Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Sinh học (2023) Đề thi thử sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 15) có đáp án

(2023) Đề thi thử sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 15) có đáp án

(2023) Đề thi thử sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 15) có đáp án

  • 389 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 5:

22/07/2024
Quần thể sinh vật có đặc trưng nào sau đây? 

Câu 6:

23/07/2024

Quá trình tiến hóa nào sau đây hình thành các hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ theo con đường hóa học?


Câu 7:

22/07/2024

Ở tế vi khuẩn E.Coli, quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở đâu? 


Câu 8:

22/07/2024

Trong quần thể có xuất hiện thêm alen mới là kết quả của nhân tố tiến hóa nào sau đây?


Câu 9:

22/07/2024
Ở đậu Hà Lan, 2 gen quy định kiểu hình thân thấp, hạt xanh và 2 gen quy định kiểu hình nào sau đây là hai alen của cùng một lô cút?
Xem đáp án

Gen quy định thân thấp và gen quy định thân cao là 2 alen của cùng 1 gen.

Chọn C


Câu 10:

22/07/2024
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thú phát sinh ở đại nào?
Xem đáp án
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thú phát sinh ở đại Trung sinh.

Chọn B


Câu 11:

22/07/2024

Theo lý thuyết, tần số alen  A của quần thể nào sau đây chiếm tỷ lệ lớn nhất?

Xem đáp án
Đáp án C.

Đáp án

A

B

C

D

AA + Aa/2

0,25 + 0,5/2 = 0,5

0,8

0,8 + 0,1/2=0,85

0,6


Câu 12:

01/10/2024

Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây tổng hợp được các chất hữu cơ từ các chất vô cơ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Trong hệ sinh thái, thực vật có thể tổng hợp được các chất hữu cơ từ các chất vô cơ thông qua quá trình quang hợp.

*Tìm hiểu thêm: "Thành phần vô sinh"

Lý thuyết Hệ sinh thái | Sinh học lớp 12 (ảnh 1)

- Các chất vô cơ: nước, cacbon điôxit, ôxi, nitơ, phôtpho,...

- Các chất hữu cơ: prôtêin, gluxit, vitamin,...

- Các yếu tố khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, khí áp.,..

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái

 


Câu 13:

22/07/2024

Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là


Câu 15:

22/07/2024
Trong kỹ thuật chuyển gen  bước cuối cùng là bước

Câu 16:

23/07/2024

Bà A mang thai con thứ 2 ở tuần thứ 15 khi đi làm sàng lọc di truyền thì các bác sĩ nghi ngờ con của bà A có khả năng mắc bệnh siêu nữ. Sau khi đọc kết quả xét nghiệm, dựa vào đâu mà các bác sĩ có thể kết luận được như vậy ?


Câu 17:

22/07/2024

Dựa vào hình bên mô tả cây rau mác khi sống trong các điều kiện môi trường khác nhau, đó là hiện tượng

Media VietJack


Câu 19:

23/07/2024

Trong quá trình dịch mã, phân tử tARN có chức năng nào sau đây?


Câu 24:

31/07/2024

Khi nói về Operon Lac ở vi khuẩn E.coli, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Media VietJack

- Vùng khởi động (P) là nơi ARN polymerase bám vào và khởi động phiên mã.

D đúng.

- Nhóm gen cấu trúc và gen điều hòa không chung vùng khởi động (P).

A sai.

- Vùng (O) là nơi protein ức chế bám vào ngăn cản phiên mã. Trong mô hình operon.Lac, lactose đóng vai trò là chất cảm ứng.

B sai.

- Gen điều hòa hoạt động cả khi có đường lactose và không có đường lactose.

C sai.

* Tìm hiểu về Cấu trúc và cơ chế điều hoà biểu hiện gene của operon lac
a) Cấu trúc operon lac
- Operon lac gồm vùng điều hoà và ba gene cấu trúc.

+ Vùng điều hoà gồm trình tự P (promoter), là nơi enzyme RNA polymerase khởi động quá trình phiên mã các gene cấu trúc và trình tự O (operator), nơi liên kết với protein ức chế ngăn cản quá trình phiên mã.

+ Tiếp đến là ba gene cấu trúc: lacZ quy định enzyme β-galactosidase, lacY quy định enzyme permease và gene lacA quy định enzyme transacetylase.

- Operon lac được điều hoà bởi gene điều hoà lạc quy định protein ức chế (lacl). Tuy nhiên, gene lacl không thuộc operon lac. Các nhà di truyền học thống nhất viết tên gene in nghiêng, còn sản phẩm của gene là protein thì được kí hiệu bằng tên gene nhưng không in nghiêng.
b) Cơ chế điều hoà biểu hiện gene của operon lac
- Khi môi trường không có lactose: Protein ức chế lacl liên kết với operator ngăn cản enzyme RNA polymerase phiên mã các gene cấu trúc (H 3.1).

Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, phát biểu nào sau đây đúng (ảnh 1)

- Khi môi trường có lactose: Một lượng nhỏ lactose chuyển thành đồng phân của lactose (allolactose) và liên kết với protein ức chế lacl khiến protein này thay đổi cấu hình dẫn đến không liên kết được với operator, do vậy enzyme RNA polymerase có thể liên kết với promoter và tiến hành phiên mã các gene cấu trúc. Vì vi khuẩn không có màng nhân và gene không phân mảnh nên các gene cấu trúc phiên mã đến đâu được dịch mã đến đó (H 3.2).

Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, phát biểu nào sau đây đúng (ảnh 1)

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 3: Điều hòa hoạt động gen

Giải SGK Sinh học 12 Bài 3: Điều hòa biểu hiện gene


Câu 25:

28/08/2024

Dựa vào nguồn gốc hình thành, người ta thường chia đột biến đa bội thành những dạng nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Dựa vào nguồn gốc hình thành, người ta thường chia đột biến đa bội thành tự đa bội và dị đa bội.

B đúng.

- Đột biến tự đa bội được chia thành đa bội chẵn và đa bội lẻ.

A sai.

- Thể tam bội (3n) thuộc đa bội lẻ và thể tứ bội (4n) thuộc đa bội chẵn.

C sai.

- Đột biến số lượng NST được chia thành đột biến lệch bội và đột biến đa bội. Thể tứ bội (4n) thuộc đa bội chẵn.

D sai.

* Tìm hiểu "Đột biến số lượng nhiễm sắc thể"

1. Đột biến lệch bội

a) Nguyên nhân và cơ chế phát sinh

- Nguyên nhân: Cho đến nay các nhà khoa học cũng chưa biết rõ những hoá chất hay tác nhân đột biến nào là nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện các đột biến lệch bội. Ở người, tần số người bị hội chứng Down do thừa NST 21 được cho là có liên quan đến tuổi của mẹ, mẹ càng lớn tuổi thì tần suất sinh con bị hội chứng Down càng cao và 35% số trường hợp mắc hội chứng Down là do rối loạn sự phân li của cặp NST 21 trong giảm phân l ở người mẹ. Tuy vậy, tần số mắc hội chứng Down không thấy có mối quan hệ với tuổi của bố.

- Cơ chế: Sự rối loạn phân li của một hoặc một vài cặp NST trong giảm phân dẫn đến hình thành các giao tử lệch bội. Giao tử lệch bội kết hợp với nhau hoặc với giao tử bình thường hình thành nên hợp tử lệch bội.

Hình 12.2 minh hoạ một số cơ chế phát sinh giao tử lệch bội.

Thể đa bội lẻ A. không có khả năng sinh sản hữu tính (ảnh 1)

b) Các dạng đột biến

- Tuỳ theo mức độ tăng hoặc giảm số lượng NST mà người ta chia các thể đột biến lệch bội thành các loại: thể ba (2n+1), thể một (2n-1), thể không (2n-2),... với dấu (+) chỉ thêm NST, dấu (-) chỉ mất NST.

- Đột biến liên quan đến NST giới tính ở người, được kí hiệu theo NST giới tính X và Y, có thể kèm theo tên hội chứng bệnh lí.

Ví dụ: XXY (Klinefelter); XO (hội chứng Turner, kí hiệu O chỉ mất một NST giới tính). Tuy nhiên, người có ba NST X (XXX) có kiểu hình bình thường và hữu thụ.

2. Đột biến đa bội

a) Nguyên nhân và cơ chế phát sinh

- Nguyên nhân: Các đột biến đa bội phát sinh trong tự nhiên hầu hết đều chưa rõ nguyên nhân. Các nhà khoa học cũng đã tìm được loại hoá chất gây đột biến đa bội là chất colchicine, loại hoá chất ngăn cản sự hình thành các vi ống tạo nên bộ thoi phân bào, do đó, hoá chất này còn được sử dụng để tạo ra các thể đột biến đa bội ở thực vật.

- Cơ chế: Hình 12.3 mô tả một số cơ chế hình thành thể đa bội.

Thể đa bội lẻ A. không có khả năng sinh sản hữu tính (ảnh 1)

b) Các dạng đột biến

- Đột biến đa bội có thể được phân loại thành: đột biến tự đa bội hay đa bội cùng nguồn và đột biến đa bội khác nguồn hay song lưỡng bội.

+ Đột biến đa bội cùng nguồn là đột biến làm tăng số lượng bộ NST đơn bội (n) của loài lên 3, 4, 5 lần hoặc hơn; tạo nên các thể đột biến tam bội (3n), tứ bội (4n), ngũ bội (5n),... Số bộ NST đơn bội trong tế bào của thể đa bội được gọi là mức bội thể.

+ Đột biến đa bội khác nguồn là loại đột biến làm tăng số lượng bộ NST của tế bào bằng cách kết hợp bộ NST của hai hay nhiều loài.

Ví dụ: Lúa mì hiện nay là loài lục bội (6n) được hình thành do lai xa nhiều lần kèm theo đa bội hoá, hay chuối trồng có quả không hạt là loài tam bội.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Giải SGK Sinh 12 Bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể


Câu 26:

20/09/2024

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Đột biến điểm chỉ xảy ra trên 1 cặp Nu.

A sai.

- Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen.

B đúng.

- Thay thế G-X = A-T thì giảm 1 liên kết hidro, thay thế A-T = T-A hay G-X = X-G thì số liên kết không thay đổi.

C sai.

- Tác nhân vật lý (Tia UV): làm cho 2 base Thymine liên kết với nhau làm phát sinh đột biến gen mất 1 cặp nuclêôtit.

D sai.

* Tìm hiểu "Đột biến gene"

1. Khái niệm

- Đột biến gene là sự thay đổi trong cấu trúc của gene, có liên quan đến một hay một số cặp nucleotide.

- Đột biến làm thay đổi một cặp nucleotide trong gene được gọi là đột biến điểm.

- Đột biến gene có thể làm thay đổi nhiều cặp nucleotide và có thể làm thay đổi kiểu hình hoặc không.

- Khi sinh vật mang gene đột biến biểu hiện kiểu hình khác thường thì được gọi là thể đột biến. Trong phạm vi bài này, chỉ xem xét loại đột biến điểm.

2. Các dạng đột biến gene

- Dựa trên cơ chế phát sinh đột biến, các nhà di truyền học phân chia đột biến điểm thành các loại: thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide khác, thêm một cặp nucleotide và mất một cặp nucleotide.

- Các đột biến gene cũng có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau như đột biến trội/lặn, có lợi hại hay trung tính, có làm thay đổi trình tự amino acid hay không, ...

3. Nguyên nhân

- Đột biến gene có thể xảy ra một cách tự phát hoặc do tác động của các tác nhân đột biến vật lí, hoá học và sinh học.

- Đột biến tự phát xảy ra trong tế bào phần nhiều là do sai sót trong quá trình tái bản DNA. Các tác nhân gây đột biến gene có thể là các chất hoá học khác nhau như 5-bromouracil (5-BrU), HNO2, ethyl methane sulfonate (EMS), các tác nhân vật lí như tia tử ngoại (UV) cũng có thể gây nên đột biến thêm hoặc mất cặp nucleotide.

4. Cơ chế phát sinh

a) Đột biến thêm/mất cặp nucleotide

- Trong quá trình tái bản DNA, nếu một nucleotide được sử dụng làm khuôn hai lần thì mạch mới được tổng hợp sẽ có thêm một nucleotide.

- Khi một nucleotide không được sử dụng làm khuôn, mạch mới tổng hợp sẽ bị mất một nucleotide. Sau lần tái bản kế tiếp, các đột biến này sẽ dẫn đến thêm hoặc mất một cặp nucleotide.

- Gene có thể bị đột biến trong quá trình tái bản hoặc không tái bản nếu bị tác động của các tác nhân đột biến.

Ví dụ: Tia UV cũng có thể làm hai T trên cùng một mạch liên kết với nhau và khi tế bào sửa chữa thường dẫn đến đột biến thêm hoặc mất một cặp nucleotide. Chất độc màu cam (acridine orange) và dioxin có thể chèn vào DNA gây nên đột biến thêm hoặc mất cặp nucleotide.

b) Đột biến thay thế cặp nucleotide

- Trong quá trình tái bản DNA, một số chất có cấu trúc giống với base bình thường được gắn vào mạch mới tổng hợp có thể gây ra đột biến thay thế nucleotide.

Ví dụ: Chất 5-bromouracil có thể bắt cặp với adenine dẫn đến đột biến thay thế cặp A - T bằng G-C.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen

Giải SGK Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gene


Câu 27:

19/08/2024

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Cả hai mạch của phân tử ADN đều làm khuôn trong quá trình nhân đôi.

Phát biểu A sai.

Chọn A.

Media VietJack

- Các phát biểu B, C, D đều đúng về đặc điểm khi nhân đôi ADN.

Loại B, C, D.

* Tìm hiểu "Quá trình nhân đôi DNA"

- Tháo xoắn ADN và tạo chạc ba sao chép. Dưới sự tác dụng của các enzim tháo xoắn, thì 2 mạch đơn của ADN phân tách nhau dần tạo nên chạc ba tái bản và để lộ ra hai mạch khuôn. Tại đây thì enzim tháo xoắn chia thành hai loại là gyrase và helicase. Gyraza hay còn có tên gọi khác là topoisomerase mang chức năng làm duỗi thẳng phân tử ADN (chuyển ADN từ cấu trúc mạch xoắn thành ADN có cấu trúc mạch thẳng). Helicase là enzim làm đứt gãy các liên kết hiđrô và tách 2 mạch của phân tử ADN thành 2 mảnh.

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng? (ảnh 1)

- Các mạch ADN được tổng hợp mới. Enzim ADN polymerase sử dụng các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào để tổng hợp 2 mạch bổ sung trên 2 mạch khuôn dựa trên nguyên tắc bổ sung (NTBS). Vì ADN polymerase chỉ có thể gắn nucleotide vào nhóm 3'-OH mà không thể gắn vào các chỗ khác nên: Trên mạch khuôn mang chiều 3'-5', mạch bổ sung được liên tục tổng hợp, theo chiều 5'-3' hướng đến chạc sao chép thứ ba. Trên mạch khuôn 5'-3', mạch bổ sung được tổng hợp gián đoạn theo chiều 5'-3' (xa dần chạc ba sao chép) tạo ra các đoạn okazaki ngắn, các đoạn này được kết hợp lại với nhau nhờ enzim ADN ligaza (các đoạn okazaki dài khoảng 1000-2000 nucleotide).

- Quá trình tạo thành hai phân tử DNA. Sau khi kết thúc hai bước trên thì 2 phân tử DNA com sẽ được hình thành qua các bước: Sau khi kết hợp trùng khớp được tất cả các base lại với nhau (A – T, C – G) thì Enzyme exonuclease dần xóa bỏ các đoạn mồi và những nucleotide được xem là lấp đầy vào các vị trí tương ứng. Enzyme DNA ligase đóng trình tự DNA, tạo thành hai sợi kép nối liền liên tục. Quá trình sao chép kết thúc thì 2 phân tử DNA con vừa được tạo thành tự động chuyển về dạng chuỗi xoắn kép mang cấu trúc giống y hệt DNA mẹ.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Giải SGK Sinh học 12 Bài 1: DNA và cơ chế tái bản DNA


Câu 28:

22/07/2024

Để tìm hiểu mối quan hệ họ hàng giữa các loài, biện pháp nào sau đây là chính xác hơn cả?


Câu 29:

22/07/2024
Chim sáo ăn những con ve hút máu trên lưng trâu rừng, khi trâu rừng di chuyển thì gây động cỏ, giúp đại bàng dễ bắt các con rắn hơn. Có tối đa bao nhiêu mối quan hệ sinh thái giữa mỗi 2 loài vừa được kể trên?
Xem đáp án
Đáp án C
- Kí sinh (ve – trâu), sinh vật ăn sinh vật (chim sáo – ve và đại bàng – rắn); hợp tác (chim sáo – trâu); hội sinh (đại bàng – trâu); ức chế - cảm nhiễm (trâu – rắn).

Câu 30:

22/07/2024

Ở một loài thực vật, màu hoa do 1 gen có 2 alen cùng quy định khi có alen A và B trong kiểu gen sẽ quy định màu đỏ, các kiểu gen còn lại quy định màu trắng. Đem những cây hoa đỏ (P) có cùng kiểu gen  tự thụ phấn, đời con (F1) thu được một lượng cá thể lớn có cả hoa đỏ và hoa trắng. Theo lý thuyết, khi đem các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn, những cây hoa trắng ở F2 có thể chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Xem đáp án
Đáp án A.
Các cây hoa đỏ có cùng kiểu gen tự thụ phấn cho cả hoa đỏ và hoa trắng thì có thể mang kiểu gen AaBB/AABb hoặc AaBb.
Th1 :Nếu là AaBB (hoặc AABb) thì F1 có 14AABB:24AaBB: 14aaBB (3 đỏ: 1 trắng).
=> Khi cho các cây hoa đỏ tự thụ phấn, những cây AaBB cho hoa trắng với tỉ lệ 23x 14= 16
Th2:Nếu là AaBb, F1 có hoa đỏ gồm 49AaBb: 29AABb:29AaBB: 19AABB.
=> Khi các cây hoa đỏ tự thụ phấn, những cây AaBb, AABb, AaBB cho hoa trắng với tỉ lệ 49x 716+ 29x 14 + 29 x 14= 1136.

Câu 31:

22/07/2024

Một loài thực vật lưỡng bội, xét 3 gen  trên 2 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen  quy định một tính trạng và mỗi gen  đều có 2 alen , alen  trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây giao phấn với nhau, tạo ra F1 gồm 8 loại kiểu hình, trong đó các cây có kiểu hình trội về 3 tính trạng có 5 loại kiểu gen . Theo lý thuyết, các cây có 2 alen  trội ở F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ?

Xem đáp án

Đáp án C.

Ta có: 3 gen  trên 2 NST (giả sử A và B cùng nằm trên một NST, gen  D nằm trên NST khác)

kiểu hình trội về 3 tính trạng A-B-D- = 5 kiểu gen  = 5 x 1.

Do đó, A-B- có 5 kiểu gen  à có hoán vị gen  và có đủ các loại kiểu gen  ở F1.

Cặp D- có 1 loại kiểu gen .

Mà tổng số F1 có 8 loại kiểu hình = 2 x 2 x 2 tức là cặp D cho 2 loại kiểu hình à cặp D là Dd x dd.

Như vậy, cây có 2 alen  trội:

+ (ABab ; AbAb AbaB  aBaB  ) x dd = 4

+ ( Abab; aBab ) x Dd = 2

Vậy tổng có 6 kiểu gen  quy định cây có 2 alen  trội.


Câu 37:

22/07/2024

Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen  A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen  a quy định thân thấp; alen  B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen  b quy định hoa trắng. Thế hệ P của quần thể này có thành phần kiểu gen  là 0,3 AABb: 0,4 AaBb: 0,2 Aabb: 0,1 aabb. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F2 có tối đa 4 loại kiểu gen  thân cao, hoa đỏ.

II. Tỷ lệ kiểu gen  đồng hợp giảm dần qua các thế hệ.

III. Ở F3 số cây có kiểu gen  dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen  chiếm tỷ lệ 364

IV. Trong số cây thân cao, hoa đỏ ở F2, có 2455  số cây có kiểu gen  dị hợp tử 1 trong 2 cặp gen .

Xem đáp án
Đáp án B.

I đúng. Do F1 có cây dị hai cặp AaBb nên sẽ tạo ra F1 có 4 loại kiểu gen  quy định cao, đỏ.

II sai. Do quần thể TỰ THỤ PHẤN nên sẽ có xu hướng là tăng đồng giảm dị.

III sai. số cây dị hợp tử về một trong hai cặp gen  ở F3:

Thành phần

0,1 AABb

0,4 AaBb

0,2Aabb

0,1aabb

Tổng số

Dị A, đồng B

0

(1-(12)3)x(12)3 = 764

(12)3 x1 = 18

0

 

Đồng A, dị B

1x (12)3 = 18

(1-(12)3)x(12)3= 764

0

0

 

 

0,0125

0,0875

0,025

0

18

 

IV sai.

Thành phần

0,1 AABb

0,4 AaBb

0,2Aabb

0,1aabb

Tổng số

Cao A đỏ B

0,1 x 58116

0,4 x (58)2= 532

0

0

732

Dị Aa, đồng BB

0

0,4 x 14 x 38 = 380

0

0

110

Đồng AA, dị Bb

0,1 x 14 = 140

0,4 x 14 x 38 = 380

0

0

Vậy tỉ lệ =110732 = 1635.


Bắt đầu thi ngay