: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

 


Câu 25:

18/07/2024

Nguyên nhân chủ yếu giúp cho chăn nuôi gia cầm phát triển ở các khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh ở đồng bằng sông Hồng vì sự phân bố của đàn gia cầm thường gắn liền với vùng có nhiều hoa màu, lương thực hoặc đông dân.

Các khu vực đồng bằng: đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta nên nguồn thức ăn cho đàn gia cầm rất dồi dào từ hoa màu, phụ phẩm lương thực, thủy sản, thức ăn công nghiệp.

- Vùng đồng bằng tập trung dân cư đông đúc, nhiều thành phố đô thị nên nhu cầu tiêu thụ thịt rất lớn.

Chọn: A.


Câu 26:

16/07/2024

Cho biểu đồ:

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của một số nhóm cây trồng giai đoạn 1990 - 2005

Nhận xét nào sau đây không đúng:

Xem đáp án

Nhận xét:

- Giai đoạn 1990 – 2005, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo các nhóm cây trồng đều tăng lên liên tục và ổn định => nhận xét A đúng => loại

- Cây công nghiệp có tốc độ tăng nhanh nhất (382,3%  năm 2005) => nhận xét B đúọa => loại

- Cây lương thực có tốc độ tăng chậm nhất (191,8% năm 2005) và thấp hơn mức trung bình chung (191,8% < 217,5%) => nhận xét C không đúng.

- Cây rau đậu có tốc độ tăng nhanh thứ 2 (256,8% năm 2005 ) và cao hơn mức trung bình chung và cao hơn mức trung bình chung (256,8% > 217,5%) => nhận xét D đúng => loại

Chọn: C.


Câu 27:

22/07/2024

Cho biểu đồ: 

Đặt tên cho biểu đồ trên.

Xem đáp án

Loại biểu đồ là biểu đồ đường. -> B sai.

Đơn vị của các thành phần là % -> A, C sai.

Các đường của biểu đồ đều bắt đầu từ 100%, có 4 thành phần là tổng số, cây lương thực, cây công nghiệp, cây rau đậu. -> biểu đồ tốc độ tăng trưởng. -> D đúng.

Chọn: D.


Câu 28:

22/07/2024

Ở nước ta, chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu do

Xem đáp án

 Ở nước ta, do trình độ khoa học kĩ thuật ngành nông nghiệp chưa phát triển mạnh, việc áp dụng các tiến bộ khoa học trong chăn nuôi còn hạn chế nên giống gia súc gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng tốt còn thấp (đặc biệt là cho yêu cầu xuất khẩu). Do vậy hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao -> chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp.

Chọn: C.


Câu 29:

19/07/2024

Nguyên nhân tự nhiên chủ yếu giúp nước ta có cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng là

Xem đáp án

 Việc lựa chọn các loại cây trồng và vật nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu. Mỗi loại cây trồng, vật nuôi sẽ thích hợp với điều kiện nhiệt độ và lượng mưa khác nhau. Khí hậu phân hóa đa dạng: theo mùa, độ cao, Bắc – Nam và Đông – Tây giúp nước ta phát triển cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng, bao gồm các loại cây của miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

Chọn: C.


Bắt đầu thi ngay