[Năm 2024] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề 8)

  • 6883 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

08/07/2024

Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút của

Xem đáp án

Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút của Báo Người cùng khổ.


Câu 2:

28/10/2024

Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ của Liên Xô là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: A loại vì Liên Xô thực hiện đa nguyên, đa đảng nên làm mất đi vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản.

B loại vì điều này chỉ có trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc.

C loại vì điều này chỉ có ở công cuộc cải tổ của Liên Xô.

D chọn vì cả Liên Xô và Trung Quốc đều tiến hành cải cách khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.

*Tìm hiểu thêm: "Nội dung đường lối cải cách – mở cửa."

- Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, thực hiện cải cách và mở cửa.

- Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN.

- Hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á

 


Câu 3:

22/07/2024

Việc gia nhập ASEAN đã đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn để thực hiện mục tiêu đổi mới đất nước, ngoại trừ việc

Xem đáp án

- Phương án A, B, D loại vì đây là cơ hội khi Việt Nam gia nhập ASEAN.

- Phương án C chọn vì đây không phải là cơ hội mà là thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN.


Câu 4:

19/07/2024

Xu thế toàn cầu hoá trên thế giới là hệ quả của

Xem đáp án

Xu thế toàn cầu hoá trên thế giới là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.


Câu 5:

22/07/2024

Sau khi Liên Xô tan rã (tháng 12/1991), Liên bang Nga

Xem đáp án

Sau khi Liên Xô tan rã (tháng 12/1991), Liên bang Nga được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.


Câu 6:

17/07/2024

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây?

Xem đáp án

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực nhờ tiến hành cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp.


Câu 7:

07/07/2024

Một trong những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là:

Xem đáp án

Một trong những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.


Câu 8:

20/07/2024

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh được mệnh danh là

Xem đáp án

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy”.


Câu 9:

18/07/2024

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức liên kết khu vực, hợp tác trên lĩnh vực

Xem đáp án

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức liên kết khu vực, hợp tác trên lĩnh vực kinh tế và văn hóa.


Câu 10:

19/07/2024

Liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu là

Xem đáp án

Liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NATO.


Câu 11:

07/08/2024

Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là Lần lượt các nước đã trở thành các quốc gia độc lập, tự chủ

- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á là thuộc địa của các nước đế quốc Âu – Mĩ (trừ Thái Lan).

- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á là thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á tận dụng thời cơ khách quan thuận lợi là Nhật đầu hàng Đồng minh để đấu tranh giành độc lập.

=> Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là các nước Đông Nam Á lần lượt các nước đã trở thành các quốc gia độc lập, tự chủ.

→ C đúng.A,B,D sai

* Sự thành lập các quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

a. Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập.

- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều bị chủ nghĩa thực dân phương Tây nô dịch.

- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng đồng minh, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước giành được độc lập hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.

+ 17/8/1945, In-đô-nê-xia tuyên bố độc lập.

+ 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

- Thực dân Âu – Mĩ quay lại tái chiếm Đông Nam Á → nhân dân Đông Nam Á tiến hành kháng chiến chống xâm lược → đầu những năm 50 của thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á giành được độc lập.

- 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân 3 nước Đông Dương giành thắng lợi.

- 1984, Bru-nây giành độc lập.

- 2002, Đông Timo tách khỏi Inđônêxia, trở thành quốc gia độc lập.

b. Lào (1945 – 1975)

- 12/10/1945, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.

- Tháng 3/1946, Pháp trở lại xâm lược Lào.

- 1946 – 1954, nhân dân Lào kháng chiến chống Pháp xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- 1954 – 1975, nhân dân Lào kháng chiến chống Mĩ xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào.


- 2/12/1975, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập.

c. Campuchia (1945 – 1975)

- Tháng 10/1945, Pháp trở lại xâm lược Campuchia. Nhân dân Campuchia kháng chiến chống xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (từ 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia).

- Ngày 9/11/1953, Pháp ký Hiệp ước "trao trả độc lập cho Campuchia" nhưng vẫn chiếm đóng đất nước này.

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ 1954 công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia.

- 1954 - 1970: chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình,trung lập để xây dựng đất nước.

- 1970 - 1975: kháng chiến chống Mỹ.

- 1975 - 1979: nội chiến chống Khơ me đỏ.

- 1979 đến nay: thời kỳ hồi sinh và xây dựng đất nước. Tháng 9/1993, Vương quốc Campuchia được thành lập.

Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á.

a. Nhóm năm nước sáng lập ASEAN.

Sau khi giành độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thông qua việc thực hiện lần lượt 2 chiến lược phát triển kinh tế: chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế hướng ngoại.

 

Chiến lược hướng nội

Chiến lược hướng ngoại

Thời gian

Những năm 50 – 60 của thế kỉ XX

Những năm 60 – 70 của thế kỉ XX

Mục tiêu

Nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ

Khắc phục những hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh.

Nội dung

Đẩy mạnh phong trào các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.

Thu hút vốn, kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.

Thành tựu

Đáp ứng được nhu cầu của nhân dân; phát triển một số ngành công nghiệp chế biến; bước đầu giải quyết được nạn thất nghiệp,…

Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân lớn hơn nông nghiệp; mậu dịch đối ngoại tăng nhanh,…

Hạn chế

Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ; tệ tham nhũng, quan liêu,…

Phụ thuộc vào vốn, thị trường bên ngoài; đầu tư bất hợp lý,…

b. Nhóm các nước Đông Dương.

- Sau khi giành độc lập:phát triển kinh tế tập trung, kế hoạch hóa và đạt một số thành tựu nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn.

 Cuối những năm 1980 – 1990, chuyển dần sang nền kinh tế thị trường.

c. Các nước khác ở Đông Nam Á.

* Bru-nây: Từ giữa những năm 1980, chính phủ tiến hành đa dạng hóa nền kinh tế, để tiết kiệm năng lượng, gia tăng hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

* Mianma: Sau 30 năm thực hiện hành chính sách “hướng nội”, nên tốc độ tăng trưởng chậm. Đến 1988, cải cách kinh tế và “mở cửa”, kinh tế có nhiều khởi sắc. Tăng trưởng GDP là 6,2%(2000).

3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.

a. Bối cảnh ra đời.

- Thứ nhất: sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á bước bào thời kì hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước trong hoàn cảnh khó khăn => xuất hiện nhu cầu liên kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau phát triển.

-Thứ hai: Đông Nam Á là khu vực địa chính trị quan trọng, các cường quốc (Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô,...) luôn tìm cách tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực này => Các nước Đông Nam Á cần thành lập 1 tổ chức liên kết khu vực để hạn chế các ảnh hưởng của cường quốc bên ngoài.

- Thứ ba: tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế hội nhập, liên kết khu vực trên thế giới; thành công của khối thị trường chung châu Âu (EEC).

⇒ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước thành viên: Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Xin-ga-po và Phi-lip-pin.

b. Mục tiêu hoạt động.

- Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình, ỏn định khu vực.

c. Quá trình phát triển.

* Giai đoạn 1967 – 1976: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

* Giai đoạn 1976 – 1991:

- ASEAN hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (In-đô-nê-xia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). Hiệp ức Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản, trong quan hệ giữa các nước:

+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Quan hệ hợp tác giữa các nước được đẩy mạnh trên các lính vực kinh tế và chính trị.

- 1884, Bru-nây tham gia ASEAN.

* Giai đoạn 1991 – nay:

- Quá trình mở rộng thành viên được đẩy mạnh. Đến năm 1999, 10 nước Đông Nam Á đã đứng chung trong một tổ chức.

- Sự kiên kết, hợp tác giữa các nước được tăng cường.

- 2007, Hiến chương ASEAN được kí kết.

- Tháng 12/2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, Cộng đồng ASEAN được thành lập.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

 

 
 

 

 


Câu 12:

08/11/2024

Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 - 1930 là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 - 1930 là Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

- Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Việt Nam đang trong thời kì khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo đấu tranh bởi vì ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, lạc hậu còn con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đang trong quá trình thực tế kiểm nghiệm nhưng cũng dần cho thấy đây không phải là con đường cứu nước phù hợp vì chưa đáp ứng được yêu cầu của lịch sử dân tộc.

- Trong bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc đang trên con đường tìm đường cứu nước cho dân tộc và Người đã tìm ra con đường phù hợp đó là con đường cách mạng vô sản. Điều này được chứng minh bởi thắng lợi đầu tiên là thắng lợi của Cách mạng XHCN tháng Mười Nga năm 1917. Người đánh giá đây là cuộc cách mạng “đến nơi” khi so sánh với cách mạng Pháp và cách mạng Mĩ. Sau này, thực tế lịch sử Việt Nam chứng minh và lựa chọn con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc đã xác định năm 1920 là hoàn toàn đúng đắn. Đây là công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 – 1930.

→ A đúng.B,C,D sai.

* Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

a. Hoạt động tiêu biểu của Nguyễn Ái Quố trong những năm 1919 – 1924

Thời gian

Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

1919

- Gửi “bản yêu sách của nhân dân An Nam” tới Hội nghị Véc-xai.

1920

- TĐọc bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương về những vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin.

- Tham gia Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành việc ra nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua (tháng 12/1920)

1921

- Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.

- Ra báo Người cùng khổ.

- Viết bài cho các báo: Nhân Đạo, Đời sống công nhân,...

1922

- Ở lại Pháp hoạt động cách mạng: nghiên cứu cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác – Lênin, viết bài cho các tờ báo tiến bộ, truyền bá sách báo tiến bộ về Việt Nam, ...

1923

- Sang Liên Xô tham dự Hội nghị quốc tế nông dân.

1924

- Tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.

- Cuối 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) tiếp tục hoạt động cách mạng.

b. Cống hiến của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam (giai đoạn 1919 – 1924)

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

- Xác định được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam – con đường cách mạng vô sản

- Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1931

 

Câu 13:

17/07/2024

Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “năm châu Phi” vì

Xem đáp án

Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “năm châu Phi” vì 17 nước châu Phi tuyên bố giành được độc lập.


Câu 14:

23/07/2024

Trong Liên hợp quốc, cơ quan nào của giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới?

Xem đáp án

Hội đồng Bảo an là cơ quan của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.


Câu 15:

05/07/2024

Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bắt đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?

Xem đáp án

Sự kiện đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác là cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son - Sài Gòn tháng 8/1925. Bởi vì, trước đó, công nhân đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế bằng cách phá hoại máy móc của chủ xưởng, đòi tăng lương, giảm giờ làm. Đây là những hoạt động tự phát với mục tiêu đòi quyền lợi về kinh tế, chưa có tổ chức thống nhất và đường lối đấu tranh cụ thể. Đến năm 1925, cuộc bãi công của công nhân Ba Son đã được đặt dưới sự lãnh đạo của Công hội Bí mật, có tổ chức kết hợp đấu tranh đòi quyền lợi chính trị và kinh tế, có ý thức quốc tế và có tính tổ chức kỉ luật.


Câu 16:

20/07/2024

Từ năm 1973 trở đi, kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng suy thoái, do

Xem đáp án

Từ năm 1973 trở đi, kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng suy thoái, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới (1973).


Câu 17:

20/07/2024

Nội dung nào không phản ánh đúng nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

Xem đáp án

- Nội dung các phương án B, C, D là điểm tương đồng giữa sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

- Nội dung phương án A không phản ánh đúng nét tương đồng giữa sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đây là điểm khác biệt giữa EU với ASEAN do quá trình nhất thể hóa trong khuôn khổ khu vực chỉ diễn ra ở EU.


Câu 18:

23/07/2024

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra từ

Xem đáp án

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX.


Câu 19:

23/07/2024

Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong những năm 1951 - 2000 là

Xem đáp án

Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong những năm 1951 - 2000 là liên minh chặt chẽ với Mĩ.


Câu 20:

11/07/2024

Sự khác nhau cơ bản giữa Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là

Xem đáp án

- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được Nguyễn Ái Quốc thành lập tháng 6/1925 đi theo con đường cách mạng vô sản.

- Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập năm năm 1927 đi theo con đường dân chủ tư sản.


Câu 21:

23/07/2024

Nguyên nhân cơ bản nào khiến quan hệ đồng minh giữa Liên Xô và Mĩ tan vỡ sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?

Xem đáp án

Nguyên nhân cơ bản khiến quan hệ đồng minh giữa Liên Xô và Mĩ tan vỡ sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là sự đối lập về mục tiêu chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô.


Câu 22:

23/08/2024

Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) được triệu tập trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) được triệu tập trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

D đúng 

- A sai vì hội nghị diễn ra khi Chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc, mà đang trong giai đoạn cuối, với các bên chuẩn bị cho việc phân chia quyền lực sau chiến tranh.

- B sai vì hội nghị diễn ra khi chiến tranh thế giới thứ hai đang dần kết thúc, phe Đồng minh đã giành nhiều thắng lợi quan trọng, và các cuộc thảo luận tập trung vào việc định hình trật tự thế giới sau chiến tranh.

- C sai vì hội nghị được triệu tập khi Chiến tranh thế giới thứ hai đã kéo dài nhiều năm và đang trong giai đoạn kết thúc, không phải lúc chiến tranh mới bắt đầu.

*) Bối cảnh:

- Đầu năm 1945 , Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:

+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

⇒ Một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta ( Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11 - 2 – 1945, với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là I. Xtalin (Liên Xô) , Ph. Rudove (Mĩ) và U. Sơcxin (Anh).

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 1 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

U. Sớcsin, Ph. Ru dơ ven, I. Xtalin (từ trái qua phải) tại Hội nghị Ianta


Câu 23:

21/07/2024

Mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chống lại

Xem đáp án

Mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chống lại Liên Xô và các nước XHCN. Điều này được thể hiện rõ trong mục tiêu của chiến lược toàn cầu của Mĩ và ngay trong việc phát động Chiến tranh lạnh.


Câu 24:

18/07/2024

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào sức mạnh vượt trội về kinh tế - quân sự, Chính phủ Mĩ đã đề ra và thực hiện

Xem đáp án

- Về kinh tế: Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất.

- Về quân sự: Mĩ là quốc gia có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản, nắm độc quyền vũ khi nguyên tử

=> Mĩ tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới và đề ra chiến lược toàn cầu để thực hiện mưu đồ này.


Câu 25:

20/07/2024

Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Đông Dương trong hoàn cảnh

Xem đáp án

Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Đông Dương trong hoàn cảnh Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nước Pháp bị thiệt hại nặng nề


Câu 26:

17/07/2024

Tới giữa những năm 70 của thế kỉ XX, công nghiệp của Liên Xô chiếm giữ vị trí

Xem đáp án

Tới giữa những năm 70 của thế kỉ XX, công nghiệp của Liên Xô chiếm giữ vị trí thứ hai thế giới (sau Mĩ).


Câu 27:

19/07/2024

So với giai cấp công nhân ở các nước tư bản phương Tây, giai cấp công nhân Việt Nam có đặc điểm gì khác biệt?

Xem đáp án

- Nội dung các phương án A, C, D là điểm chung giữa giai cấp công nhân ở các nước tư bản phương Tây và giai cấp công nhân Việt Nam.

- Nội dung phương án B phản ánh điểm khác biệt giữa giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản phương Tây. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, lúc này, tư sản mới chỉ là tầng lớp. Phải đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai thì tư sản Việt Nam mới trở thành giai cấp.


Câu 28:

17/07/2024

Năm 1945, những quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập?

Xem đáp án

Năm 1945, Inđônêxia, Việt Nam, Lào là ba quốc gia ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập.


Câu 29:

13/07/2024

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành kinh tế nào?

Xem đáp án

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nông nghiệp.


Câu 30:

21/07/2024

Đánh dấu sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam là tờ báo nào?

Xem đáp án

Báo Thanh niên ra đời ngày 21/6/1925 đã đánh dấu sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam.


Câu 31:

21/07/2024

Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới thường được gọi là trật tự

Xem đáp án

Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới thường được gọi là trật tự hai cực Ianta.


Câu 32:

13/10/2024

Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Khi Hội nghị Ianta diễn ra, vấn đề căng thẳng và gây ra nhiều tranh cãi nhất là việc phân chia phạm vi đóng quân và ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận. (Vì Anh đứng về phía Mĩ nên ta chỉ xét Mĩ và Liên Xô). Trong đó: Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khi nguyên tử còn Liên Xô là nước có lực lượng quân sự hùng mạnh bậc nhất thế giới. => Hai bên có thực lực ngang nhau và đều có đóng góp quan trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

C đúng 

- A sai vì cả ba cường quốc Liên Xô, Mỹ và Anh đều có chung mục tiêu trong việc đánh bại các chế độ này, coi đó là nhiệm vụ quan trọng để bảo đảm hòa bình và ổn định thế giới sau chiến tranh.

- B sai vì cả ba cường quốc Liên Xô, Mỹ và Anh đều nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo ra một tổ chức quốc tế nhằm ngăn chặn chiến tranh và bảo đảm hòa bình lâu dài sau Thế chiến II.

- D sai vì ba cường quốc Liên Xô, Mỹ và Anh đều có sự thống nhất trong việc cần phải tái thiết các quốc gia bị chiến tranh tàn phá và phân chia tài nguyên thu được từ chiến thắng.

Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ và Anh tại Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) là phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận, đặc biệt là ở châu Âu. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các cường quốc này đều có lợi ích riêng và mong muốn củng cố vị trí địa chính trị của mình trong khu vực. Liên Xô, với quân đội mạnh mẽ ở Đông Âu, muốn mở rộng ảnh hưởng và thiết lập các chính phủ thân Liên Xô tại các quốc gia như Ba Lan, Hungary và các nước Baltic. Trong khi đó, Mỹ và Anh lo ngại rằng sự mở rộng này sẽ dẫn đến sự hình thành của một “bức màn sắt” ngăn cách châu Âu.

Tranh cãi nảy sinh khi Mỹ và Anh muốn duy trì một châu Âu thống nhất và tự do, trong khi Liên Xô kiên quyết bảo vệ quyền lợi của mình ở Đông Âu. Sự khác biệt trong chiến lược và mục tiêu đã dẫn đến những bất đồng sâu sắc, gây khó khăn trong việc đạt được sự đồng thuận. Cuộc thảo luận về các khu vực chiếm đóng không chỉ đơn thuần là vấn đề quân sự mà còn phản ánh những khác biệt căn bản về hệ tư tưởng và định hướng chính trị giữa các cường quốc. Sự không thống nhất này đã tạo ra những hệ lụy lâu dài cho quan hệ quốc tế trong giai đoạn hậu chiến, dẫn đến sự phân chia thế giới thành hai khối đối kháng trong Chiến tranh Lạnh.


Câu 33:

21/07/2024

Phần lớn số học viên tham gia các lớp huấn luyện, đào tạo của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (Trung Quốc) vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX là

Xem đáp án

Phần lớn số học viên tham gia các lớp huấn luyện, đào tạo của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (Trung Quốc) vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX là tiểu tư sản (thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước).


Câu 34:

08/07/2024

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình Nhật Bản có điểm gì khác biệt so với các nước tư bản Đồng minh chống phát xít?

Xem đáp án

- Nội dung các phương án A, C, D là điểm chung giữa Nhật và các nước tư bản Đồng minh chống phát xít.

- Nội dung phương án B là điểm khác biệt vì Nhật mất hết thuộc địa, là nước bại trận trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.


Câu 35:

23/07/2024

Câu nói “không thành công cũng thành nhân” trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái của tổ chức:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Câu nói “không thành công cũng thành nhân” trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng. Câu nói “Không thành công cũng thành nhân” trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái của tổ chức cách mạng Việt Nam Quốc dân đảng. Cụ thể, nhà cách mạng Nguyễn Thái Học đã phát biểu câu nói nổi tiếng này. Ông là một trong số những người sáng lập Việt Nam Quốc dân đảng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930.

B đúng. 

- A sai vì Tân Việt Cách mạng đảng có câu nói nổi tiếng trong cuộc khởi nghĩa này là "Cầm súng đánh đàn, đàn đánh đạn".

A sai.

- C sai vì tâm tâm xã có câu nói nổi tiếng liên quan đến Tân Việt xã là "Đánh giặc phải tuyệt thực, làm công phải tuyệt tâm".

→ C sai.

- D sai vì hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có câu nói "Tôi đã ăn cơm áo, những đồng chí cũng vậy".

→ D sai.

*) Khởi nghĩa Yên Bái.

- Nguyên nhân:

+ Sau vụ ám sát trùm mộ phu Ba-danh, Pháp tổ chức nhiều cuộc vây ráp, nhiều đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng bị bắt, cơ sở ở các nơi bị phá vỡ.

+ Bị động trước tình thế, những người lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân đảng quyết định hành động.

- Diễn biến:

+ Đêm 9 - 2 - 1930, khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, ở Hà Nội tổ chức ném bom phối hợp.

+ Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa chiếm được trại lính, giết và làm bị thương một số sĩ quan Pháp, nhưng bị quân Pháp phản công tiêu diệt.

+ Các nơi khác, nghĩa quân tạm thời làm chủ mấy huyện lị, nhưng nhanh chóng bị địch phản công chiếm lại.

- Kết quả: khởi nghĩa nhanh chóng thất bại.

- Nguyên nhân thất bại:

+ Khách quan: Thực dân Pháp còn mạnh.

+ Chủ quan: Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu, không vững chắc về tổ chức và lãnh đạo.

- Ý nghĩa lịch sử: cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta với bè lũ cướp nước và tay sai.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

Giải Vở bài tập Lịch sử 9 Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời


Câu 36:

06/07/2024

Giai cấp nào dưới đây tổ chức và lãnh đạo phong trào "chấn hưng nội hóa", "bài trừ ngoại hóa" (1919)?

Xem đáp án

Phong trào "chấn hưng nội hóa", "bài trừ ngoại hóa" (1919) do giai cấp tư sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo.


Câu 37:

22/07/2024

Xu thế hòa hoãn Đông - Tây bắt đầu xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

Xem đáp án

Xu thế hòa hoãn Đông - Tây bắt đầu xuất hiện vào khoảng đầu những năm 70 của thế kỉ XX.


Câu 38:

19/07/2024

Từ sau Chiến tranh thế giới nhất, sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án

Cách mạng tháng Mười Nga, nước Nga Xô viết ra đời tác động mạnh mẽ đến Việt Nam => Cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới diễn ra và thành công, giải phóng và đưa nhân dân Nga đứng lên làm chủ đất nước – là “cuộc cách mạng tới nơi” theo nhận xét của Nguyễn Ái Quốc. Cách mạng tháng Mười đã chỉ ra cho nhân dân thế giới và nhân dân Việt Nam 1 con đường cứu nước mới đó là con đường cách mạng vô sản. Đồng thời, cổ vũ và thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới cũng như ở Việt Nam phát triển.


Câu 39:

12/07/2024

Những giai cấp trong xã hội Việt Nam có từ trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Thực dân Pháp là

Xem đáp án

Những giai cấp trong xã hội Việt Nam có từ trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Thực dân Pháp là nông dân, địa chủ, công nhân.


Câu 40:

20/07/2024

Điểm khác nhau căn bản của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp ở Đông Dương là

Xem đáp án

- Giống nhau: Trong cả hai cuộc khai thác, Pháp đều:

+ Hạn chế phát triển công nghiệp nặng

+ Đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải

+ Kiểm soát, độc chiếm thị trường Việt Nam

- Khác nhau: so với cuộc khai thác lần thứ nhất, ở cuộc khai thác lần thứ hai, Pháp đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam. Chỉ trong vòng 6 năm (1924 – 1929), số vốn đầu tư vào Đông Dương, chủ yếu là vào Việt Nam lên tới khoảng 4 tỉ phrăng.


Bắt đầu thi ngay