[Năm 2024] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (20 đề)
[Năm 2024] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề 5)
-
7265 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Nguyên nhân sâu xa của việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX là?
- Về phía Pháp: Đến giữa thế kỉ XIX, nước Pháp phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa (Pháp đang cần nguyên liệu, vốn, thị trường), càng ráo riết tìm cách đánh chiếm Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực Đông Nam Á => Nguyên nhân sâu xa của việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX.
- Về phía Việt Nam: là nước giàu tài nguyên, nhân công dồi dào; vị trí địa lí quan trọng; chế độ phong kiến đang suy yếu, khủng hoảng.
Đáp án A, B, C loại vì đây là nguyên nhân trực tiếp.
Câu 2:
18/07/2024Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến việc Mĩ và Liên Xô đi đến chấm dứt Chiến tranh lạnh?
Sở dĩ Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là do:
- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn 4 thập niên đã làm cho cả Mĩ và Liên Xô quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” của họ trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.
- Nhiều khó khăn và thách thức to lớn đặt ra trước hai nước do sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu…
Câu 3:
21/07/2024Giai cấp mới nào được hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929)?
- Giai cấp cũ trong xã hội là nông dân và địa chủ.
- Giai cấp xuất hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần 1 là công nhân; còn tư sản và tiểu tư sản mới chỉ là tầng lớp. Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp thì tư sản đã trở thành 1 giai cấp.
Câu 4:
18/07/2024Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu liên kết lại với nhau dựa trên những điểm tương đồng nào?
- Đáp án A loại vì tham gia EU có nước Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch… theo thể chế quân chủ lập hiển còn các khác lại theo thể chế cộng hòa.
- Đáp án B, D loại vì ngoài những nét giống nhau về văn hóa thì mỗi nước lại có một bản sắc văn hóa riêng nên không thể đánh giá là có chung nền văn hóa.
- Đáp án C chọn vì các nước Tây Âu có sự tương đồng về văn hóa, trình độ phát triển và khoa học kĩ thuật.
Câu 5:
22/07/2024Bản hiệp ước nào đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế đối với cuộc tình lược Việt Nam của thực dân Pháp?
Từ bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) là bước đầu hàng đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn trước thực dân Pháp, triều đình đã lần lượt kí vơi Pháp các bản Hiệp ước Giáp Tuất (1874), Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884). Với Hiệp ước Patơnốt, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược Việt Nam => Hiệp ước Patơnốt cũng là hiệp ước đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế đối với cuộc tình lược Việt Nam của thực dân Pháp.
Câu 6:
22/07/2024Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc (13/08/1945) có viết: “Hỡi quốc dân để bào!..Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kể chúng ta đã ngã gục ..”. Đoạn trích trên cho biết:
- Thời cơ để tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945:
+ Kẻ thù đã suy yếu: lúc này quân Nhật đã đầu hàng Đồng minh, bọn tay sai đã rệu rã.
+ Đảng lãnh đạo có quyết tâm cao: thể hiện trong việc thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và ra quân lệnh số 1, phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước.
+ Nhân dân đã sẵn sàng nổi dậy đấu tranh: qua các phong trào 1930 – 1931, 1936 – 1939, cao trào kháng Nhật cứu nước,… quần chúng đã sẵn sàng nổi dậy giành chính quyền.
=> Như vậy:
- Đáp án A chọn vì thời cơ cách mạng đã chín muồi.
- Đáp án B loại vì lúc này đã hội tụ đầy đủ yếu tố tiến hành Tổng khởi nghĩa.
- Đáp án C loại vì giai đoạn tiền khởi nghĩa được xác định từ Hội nghị TƯ 8 (5/1941) đến trước khi Nhật đảo chính Pháp.
- Đáp án D loại vì Cách mạng tháng Tám thành công được khẳng định với Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội).
Câu 7:
23/07/2024Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của đế quốc Âu – Mĩ.
Câu 8:
23/07/2024Nội dung nào sau đây là một trong những điểm của phong trào cách mạng 1930 - 1931?
- Đáp án A chọn vì sau khi thành lập đầu năm 1930, phong trào cách mạng 1930 – 1931 là phong trào đầu tiên do Đảng ta lãnh đạo.
- Đáp án B loại vì mục tiêu là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc => nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất, chưa nêu vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Đáp án C loại vì trong các tầng lớp nhân dân cần phải kể đến 1 bộ phận là đối tượng của cách mạng là đại địa chủ tay sai, tư sản mại bản.
- Đáp án D loại vì ngay từ giai đoạn đầu thế kỉ XX, công nhân Việt Nam đã có các cuộc bãi công, tiêu biểu là bãi công Ba Son tháng 8/1925 hay đến năm 1928 khi các hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện phong trào vô sản hóa thì công nhân đã có các hoạt động bãi công rộng lớn ở nhiều nơi trên cả nước.
Câu 9:
20/07/2024“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do và độc lập ấy”. Đoạn tư liệu trên được trích trong văn kiện nào?
“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do và độc lập ấy”. Đoạn tư liệu trên được trích trong văn kiện Tuyên ngôn độc lập.
Câu 10:
17/07/2024Từ cuối năm 1950, để đánh phá hậu phương của ta, ngoài biện pháp quân sự, Đờ Lát đơ Tátxinhi còn sử dụng biện pháp gì?
Từ cuối năm 1950, để đánh phá hậu phương của ta, ngoài biện pháp quân sự, Đờ Lát đơ Tátxinhi còn sử dụng biện pháp chiến tranh tâm lí, chiến tranh kinh tế. Trong đó, chiến tranh tâm lí là đánh vào tâm lí dưới hình thức chiêu hồi, dụ hàng là chủ yếu. Còn chiến tranh kinh tế là phá hoại kinh tế ở cả hậu phương và tiền tuyến.
Câu 11:
19/07/2024Nội dung nào không phải hệ quả của cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX?
- Nội dung các đáp án A, B, C là hệ quả của cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX.
- Nội dung đáp án D không phải là của cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX. Sự khủng hoảng và sụp đổ của hệ thống XHCN là xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do mô hình chưa đúng đắn chưa phù hợp.
Câu 12:
22/07/2024Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám (1945)?
- Đáp án A, B, C là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám (1945).
- Đáp án D không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám (1945) vì ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 thì Nhật đã độc chiếm Đông Dương và ta giành lại độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.
Câu 13:
02/01/2025Nhân tố chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Nhân tố chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là “Chiến tranh lạnh”.
*Tìm hiểu thêm: "Biểu hiện của sự đối đầu Đông – Tây."
* Đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa hai siêu cường Xô – Mĩ.
- Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
- Mỹ: Chủ trương chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, mưu đồ làm bá chủ toàn cầu.
* Đối lập về kinh tế - chính trị giữa các nước Đông Âu - Tây Âu.
- Tháng 6/1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Macsan” nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh kinh tế - chính trị nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
⇒ Ở Châu Âu xuất hiện sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa hai khối nước: Tây Âu – tư bản chủ nghĩa và Đông Âu – xã hội chủ nghĩa.
* Đối lập về quân sự giữa các nước Đông Âu – Tây Âu.
- Tháng 4/1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va, đây là một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
⇒ Sự ra đời của NATO và khối Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe.
⇒ Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
Câu 14:
06/07/2024Nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) của nhân dân ta là gì?
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Truyền thống yêu nước.
+ Sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Sự đoàn kết của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo chung của Đảng.
- Nguyên nhân khách quan: chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã tạo điều kiện khách quan thuận lợi để ta tiến hành Tổng khởi nghĩa.
=> Nguyên nhân chủ quan luôn đóng vai trò quyết định, mà cụ thể là sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nếu không có sự lãnh đạo của Đảng trong việc đoàn kết nhân dân tập dượt lâu dài 15 năm từ 1930 – 1945 với các phong trào 1930 - 1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945 và sự nhạy bén chớp thời cơ khi phát xít Nhật đầu hàng Đông minh để lãnh đạo nhân dân nhanh chóng đấu tranh giành độc lập trước khi quân Đồng minh kéo vào nước ta thì chắc chắn dù có điều kiện khách quan thuận lợi đến đâu ta cũng không thể giành được độc lập. Xét ngay trong khu vực Đông Nam Á, cùng trong bối cảnh khách quan thuận lợi là phát xít Nhật đầu hnagf Đồng minh, chỉ có 3 nước In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào là giành được độc lập.
Câu 15:
21/07/2024Trong cao trào cách mạng 1930 - 1931, để tập hợp nhân dân, Đảng đã thành lập tổ chức này sau đây?
Giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo mà đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh đang diễn ra sôi nổi và rầm rộ trong cả nước, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị về vấn đề thành lập Hội phản đế Đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam.
Câu 16:
22/07/2024Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) tác động như thế nào đến tình hình miền Bắc nước ta?
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) đã chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 17:
08/07/2024Theo nghị quyết của Hội nghị Pốtxđam, quân đội những nước nào sẽ làm nhiệm vụ giải giáp chủ nghĩa phát xít ở Đông Dương?
Theo nghị quyết của Hội nghị Pốtxđam, quân đội Anh và Trung Hoa Dân quốc sẽ làm nhiệm vụ giải giáp chủ nghĩa phát xít ở Đông Dương.
Câu 18:
14/07/2024“Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”. Đoạn trích trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phản ánh
“Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”. Đoạn trích trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phản ánh quyết tâm xâm lược của thực dân Pháp đối với nước ta.
Câu 19:
19/07/2024Hoạt động nào không nằm trong chủ trương “vô sản hoá” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?
- Nội dung các đáp án A, B, C là hoạt động nằm trong chủ trương “vô sản hoá” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- Nội dung đáp án D không phải là hoạt động nằm trong chủ trương “vô sản hoá” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 20:
16/07/2024Nội dung nào không phải là quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945)?
- Nội dung đáp án A, C, D là quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945).
- Nội dung đáp án B không phải là quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945). Việc thành lập khối Đồng minh chống phát xít được thực hiện năm 1942.
Câu 21:
20/07/2024Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?
Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.
Câu 22:
17/07/2024Văn kiện nào sau đây có ý nghĩa to lớn như lời “hịch cứu quốc”, như “mệnh lệnh chiến đấu" của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
- Sau Hiệp định Sơ bộ, trong khi ta nghiêm chỉnh thực hiện các điều khoản đã được kí kết thì thực dân Pháp lại bội ước và đỉnh điểm là việc chúng gửi tối hậu thư ngày 18/12/1946 cho ta. Nếu lúc này ta tiếp tục nhân nhượng thì sẽ mất nước.
- Trong bối cảnh đó, Ban Thường vụ TƯ Đảng đã họp và quyết định phát động cả nước kháng chiến. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (12/1946) có ý nghĩa to lớn như lời “hịch cứu quốc”, như “mệnh lệnh chiến đấu" của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu 23:
23/07/2024Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam đầu thế kỉ XX là
- Đáp án A loại vì lúc này khuynh hướng vô sản ngày càng phát triển và dần chiếm ưu thế.
- Đáp án B chọn vì lúc này tồn tại song song 2 khuynh hướng là dân chủ tư sản và vô sản trong phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam đầu thế kỉ XX. Trong đó, khuynh hướng dân chủ tư sản thì dần dần mất đi vai trò của mình và khuynh hướng vô sản ngày càng chứng tỏ sự phù hợp của mình đối với những yêu cầu mà lịch sử dân tộc đã đặt ra.
- Đáp án C, D loại vì chỉ là 1 bộ phận nhỏ của phong trào yêu nước.
Câu 24:
20/07/2024Tháng 6/1950, ta chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích cơ bản gì?
Tháng 6/1950, ta chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung.
Câu 25:
21/07/2024Thắng lợi nào có ý nghĩa kết thúc hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam?
Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết đã kết thúc hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam.
Câu 26:
05/07/2024Kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương được Đảng xác định trong thời kì 1936 - 1939 là
Kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương được Đảng xác định trong thời kì 1936 - 1939 là phản động thuộc địa Pháp và tay sai.
Câu 27:
12/07/2024Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập trong bối cảnh
Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập trong bối cảnh sau khi giành độc lập, nhiều nước Đông Nam Á muốn vươn lên phát triển nhưng gặp nhiều khó khăn nên các nước này nhận thấy cần phải hợp tác với nhau để cùng phát triển.
Câu 28:
28/08/2024Năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập nhằm mục tiêu gì?
Đáp án đúng là: B
Năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
B đúng
- A sai vì mặc dù hợp tác phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, và văn hóa là mục tiêu của ASEAN, năm 1967, tổ chức này chủ yếu được thành lập để duy trì hòa bình và ổn định khu vực Đông Nam Á. Các lĩnh vực hợp tác khác như kinh tế và văn hóa đã được mở rộng và phát triển sau khi ASEAN được thành lập.
- C sai vì năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập chủ yếu nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực, không phải chỉ để giải quyết vấn đề chiến tranh ở Đông Dương. Mặc dù ASEAN có vai trò trong việc giảm căng thẳng khu vực, giải quyết xung đột Đông Dương không phải là mục tiêu chính khi tổ chức này được thành lập.
- D sai vì năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập không nhằm tăng cường ảnh hưởng của các cường quốc đối với khu vực mà để thúc đẩy hòa bình, ổn định, và hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam Á. ASEAN tập trung vào việc giải quyết các vấn đề nội bộ và tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên thay vì ảnh hưởng từ các cường quốc bên ngoài.
Năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với mục tiêu chính là thúc đẩy hợp tác và phát triển kinh tế, văn hóa, và duy trì hòa bình và ổn định khu vực Đông Nam Á. Sự ra đời của ASEAN nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác khu vực trong bối cảnh chiến tranh lạnh và bất ổn chính trị. Các nước thành viên sáng lập bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái Lan, với mục tiêu cùng nhau giải quyết các vấn đề chung như xung đột khu vực, phát triển kinh tế bền vững, và xây dựng một cộng đồng hòa bình. ASEAN đã mở rộng thành viên và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và hợp tác ở Đông Nam Á.
Câu 29:
19/07/2024Từ ngày 06/01 đến ngày 08/02/1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc) đã diễn ra sự kiện thành lập
Từ ngày 06/01 đến ngày 08/02/1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc) đã diễn ra sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 30:
20/07/2024Một trong những tác động tiêu cực của cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX là gì?
- Đáp án D chọn vì một trong những tác động tiêu cực của cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX là: Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.
- Các đáp án còn lại là tác động tích cực.
Câu 31:
11/07/2024Mục tiêu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau Cách mạng thánh Tám là
- Đáp án A chọn vì mục tiêu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau Cách mạng thánh Tám là lật đổ chính quyền non trẻ vừa mới thành lập ở nước ta sau thắng lợi của cách mạng.
- Đáp án B loại vì chỉ có Việt Quốc, Việt Cách không dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam.
- Đáp án C loại vì loại vì chính phủ Trần Trọng Kim là tay sai của phát xít Nhật, đã sụp đổ trong Cách mạng tháng Tám.
- Đáp án D Mĩ tiến hành chiến tranh ở Việt Nam sau khi Pháp đã thất bại, cụ thể là sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 thì Mĩ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam để thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, biến miền Nam thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
Câu 32:
15/07/2024Trong “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng cốt lõi là
Tư tưởng cốt lõi trong “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là độc lập và tự do.
Câu 33:
18/07/2024Lí do nào là quan trọng nhất để Đảng chủ trương: “Khi thì tạm thời hoà hoãn với Trung Hoa Dân quốc để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc” trong giai đoạn 1945- 1946?
Chính quyền cách mạng thành lập sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 còn non trẻ không thể cùng lúc chống lại hai kẻ thù mạnh nên ban đầu ta kiên quyết chống Pháp khi chúng quay trở lại xâm lược Nam Bộ và chọn hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc nhưng sau khi Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc kí Hiệp ước Hoa – Pháp ngày 28/2/1946 thì ta đã chọn tạm hòa hoãn với quân Pháp qua việc kí kết Hiệp định Sơ bộ để đuổi 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước.
Câu 34:
21/07/2024Một trong những lí do khiến Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng Tám 1945?
Lịch sử Việt Nam từ năm 1939 đến năm 1945 diễn ra quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng. Mở đầu quá trình này là Hội nghị tháng 11/1939, chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và hoàn chỉnh là Hội nghị Trung ương 8 (5-1941), giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc.
=> Chính vì thế, hội nghị tháng 8/1941 có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 35:
21/07/2024Bài học nào của Cách mạng tháng Tám 1945 được áp dụng để giải quyết những vấn đề có ý nghĩa sống còn của nước ta hiện nay?
- Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam cần nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, đó là vấn đề sống còn đối với Đảng và nhân dân ta.
- Một trong những bài học của Cách mạng tháng Tám là năm bắt tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ trương, biện pháp cách mạng phù hợp.
=> Bài học của Cách mạng tháng Tám 1945 được áp dụng để giải quyết những vấn đề có ý nghĩa sống còn của nước ta hiện nay là: Dự đoán, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.
Câu 36:
23/07/2024Nhận định nào không đúng về hậu phương trong kháng chiến chống Pháp?
- Nội dung các đáp án A, C, D là nhận định đúng về hậu phương trong kháng chiến chống Pháp.
- Nội dung đáp án B loại vì ngay cả trong vùng kháng chiến vẫn có hậu phương và hậu phương không phân biệt được ranh giới rạch ròi với tiền tuyến.
Câu 37:
09/09/2024Nội dung nào sau đây là một trong những điểm mới của phong trào cách mạng 1930-1931?
Đáp án đúng là: C
Nó phản ánh sự chuyển mình từ đấu tranh tự phát, nửa vời sang một phong trào cách mạng có tổ chức, mục tiêu rõ ràng và phương pháp đấu tranh mạnh mẽ, triệt để hơn.
C đúng
- A sai vì phong trào này chủ yếu tập trung vào giai cấp công nhân và nông dân, chưa thu hút được sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp khác trong xã hội.
- B sai vì đây là mục tiêu đã được xác định từ trước, trong khi phong trào này tập trung vào việc đổi mới phương pháp đấu tranh và tổ chức cách mạng.
- D sai vì các hình thức đấu tranh này đã xuất hiện trước đó, nhưng phong trào 1930-1931 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ và có tổ chức hơn của các hoạt động này.
*Các phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước năm 1930:
- Diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo các tầng lớp.
- Công nhân và nông dân đã tiến hành biểu tình, bãi công.
- Mục tiêu là chống Pháp và phong kiến để giành độc lập.
*Điểm mới của phong trào 1930 – 1931 là đây là phong trào triệt để, quyết liệt. Biểu hiện:
- Nhằm đúng kẻ thù của dân tộc: đế quốc + phong kiến => không ảo tưởng về kẻ thù.
- Kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang để đi đến đỉnh cao.
- Thành lập chính quyền – vấn đề cơ bản của 1 cuộc cách mạng.
Câu 38:
19/07/2024Quan hệ quốc tế chưa bao giờ được mở rộng và đa dạng như nửa sau thế kỷ XX là do
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, từ quan hệ đồng minh thì Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu do mâu thuẫn về mục tiêu và chiến lược phát triển. Tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường Mĩ – Xô và hai phe do hai siêu cường này đứng đầu đã kéo dài hơn 4 thập niên. Đến năm 1991, khi Liên Xô sụp đổ thì trật tự hai cực cũng tan rã. Thế giới chuyển dần sang xu thế hòa dịu, đối thoại và phát triển. Vì thế, so với giai đoạn trước, chưa bao giờ quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng như trong nửa sau thế kỉ XX.
Câu 39:
12/07/2024Điểm khác biệt của các nước Mĩ Latinh so với các nước ở châu Á và châu Phi ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước ở Mĩ Latinh sớm giành được độc lập từ tay Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ đầu thế kỉ XIX, nhưng sau đó lại lệ thuộc và Mĩ. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ đã biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ. Cũng vì thế, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. => Điểm khác biệt của các nước Mĩ Latinh so với các nước ở châu Á và châu Phi ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là giành độc lập từ sớm, nhưng lệ thuộc Mĩ.
Câu 40:
17/07/2024Phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam đầu thế kỉ XX có đặc điểm nổi bật là
- Đáp án A loại vì lúc này khuynh hướng vô sản ngày càng phát triển và dần chiếm ưu thế.
- Đáp án C chọn vì lúc này tồn tại song song 2 khuynh hướng là dân chủ tư sản và vô sản trong phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam đầu thế kỉ XX. Trong đó, khuynh hướng dân chủ tư sản thì dần dần mất đi vai trò của mình và khuynh hướng vô sản ngày càng chứng tỏ sự phù hợp của mình đối với những yêu cầu mà lịch sử dân tộc đã đặt ra.
- Đáp án B, D loại vì chỉ là 1 bộ phận của phong trào yêu nước nên không thể đánh giá là đặc điểm của phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Bài thi liên quan
-
[Năm 2024] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề 1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2024] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề 2)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2024] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2024] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2024] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề 6)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2024] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề 7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2024] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề 8)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2024] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2024] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề 10)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
[Năm 2024] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề 11)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-