Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên - Mức độ nhận biết

Trắc nghiệm Địa lí tự nhiên - Mức độ nhận biết

46 câu trắc nghiệm Địa lí tự nhiên- Mức độ nhận biết ( đề 2)

  • 3100 lượt thi

  • 46 câu hỏi

  • 46 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Đi từ tây sang đông của miền Bắc nước ta lần lượt gặp các cánh cung

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đi từ tây sang đông của miền Bắc nước ta lần lượt gặp các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều (xem Atlat trang 13)


Câu 2:

18/07/2024

Ranh giới tự nhiên của trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là dãy

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ranh giới tự nhiên của trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là dãy Bạch Mã (sgk Địa lí 12 trang 30 hoặc Atlat trang 13-14)


Câu 3:

19/07/2024

Quốc gia nào sau đây không có đường biên giới trên đất liền với Việt Nam.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Thái Lan không có đường biên giới trên đất liền với Việt Nam (xem Atlat trang 4-5)


Câu 4:

21/07/2024

Đường bờ biển nước ta dài (km)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đường bờ biển nước ta dài 3260km (sgk Địa lí 12 trang 14)


Câu 5:

23/07/2024

Đặc điểm nào sau đây đúng về vùng nội thủy nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, nằm ở phía trong đường cơ sở, được coi như một bộ phận trên đất liền.

A đúng, B, C, D sai.

* Đặc điểm các bộ phận thuộc vùng biển nước ta:

+ Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, nằm ở phía trong đường cơ sở, được coi như một bộ phận trên đất liền.

+ Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển: Rộng 12 hải lí, ranh giới ngoài tính bằng đường song song và cách đều với đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên vịnh với các nước hữu quan. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: Rộng 12 hải lí, là vùng đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của một nước ven biển, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư.

+ Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lí (*1852m) tính từ đường cơ sở. Nhà nước và nhân dân ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn cho phép nước ngoài được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tự do lưu thông hàng hải và hàng không theo Luật biển.

+ Vùng thềm lục địa: Là phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần rìa lục địa kéo dài đến độ sâu - 200m hoặc hơn nữa, Nhà nước ta có quyền thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên.

Lý thuyết Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ | Địa Lí lớp 12 (ảnh 1)

Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Giải Địa lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ


Câu 6:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, cho biết đường bờ biển Việt Nam kéo dài từ đâu đến đâu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, đường bờ biển Việt Nam kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên


Câu 7:

23/07/2024

Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư,... là vùng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư,... là vùng tiếp giáp lãnh hải (sgk Địa lí 12 trang 15)


Câu 8:

21/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi Tam Đao có hướng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi Tam Đao có hướng Tây Bắc - Đông Nam


Câu 9:

23/07/2024

Tác động của gió phơn Tây Nam đến khí hậu nước ta là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Gió phơn Tây Nam tạo ra thời tiết khô nóng cho ven biển Trung Bộ do nó thổi từ đất liền ra biển, mang theo không khí khô và nóng. Gió này làm giảm độ ẩm và nhiệt độ tăng cao ở khu vực ven biển.

C đúng 

- A sai vì nó chủ yếu làm khô và nóng, trong khi mưa vào thu đông thường liên quan đến gió mùa đông bắc và các hệ thống áp thấp.

- B sai vì sự khác biệt khí hậu chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình và gió mùa Đông Bắc, chứ không phải là gió phơn Tây Nam.

- D sai vì mùa khô ở các khu vực này chủ yếu do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và sự phân hóa mùa mưa, khô, không phải do gió phơn.

*) Đặc điểm của phơn ở Việt Nam

* Nguồn gốc: Bản chất là gió tây nam từ vịnh Ben-gan (áp cao Bắc Ấn Độ Dương) thổi đến bị biến tính, trở nên khô nóng khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi khác chạy dọc biên giới Việt - Lào.

* Hướng gió: Gió chủ yếu thổi theo hướng tây nam, hướng tây.

* Tính chất: Gió phơn có tính chất là khô và nóng, đem đến nền nhiệt độ cao, không mưa, độ ẩm tương đối giảm thấp.

* Thời gian hoạt động: Gió phơn xuất hiện chủ yếu vào đầu mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 7). Gió thổi từng đợt, kéo dài 2 - 3 ngày, có khi tới hơn 15 ngày. Cường độ gió mạnh nhất vào buổi trưa đến buổi chiều (từ 11 giờ đến 15 giờ).

* Phạm vi ảnh hưởng: Gió tác động chủ yếu đến ven biển Trung Bộ và phía nam khu vực Tây Bắc. Trong đó, Bắc Trung Bộ là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn.

* Tác động đến khí hậu:

- Gây ra thời tiết nắng nóng, khô hạn, mưa rất ít, độ ẩm tương đối giảm thấp, trời quang mây. Một nơi được xác định có gió phơn hoạt động khi tại nơi đó, vào lúc 13h00, nhiệt độ không khí đo được trên 34 độ C và độ ẩm tương đối thấp dưới 65%.

- Gió phơn tây nam khiến cho đầu mùa hạ Trung Bộ có mưa ít, đẩy mùa mưa ở đây lệch về thời kì thu - đông.


Câu 10:

18/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, cho biết nước ta có đường biên giới cả trên đất liền và trên biển với những nước nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, nước ta có đường biên giới cả trên đất liền và trên biển với Trung Quốc, Campuchia


Câu 11:

23/07/2024

Thiên tai nào dưới đây không xảy ra ở vùng núi Tây Bắc nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Thiên tai không xảy ra ở vùng núi Tây Bắc nước ta là Triềú cường vì vùng núi Tây Bắc không giáp biển


Câu 12:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, hai tỉnh nào sau đây tiếp giáp với Trung Quốc?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, hai tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn tiếp giáp với Trung Quốc


Câu 13:

23/07/2024

Ở nước ta, theo 3 đai cao từ thấp lên cao có các loại đất lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ở nước ta, theo 3 đai cao từ thấp lên cao có các loại đất lần lượt là phù sa, feralit, feralit có mùn, đất mùn và đất mùn thô (sgk Địa lí 12 trang 51-52)


Câu 14:

10/08/2024

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và trang 14, hãy cho biết dãy núi nào sau đây là ranh giới tự nhiên giữa miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, ta  thấy:

+Dãy Bạch Mã: Là ranh giới tự nhiên quan trọng chia cắt miền Bắc và miền Trung của Việt Nam.

  đúng.

+ Dãy Con Voi, Hoành Sơn, và Hoàng Liên Sơn: Đều nằm ở khu vực miền Bắc của Việt Nam.

A ,C,D sai.

* Giới thiệu về dãy Bạch Mã

Dãy Bạch Mã là một trong những dãy núi nổi tiếng của Việt Nam, nổi bật với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về dãy Bạch Mã:

  1. Vị trí địa lý:

    • Dãy Bạch Mã nằm ở ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
    • Dãy núi này kéo dài từ Tây sang Đông và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn Bắc.
  2. Đặc điểm địa hình:

    • Bạch Mã có độ cao trung bình từ 1.200 đến 1.500 mét so với mực nước biển.
    • Đỉnh cao nhất của dãy là đỉnh Bạch Mã, cao 1.448 mét.
  3. Khí hậu:

    • Dãy Bạch Mã có khí hậu mát mẻ, ôn hòa quanh năm do ảnh hưởng của độ cao và vị trí gần biển.
    • Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 18-23 độ C.
  4. Đa dạng sinh học:

    • Dãy Bạch Mã là nơi có hệ sinh thái phong phú và đa dạng, với nhiều loài động thực vật quý hiếm.
    • Khu vực này được bảo vệ trong Vườn Quốc gia Bạch Mã, một trong những vườn quốc gia quan trọng của Việt Nam, được thành lập năm 1991.
  5. Lịch sử và văn hóa:

    • Trong thời kỳ thuộc địa Pháp, dãy Bạch Mã đã từng được phát triển thành khu nghỉ dưỡng với nhiều biệt thự và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
    • Khu vực này cũng có ý nghĩa lịch sử và văn hóa, liên quan đến các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước.
  6. Du lịch và khám phá:

    • Dãy Bạch Mã là điểm đến hấp dẫn cho những người yêu thiên nhiên và thích khám phá.
    • Các hoạt động du lịch phổ biến tại đây bao gồm leo núi, thám hiểm rừng, ngắm cảnh và quan sát động thực vật.
    • Một số điểm tham quan nổi tiếng trong khu vực là Ngũ Hồ, thác Đỗ Quyên, và đỉnh Bạch Mã.

Dãy Bạch Mã không chỉ có giá trị về mặt tự nhiên mà còn là một điểm đến du lịch sinh thái quan trọng, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá.

* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:

- Nắm được bố cục, cấu trúc của  Atlat

- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ

- Trình tự khai thác  Atlat

- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ  Atlat.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 6-7: Đất  nước nhiều đồi núi


Câu 15:

21/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết trạm khí hậu Hà Nội có mưa nhiều nhất vào tháng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Dựa theo Alat trang 9. Ta thấy,trạm khí hậu Hà Nội có mưa nhiều nhất vào tháng 8

→ D đúng. A, C, D sai.

* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:

- Nắm được bố cục, cấu trúc của  Atlat

- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ

- Trình tự khai thác  Atlat

- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ Atlat.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

 


Câu 16:

21/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 - 14, hãy cho biết đỉnh núi nào sau đây thuộc vùng núi Trường Sơn Nam ở nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 - 14, đỉnh núi thuộc vùng núi Trường Sơn Nam ở nước ta là đỉnh Chư Yang Sin cao 2442m

→ D đúng. A, B, C sai.

* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:

- Nắm được bố cục, cấu trúc của  Atlat

- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ

- Trình tự khai thác  Atlat

- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ Atlat.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6:  Đất  nước nhiều đồi núi

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 6-7: Đất nước nhiều đồi núi


Câu 17:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5 hãy cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta vừa giáp Trung Quốc,vừa giáp Lào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, tỉnh Điện Biên vừa giáp Trung Quốc vừa giáp Lào


Câu 18:

18/07/2024

Vùng đất là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Vùng đất là Toàn bộ phần đất liền và các hải đảo (sgk Địa lí 12 trang 13)


Câu 19:

21/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng vòng cung?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Dãy núi Ngân Sơn thuộc vùng núi Đông Bắc có hướng vòng cung rõ rệt. (Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và sgk Địa lí lớp 12 trang 30)


Câu 20:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây không thuộc hệ thống sông Hồng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Sông Mã không thuộc hệ thống sông Hồng mà thuộc hệ thống sông Mã. Sông Gâm, sông Chảy, sông Lô thuộc hệ thống sông Hồng.(Atlat Địa lí Việt Nam trang 10)


Câu 21:

17/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Lào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Tỉnh Đắk Lắk không giáp Lào. Các tỉnh dọc từ Điện Biên đến Kon Tum có đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam-Lào. (Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5)


Câu 22:

22/07/2024

Bộ phận nào sau đây của vùng biển nước ta ở phía trong đường cơ sở?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nội thủy là bộ phận của vùng biển Việt Nam tiếp giáp với đất liền, phía trong đường cơ sở. Ngày 12-11-1982, Chính phủ nước ta đã ra tuyên bố quy định đường cơ sở ven bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.

Vùng nội thủy cũng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền. (sgk Địa lí lớp 12 trang 15)


Câu 23:

18/07/2024

Đồng bằng chậu thổ có diện tích lớn nhất nước ta là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Đồng bằng chậu thổ có diện tích lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Cửu Long


Câu 24:

18/07/2024

Trên đất liền, điểm cực Nam của nước ta thuộc

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trên đất liền, điểm cực Nam của nước ta thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau (sgk Địa lí 12 trang 13 và Atlat trang 4-5)


Câu 25:

18/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh (thành phố) giáp với Lào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, nước ta có 10 tỉnh giáp với Lào bao gồm Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kon Tum


Câu 26:

23/07/2024

Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa chủ yếu cho

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa chủ yếu cho Tây Nguyên và Nam Bộ (sgk Địa lí 12 trang 41)


Câu 27:

18/11/2024

Do tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sông ngòi nước ta có đặc điểm là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Do tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sông ngòi nước ta có đặc điểm là lưu lượng nước lớn và hàm lượng phù sa cao, mạng lưới sông ngòi dày đặc và chế độ nước phân hóa theo mùa (sgk Địa lí 12 trang 45-46)

*Tìm hiểu thêm: "Sông ngòi"

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc

+ Trên toàn lãnh thổ có 2360 con sông có chiều dài trên 10km. Dọc bờ biển cứ 20km gặp một cửa sông.

+ Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ.

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa

+ Tổng lượng nước 839 tỉ m3/năm (trong đó có 60% lượng nước nhận từ ngoài lãnh thổ).

+ Tổng lượng phù sa hàng năm do sông ngòi ở nước ta là 200 triệu tấn.

- Chế độ nước theo mùa: Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng thất thường.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)

 


Câu 28:

18/07/2024

Tác động của gió mùa Đông Bắc nước ta mạnh nhất ở

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tác động của gió mùa Đông Bắc tới nước ta mạnh nhất ở Đông Bắc


Câu 29:

23/07/2024

Bộ phận nào sau đây của vùng biển nước ta được xem như phần lãnh thổ trên đất liền?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Bộ phận nội thủy của vùng biển nước ta được xem như phần lãnh thổ trên đất liền(sgk Địa lí 12 trang 15)


Câu 30:

18/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với Campuchia cả trên đất liền và trên biển?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 4-5, giáp với Campuchia cả trên đất liền và trên biển là Kiên Giang


Câu 31:

21/07/2024

Mùa mưa nghiêng về thu - đông là nét đặc trưng của khu vực nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A


Câu 32:

18/07/2024

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, trong 4 địa điểm có lượng mưa trung bình năm lớn nhất là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, trong 4 địa điểm có lượng mưa trung bình năm lớn nhất là Huế, mưa trung bình năm >2800mm


Câu 33:

22/07/2024

Dựa vào yếu tố nào miền khí hậu phía Nam phân thành 2 mùa mưa, khô?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Dựa vào Chế độ mưa để phân mùa miền khí hậu phía Nam thành 2 mùa mưa, khô


Câu 34:

21/07/2024

Các điểm cực bắc, nam, đông, tây trên đất liền của nước ta lần lượt thuộc phạm vi lãnh thổ các tỉnh

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Các điểm cực ở nước ta:

 Cực Bắc - Đồng Văn Hà Giang

Cực Nam: Ngọc Hiển - Cà Mau

Cực Đông: Vạn Ninh - Khánh Hòa

Cực Tây: Mường Nhé - Điện Biên


Câu 35:

19/07/2024

Ở nước ta, gió Tây khô nóng hoạt động mạnh nhất vào thời kỳ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ở nước ta gió Tây khô nóng hoạt động mạnh nhất vào thời kì nửa đầu mùa hạ gây ra hiệu ứng phơn cho vùng đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc (sgk Địa lí 12 trang 41)


Câu 36:

18/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc vùng núi Tây Bắc ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy Pu Xai Lai Leng thuộc vùng núi Trường Sơn Bắc, không thuộc vùng núi Tây Bắc


Câu 37:

03/08/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây không thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13,ta thấy dãy núi không thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là dãy Con Voi (dãy Con Voi thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ)

  D đúng A, B, C sai.

* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:

- Nắm được bố cục, cấu trúc của  Atlat

- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ

- Trình tự khai thác  Atlat

- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ Atlat.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 6-7: Đất nước nhiều đồi núi


Câu 38:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp biển?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, tỉnh Hậu Giang không giáp biển


Câu 39:

23/07/2024

“Gió mùa Đông Nam“ hoạt động ở miền Bắc nước ta vào mùa nào trong năm?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

“Gió mùa Đông Nam“ hoạt động ở miền Bắc nước ta vào mùa hạ (sgk Địa lí 12 trang 42)


Câu 40:

20/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết cao nguyên Mộc Chậu thuộc vùng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Mộc Chậu thuộc Sơn La, thuộc TDMNBB


Câu 41:

19/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Trung Quốc?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, tỉnh không giáp Trung Quốc là Sơn La (Atlat trang 4-5)


Câu 42:

23/07/2024

Hiện tượng cát bay cát chảy lấn chiếm ruộng vườn làng mạc làm hoang hóa đất đai phổ biến nhất ở

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hiện tượng cát bay cát chảy lấn chiếm ruộng vườn làng mạc làm hoang hóa đất đai phổ biến nhất ở Ven biển miền Trung, vì thế ven biển miền Trung có các cánh rừng chắn cát bay


Câu 43:

19/07/2024

Đây không phải là ý nghĩa kinh tế - xã hội của vị trí địa lý nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ý nghĩa kinh tế - xã hội của vị trí địa lý nước ta không bao gồm Thảm thực vật bốn mùa xanh tốt, giàu sức sống vì đây là ý nghĩa về mặt tự nhiên


Câu 44:

22/07/2024

85% diện tích nước ta là địa hình

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

85% diện tích nước ta là địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (sgk Địa lí 12 trang 29)


Câu 45:

23/07/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh núi cao nhất miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là Tây Côn Lĩnh (2431 m)

C đúng 

- A sai vì Kiêu Liều Ti cao 2.402m 

- B sai vì Pu Tha Ca cao 2.274m

- D sai vì Mẫu Sơn cao 1.600m

Tây Côn Lĩnh là một đỉnh núi trên khối núi nguồn sông Chảy ở phía Tây tỉnh Hà Giang. Dãy núi Tây Côn Lĩnh trải dài trên hai huyện Hoàng Su Phì và huyện Vị Xuyên, cách thị xã Hà Giang 46km. Với độ cao 2.431m, đây là đỉnh núi cao nhất vùng Đông Bắc, thường được gọi là “nóc nhà Đông Bắc”.

* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:

- Nắm được bố cục, cấu trúc của  Atlat

- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ

- Trình tự khai thác  Atlat

- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ Atlat.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 6-7: Đất nước nhiều đồi núi


Câu 46:

04/08/2024

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết nước ta có bao nhiêu lưu vực hệ thống sông lớn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10,ta thây nước ta có 9 hệ thống sông lớn

  D đúng A, B, C sai.

* Nguyên tắc khi khai thác Alat địa lý Việt Nam:

- Nắm được bố cục, cấu trúc của  Atlat

- Nắm vững hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ

- Trình tự khai thác  Atlat

- Các dạng câu hỏi trong các đề kiểm tra khai thác kiến thức từ  Atlat.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai


Bắt đầu thi ngay