Trang chủ Lớp 12 Hóa học Đề thi Hóa Học 12 giữa kì 2 có đáp án

Đề thi Hóa Học 12 giữa kì 2 có đáp án

Đề thi Hóa Học 12 giữa kì 2 có đáp án (đề 7)

  • 2824 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024
Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam K vào 180 gam H2O, thu được dung dịch có nồng độ phần trăm là
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Giải thích:

2K + 2H2O 2KOH + H2­.

nK = 0,2 (mol)

 nKOH = nK = 0,2 (mol); nH2=12nK=0,1 mol (mol).

Khối lượng dung dịch sau phản ứng:

mdd(sau pư) = mK + mH2O- mH2= 7,8 + 180 – 0,1×2 = 187,6 (gam).

C%(KOH) = 0,2x56187,6x100%=5,97%.


Câu 2:

20/07/2024

Ở nhiệt độ cao, CO khử được oxit nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Giải thích:

Ở nhiệt độ cao, CO chỉ khử được oxit của kim loại có tính khử trung bình hoặc yếu như Zn, Cu, Fe, Ni, …

Ở nhiệt độ cao, CO khử được oxit Fe2O3.

3CO + Fe2O3 t0 3CO2 + 2Fe


Câu 3:

19/07/2024

Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Giải thích:

Những kim loại hoạt động hóa học mạnh như K, Na, Ca, Mg, Al được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất của kim loại, nghĩa là khử ion kim loại bằng dòng điện.

2NaCl dien phan nong chay2Na + Cl2­


Câu 4:

21/07/2024

Chất nào sau đây trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Giải thích:

Liên kết ba (NºN) trong phân tử N2 rất bền, ở 3000oC nó vẫn chưa bị phân hủy rõ rệt thành các nguyên tử. Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hóa học.

N2 trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại.


Câu 5:

21/07/2024

Chọn phát biểu đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Giải thích:

Cấu hình electron của nguyên tử Al (Z = 13): 1s22s22p63s23p1.

Nguyên tử Al có electron cuối cùng điền vào phân lớp p Al là nguyên tố p.

Nguyên tử Al có phân lớp ngoài cùng là 3p1 (có 1 electron).

Nguyên tử Al có 3 lớp electron:

+ Lớp thứ nhất, lớp K (n = 1): có 2 electron.

+ Lớp thứ 2, lớp L (n = 2): có 8 electron.

+ Lớp thứ 3, lớp M (n = 3): có 3 electron.

Nguyên tử Al có 3 electron ở lớp ngoài cùng.


Câu 6:

18/07/2024

Chọn phát biểu đúng:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Giải thích:

Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp là do kim loại kiềm có mạng tinh thể lập phương tâm khối, cấu trúc tương đối rỗng. Mặt khác, trong tinh thể các nguyên tử và ion liên kết với nhau bằng liên kết kim loại yếu. Vì vậy, kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

Loại B, vì: Be(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính.

Loại C, vì: Từ Li đến Cs phản ứng với nước xảy ra ngày càng mãnh liệt. Na bị nóng chảy và chạy trên mặt nước. K tự bùng cháy, Rb và Cs phản ứng mãnh liệt khi tiếp xúc với nước.

Loại D, vì: Các kim loại kiềm thổ chỉ đều có 2 electron ở lớp ngoài cùng.


Câu 7:

18/07/2024

Phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích:

Phát biểu sai: Al3+ trong dung dịch AlCl3 bị khử bởi Na.

Vì kim loại Na tác dụng mạnh với nước trong dung dịch ® không khử được Al3+ trong dung dịch AlCl3.

Phương trình minh họa:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O


Câu 8:

19/07/2024

Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với oxi tạo ra peoxit?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích:

Kim loại Na có thể tác dụng với oxi tạo ra peoxit:

2Na + O2 Na2O2 (Natri peoxit)


Câu 9:

19/07/2024

Natri hiđrocacbonat được dùng làm bột nở trong công nghiệp thực phẩm, dùng chế thuốc chữa đau dạ dày. Công thức của natri hiđrocacbonat

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Giải thích:

Công thức của natri hiđrocacbonatNaHCO3.  


Câu 10:

19/07/2024
Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là:
Xem đáp án

Chọn đáp án D

Giải thích:

Điện phân dung dịch dùng để điều chế các kim loại hoạt đông trung bình hoặc yếu bằng cách điện phân dung dịch của chúng.

Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là: Cu và Ag.


Câu 11:

18/07/2024

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ăn mòn hoá học?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích:

Ăn mòn hoa học là quá trình oxi hóa – khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.

Ăn mòn hóa học không làm phát sinh dòng điện.


Câu 12:

21/07/2024

Trong nhóm IA, đại lượng vật lí nào sau đây biến đổi giảm dần theo chiều tăng điện tích hạt nhân?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Giải thích:

Trong nhóm IA, nhiệt độ nóng chảy giảm dần theo chiều tăng điện tích hạt nhân.


Câu 13:

18/07/2024

Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Giải thích:

Tác hại của nước cứng:

+ Giặt quần áo bằng xà phòng trong nước cứng sẽ tạo ra muối không tan bám trên vải sợi, làm cho quần áo mau mục.

+ Nước cứng làm cho xà phòng có ít bọt, làm giảm khả năng tẩy rửa của nó.

+ Nếu dùng nước cứng để nấu thức ăn, sẽ làm cho thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị.

+ Nước cứng cũng gây tác hại cho các ngành sản xuất, như tạo ra các cặn trong nồi hơi, gây lãng phí nhiên liệu và không an toàn.

+ Nước cứng gây ra hiện tượng làm tắc ống dẫn nước nóng trong sản xuất và trong đời sống.

+ Nước cứng cũng làm hỏng nhiều dung dịch cần pha chế.

Nước cứng không chứa chất độc, không gây ngộ độc nước uống.


Câu 14:

22/07/2024

Nguyên tắc điều chế kim loại là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Giải thích:

Nguyên tắc điều chế kim loại là thực hiện quá trình khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.

Mn+ + ne M


Câu 15:

19/07/2024

Cho kim loại X vào dung dịch H2SO4 loãng thu được khí và kết tủa. X là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Giải thích:

X là Ba.

Phương trình hóa học: Ba + H2SO4 BaSO4¯ + H2­.


Câu 16:

20/07/2024

Điện phân nóng chảy hoàn toàn 5,85 g NaCl, sau phản ứng thể tích khí Cl2 thu được (ở đktc)

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Giải thích:

Phương trình điện phân: 2NaCl dien phan nong chay 2Na + Cl­2­.

nNaCl = 0,1 (mol).

nCl2=nNaCl2=0,05(mol) VCl2= 0,05×22,4 = 1,12 (lít).


Câu 17:

19/07/2024

Kim loại nào sau đây có khả năng tự tạo ra màng oxit bảo vệ khi để ngoài không khí ẩm?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích:

Kim loại Zn có khả năng tự tạo ra màng oxit mỏng ZnO bảo vệ bề mặt khi để ngoài không khí ẩm.


Câu 18:

21/07/2024

Nhôm không có tính chất nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Giải thích:

Nhôm là kim loại có màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng. Có thể dát được lá nhôm mỏng 0,01 mm dùng để gói thực phẩm.

Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.


Câu 19:

18/07/2024

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Giải thích:

Phát biểu đúng: CaSO4.H2O được dùng để nặn tượng.

Loại A, vì: Thạch cao nung (CaSO4.H2O hoặc CaSO4.0,5H2O) thường được đúc tượng, đúc các mẫu chi tiết tinh vi dùng trang trí nội thất, làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương, ...

Loại B, vì: CaCO3 là thành phần chính của vỏ sò.

Loại D, vì: Ca(OH)2 thường dùng để khử chua đất trồng trọt.


Câu 20:

18/07/2024

Cho 2,24 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 10 gam hỗn hợp X gồm ZnO và Al2O3. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Giải thích:

CO không khử được Al2O3.

Phương trình hóa học: CO + ZnO t0 Zn + CO2­.

nZnO = nCO = 0,1 (mol).

mAl2O3= mX – mZnO = 10 – 0,1×81 = 1,9 (gam).

%mAl2O3=1,910x100%=19%.


Câu 21:

19/07/2024

Sục 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 0,2 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là       

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Giải thích:

nCO2=0,4 (mol)nCa(OH)2=0,2 (mol)

Nhận xét: nCO2nCa(OH)2=2  Tạo muối Ca(HCO3)2, không tạo kết tủa CaCO3.

2CO2 + Ca(OH)2 Ca(HCO3)2 (CO2 và Ca(OH)2 phản ứng vừa đủ).

mCaCO3= 0 (gam).


Câu 22:

20/07/2024

Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Giải thích:

Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại Zn.

Phần vỏ tàu thép là cực dương, các lá Zn là cực âm.

+ Ở anot (-): Zn bị oxi hóa (Zn Zn2+ + 2e).

+ Ở catot (+): O2 bị khử (2H2O + O2 + 4e 4OH-).

Kết quả là vỏ tàu được bảo vệ, Zn là “vật hi sinh”, nó bị ăn mòn.


Câu 23:

21/07/2024

Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối được gọi là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Giải thích:

Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối được gọi là phương pháp thủy luyện.

Ví dụ: Cu +2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag.


Câu 24:

18/07/2024

Phản ứng hóa học nào xảy ra trong sự ăn mòn kim loại?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Giải thích:

Phản ứng hóa học xảy ra trong sự ăn mòn kim loại là phản ứng oxi hóa – khử.


Câu 25:

19/07/2024

Hợp kim của nhôm với kim loại nào sau đây là siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Giải thích:

Hợp kim của nhôm với kim loại liti (Li)siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.


Câu 26:

20/07/2024

Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức của phèn chua là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích:

Công thức hóa học của phèn chua là: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, viết gọn là: KAl(SO4)2.12H2O.

Chú ý: Trong công thức hóa học phèn chua, nếu thay ion K+ bằng Li+, Na+ hay NH4+ ta được các muối kép khác có tên chung là phèn nhôm (không gọi là phèn chua).

Câu 27:

19/07/2024

Cho bột Al và dung dịch KOH dư thấy hiện tượng:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích:

Hiện tượng: Sủi bọt khí, Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu.

Phương trình hóa học:

Al + KOH(dư) + H2O KAlO2 + 32H2­


Câu 28:

18/07/2024

Hiện tượng tạo thạch nhũ trong hang núi đá vôi là do phản ứng nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Giải thích:

Canxi cacbonat (CaCO3) tan dần trong nước có chứa khí cacbon đioxit (CO2), tạo ra muối tan là canxi hiđrocacbonat Ca(HCO3)2:

CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2

Phản ứng thuận giải thích sự xâm thực của nước mưa (có khí CO2) đối với đá vôi.

Phản ứng nghịch giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi, sự tạo thành lớp cặn canxi cacbonat (CaCO3) trong ấm đun nước, phích đựng nước nóng.


Câu 29:

21/07/2024

Hai kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Hoà tan X, Y vào nước dư, thu được 0,672 lít khí (đktc) và dung dịch Z. Cho HCl dư vào dung dịch Z, thu được 3,19 gam muối. Hai kim loại X, Y là (Li = 7; Na = 23; K = 39; Rb = 85)

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Giải thích:

Gọi công thức chung của hai kim loại là R (hóa trị I).

Phương trình hóa học:

2R + 2H2O 2ROH + H2­

0,06                     0,06     0,03    (mol)

ROH + HCl RCl + H2O

 0,03                   0,03                  (mol)

nH2= 0,03 (mol); mRCl= 3,19 (gam).

mRCl =0,06x(R+35,5)=3,19 =>R17,67(đvC).

Vậy: Hai kim loại X, Y là Li (M = 7) và Na (M = 23).


Câu 30:

23/07/2024

Hòa tan hết m gam bột nhôm kim loại bằng dung dịch HNO3, thu được dung dịch X không chứa muối amoni và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ khối so với He bằng 7,64. Giá trị của m là (Al=27; H=1; N=14; O=16; He=4)

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Giải thích:

Mhh khi= 7,64×4 = 30,56 (đvC).

Áp dụng quy tắc đường chéo: nN2nN2O=44-30,5630,56-28=214 (*).

Ta có: nN2+nN2O=5,622,4=0,25 (mol) (**).

Từ (*) và (**), suy ra: nN2= 0,21 (mol); nN2O= 0,04 (mol).

Bảo toàn e: 3nAl = 10nN2+8nN2O 

3nAl = 10×0,21 + 8×0,04 nAl = 121150 (mol).

m = mAl =121150×27 = 21,78 (gam).


Câu 31:

19/07/2024

Cho dãy các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Giải thích:

Các chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl là:

+ Kim loại Al.

+ Hợp chất lưỡng tính: Al2O; Al(OH)3.

3 chất.


Câu 32:

20/07/2024

Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 → X → Y→ Al. Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Giải thích:

Sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 → X (Al(OH)3)→ Y (Al2O3)→ Al.

Phương trình hóa học:

Al2(SO4)3 + 6NaOH(vừa đủ) 2Al(OH)3¯ + 3Na2SO4

2Al(OH)3 t0 Al2O3 + 3H2O

2Al2O3 dien phan nong chay4Al + 3O2­


Câu 33:

19/07/2024

Cho dãy các chất sau: NaHCO3, CaCO3, Al, KNO3, FeCl3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Giải thích:

Các chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là: NaHCO3, Al, FeCl3 (3 chất).

Phương trình hóa học:

NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O

Al + NaOH + H2O NaAlO2 + 32H2­

FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3¯ + 3NaCl


Câu 34:

18/07/2024

Cho các phát biểu sau:

(a) Bột nhôm trộn với bột sắt(III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.

(b) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.

(c) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được Na tại catot.

(d) Ở nhiệt độ cao, NaOH và Al(OH)3 đều không bị phân hủy.

(e) Đốt sợi dây thép trong khí Cl2 xảy ra ăn mòn điện hóa học.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích:

Phát biểu đúng: (a), (b).

Phát biểu (c) không đúng, vì: Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ) không thu được Na.

2NaCl + 2H2O dien phan dung dich 2NaOH + Cl2­ + H2­

Phát biểu (d) không đúng, vì: Ở nhiệt độ cao, NaOH không bị phân hủy nhưng Al(OH)3 bị phân hủy.

2Al(OH)3 t0 Al2O3 + 3H2O

Phát biểu (e ) không đúng, vì: Đốt sợi dây thép trong khí Cl2 xảy ra ăn mòn hóa học.

2Fe + 3Cl2 t0 2FeCl3


Câu 35:

20/07/2024

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nung nóng KNO3.              

(b) Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ.

(c) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 dư.

(d) Nung nóng NaHCO3.                

(e) Cho dung dịch CaCl2 vào dung dịch NaOH.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm sinh ra chất khí là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích:

(a) 2KNO3 t0 2KNO2 + O2­              

(b) CuCl2 dien phan dung dich Cu + Cl2­

(c) 3NH3 +  AlCl3 + 3H2O  Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

(d) 2NaHCO3 t0 Na2CO3 + CO2­ + H2O                                               

(e) CaCl2 + NaOH  Không xảy ra

 Có 3 thí nghiệm sinh ra chất khí là: (a), (b), (d).


Câu 36:

19/07/2024

Cho các phương trình hoá học sau:

(a) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2.                   

(b) Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.

(c) CaCO3 + MgCl2 → CaCl2 + MgCO3.

(d) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.               

(e)  CO + CaO t0 CO2 + Ca.               

Số phương trình hoá học viết đúng là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích:

Phương trình hóa học viết đúng: (a), (b), (d).

Phản ứng (c) không xảy ra (điều kiện để 2 muối phản ứng với nhau là cả 2 muối phải tan và sản phẩm tạo thành có ít nhất chất khí hoặc kết tủa).

Phản ứng (e) không xảy ra, vì: CO chỉ khử được oxit của kim loại có tính khử trung bình hoặc yếu.


Câu 37:

23/07/2024

Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol Na và 0,2 mol Al vào nước dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là (Na = 23; Al = 27)

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Giải thích:

Phương trình hóa học:

Na + H2O NaOH + 12H2­

0,2                   0,2           0,1        (mol)

NaOH + Al + H2O NaAlO2 + 32H2­

  0,2        0,2                                   0,3     (mol)

nH2= 0,1 + 0,3 = 0,4 (mol)

VH2= 0,4×22,4 = 8,96 (lít).


Câu 38:

19/07/2024

Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Al, Mg vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Giải thích:

Sơ đồ phản ứng:

AlMg + H2SO4 XAl2(SO4)3MgSO4H2SO4(du)+ Ba(OH)2 ¯YMg(OH)2BaSO4t0  ZMgOBaSO4.

Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là: MgO, BaSO4.


Câu 39:

19/07/2024

Cho các dung dịch không màu chứa trong các lọ riêng biệt: NaCl, MgCl2 và AlCl3. Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch trên chỉ với một lần thử?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Giải thích:

Phân biệt: NaCl, MgCl2 và AlCl3.

Dùng dung dịch NaOH.

+ Thấy xuất hiện kết trắng là MgCl2.

MgCl­2 + 2NaOH Mg(OH)2¯ + 2NaCl

+ Thấy xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH dư là AlCl3.

AlCl­3 + 3NaOH Al(OH)3¯ + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O

+ Không có hiện tượng gì là NaCl.


Câu 40:

22/07/2024

Một dung dịch có chứa a mol HCO3-; 0,4 mol Ca2+; 0,2 mol Na+; 0,3 mol Mg2+; 0,8 mol Cl-. Cô cạn dung dịch đó đến khối lượng không đổi thì lượng muối khan thu được là (H = 1; C = 12; O = 16; Ca = 40; Na = 23; Mg = 24; Cl = 35,5)

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Giải thích:

Bảo toàn điện tích:

nHCO3- + nCl-=2nCa2+ + nNa+ +2nMg2+

a + 0,8 = 0,4×2 + 0,2 + 0,3×2 a = 0,8 (mol).

Cô cạn dụng dịch:

2HCO3- t0CO32- + CO2+H2O

   0,8                0,4                              (mol)

mmuốimCa2+ +mMg2+ + mNa+ + mCl- + mCO32-

              = 0,4×40 + 0,3×24 + 0,2×23 + 0,8×35,5 + 0,4×60 = 80,2 (gam).


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương