Câu hỏi:

06/12/2024 458

Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) là gì?

A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật

B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới

C. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận

Đáp án chính xác

D. Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: C

- Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) là Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận

Khi Hội nghị Ianta diễn ra, vấn đề căng thẳng và gây ra nhiều tranh cãi nhất là việc phân chia phạm vi đóng quân và ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận. (Vì Anh đứng về phía Mĩ nên ta chỉ xét Mĩ và Liên Xô). Trong đó: Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khi nguyên tử còn Liên Xô là nước có lực lượng quân sự hùng mạnh bậc nhất thế giới. => Hai bên có thực lực ngang nhau và đều có đóng góp quan trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

C đúng 

- A sai vì cả ba cường quốc Liên Xô, Mỹ và Anh đều có chung mục tiêu trong việc đánh bại các chế độ này, coi đó là nhiệm vụ quan trọng để bảo đảm hòa bình và ổn định thế giới sau chiến tranh.

- B sai vì cả ba cường quốc Liên Xô, Mỹ và Anh đều nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo ra một tổ chức quốc tế nhằm ngăn chặn chiến tranh và bảo đảm hòa bình lâu dài sau Thế chiến II.

- D sai vì ba cường quốc Liên Xô, Mỹ và Anh đều có sự thống nhất trong việc cần phải tái thiết các quốc gia bị chiến tranh tàn phá và phân chia tài nguyên thu được từ chiến thắng.

Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ và Anh tại Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) là phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận, đặc biệt là ở châu Âu. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các cường quốc này đều có lợi ích riêng và mong muốn củng cố vị trí địa chính trị của mình trong khu vực. Liên Xô, với quân đội mạnh mẽ ở Đông Âu, muốn mở rộng ảnh hưởng và thiết lập các chính phủ thân Liên Xô tại các quốc gia như Ba Lan, Hungary và các nước Baltic. Trong khi đó, Mỹ và Anh lo ngại rằng sự mở rộng này sẽ dẫn đến sự hình thành của một “bức màn sắt” ngăn cách châu Âu.

Tranh cãi nảy sinh khi Mỹ và Anh muốn duy trì một châu Âu thống nhất và tự do, trong khi Liên Xô kiên quyết bảo vệ quyền lợi của mình ở Đông Âu. Sự khác biệt trong chiến lược và mục tiêu đã dẫn đến những bất đồng sâu sắc, gây khó khăn trong việc đạt được sự đồng thuận. Cuộc thảo luận về các khu vực chiếm đóng không chỉ đơn thuần là vấn đề quân sự mà còn phản ánh những khác biệt căn bản về hệ tư tưởng và định hướng chính trị giữa các cường quốc. Sự không thống nhất này đã tạo ra những hệ lụy lâu dài cho quan hệ quốc tế trong giai đoạn hậu chiến, dẫn đến sự phân chia thế giới thành hai khối đối kháng trong Chiến tranh Lạnh.

* Mở rộng:

 HỘI NGHỊ IANTA VÀ NHỮNG THỎA THUẬN CỦA BA CƯỜNG QUỐC

a. Bối cảnh:

- Đầu năm 1945 , Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:

+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

⇒ Một hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Ianta ( Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11 - 2 – 1945, với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là I. Xtalin (Liên Xô) , Ph. Rudove (Mĩ) và U. Sơcxin (Anh).

b. Nội dung hội nghị:

1 - Mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản; trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

2 - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

3 - Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít , phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

- Ở châu Âu:

+ Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liêm xô.

+ Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.

+ Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.

- Ở châu Á:

+ Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

+ Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.

+ Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ.

+ Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

c. Hệ quả:

- Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai  (1945 – 1949)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Câu nói “không thành công cũng thành nhân” trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái của tổ chức:

Xem đáp án » 23/07/2024 3,027

Câu 2:

Nội dung nào không phản ánh đúng nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

Xem đáp án » 20/07/2024 535

Câu 3:

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức liên kết khu vực, hợp tác trên lĩnh vực

Xem đáp án » 18/07/2024 277

Câu 4:

Sau khi Liên Xô tan rã (tháng 12/1991), Liên bang Nga

Xem đáp án » 22/07/2024 273

Câu 5:

Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ của Liên Xô là gì?

Xem đáp án » 28/10/2024 231

Câu 6:

Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Đông Dương trong hoàn cảnh

Xem đáp án » 20/07/2024 225

Câu 7:

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra từ

Xem đáp án » 23/07/2024 220

Câu 8:

So với giai cấp công nhân ở các nước tư bản phương Tây, giai cấp công nhân Việt Nam có đặc điểm gì khác biệt?

Xem đáp án » 19/07/2024 219

Câu 9:

Trong Liên hợp quốc, cơ quan nào của giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới?

Xem đáp án » 23/07/2024 212

Câu 10:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành kinh tế nào?

Xem đáp án » 13/07/2024 206

Câu 11:

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây?

Xem đáp án » 17/07/2024 202

Câu 12:

Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “năm châu Phi” vì

Xem đáp án » 17/07/2024 200

Câu 13:

Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là gì?

Xem đáp án » 07/08/2024 198

Câu 14:

Năm 1945, những quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập?

Xem đáp án » 17/07/2024 196

Câu 15:

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh được mệnh danh là

Xem đáp án » 20/07/2024 194

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »