Câu hỏi:

28/08/2024 293

Dựa vào nguồn gốc hình thành, người ta thường chia đột biến đa bội thành những dạng nào?

A. Đa bội chẵn và đa bội lẻ. 

B. Tự đa bội và dị đa bội. 

Đáp án chính xác

C. Tam bội và tứ bội. 

D. Lệch bội và tứ bội. 

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: B

- Dựa vào nguồn gốc hình thành, người ta thường chia đột biến đa bội thành tự đa bội và dị đa bội.

B đúng.

- Đột biến tự đa bội được chia thành đa bội chẵn và đa bội lẻ.

A sai.

- Thể tam bội (3n) thuộc đa bội lẻ và thể tứ bội (4n) thuộc đa bội chẵn.

C sai.

- Đột biến số lượng NST được chia thành đột biến lệch bội và đột biến đa bội. Thể tứ bội (4n) thuộc đa bội chẵn.

D sai.

* Tìm hiểu "Đột biến số lượng nhiễm sắc thể"

1. Đột biến lệch bội

a) Nguyên nhân và cơ chế phát sinh

- Nguyên nhân: Cho đến nay các nhà khoa học cũng chưa biết rõ những hoá chất hay tác nhân đột biến nào là nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện các đột biến lệch bội. Ở người, tần số người bị hội chứng Down do thừa NST 21 được cho là có liên quan đến tuổi của mẹ, mẹ càng lớn tuổi thì tần suất sinh con bị hội chứng Down càng cao và 35% số trường hợp mắc hội chứng Down là do rối loạn sự phân li của cặp NST 21 trong giảm phân l ở người mẹ. Tuy vậy, tần số mắc hội chứng Down không thấy có mối quan hệ với tuổi của bố.

- Cơ chế: Sự rối loạn phân li của một hoặc một vài cặp NST trong giảm phân dẫn đến hình thành các giao tử lệch bội. Giao tử lệch bội kết hợp với nhau hoặc với giao tử bình thường hình thành nên hợp tử lệch bội.

Hình 12.2 minh hoạ một số cơ chế phát sinh giao tử lệch bội.

Thể đa bội lẻ A. không có khả năng sinh sản hữu tính (ảnh 1)

b) Các dạng đột biến

- Tuỳ theo mức độ tăng hoặc giảm số lượng NST mà người ta chia các thể đột biến lệch bội thành các loại: thể ba (2n+1), thể một (2n-1), thể không (2n-2),... với dấu (+) chỉ thêm NST, dấu (-) chỉ mất NST.

- Đột biến liên quan đến NST giới tính ở người, được kí hiệu theo NST giới tính X và Y, có thể kèm theo tên hội chứng bệnh lí.

Ví dụ: XXY (Klinefelter); XO (hội chứng Turner, kí hiệu O chỉ mất một NST giới tính). Tuy nhiên, người có ba NST X (XXX) có kiểu hình bình thường và hữu thụ.

2. Đột biến đa bội

a) Nguyên nhân và cơ chế phát sinh

- Nguyên nhân: Các đột biến đa bội phát sinh trong tự nhiên hầu hết đều chưa rõ nguyên nhân. Các nhà khoa học cũng đã tìm được loại hoá chất gây đột biến đa bội là chất colchicine, loại hoá chất ngăn cản sự hình thành các vi ống tạo nên bộ thoi phân bào, do đó, hoá chất này còn được sử dụng để tạo ra các thể đột biến đa bội ở thực vật.

- Cơ chế: Hình 12.3 mô tả một số cơ chế hình thành thể đa bội.

Thể đa bội lẻ A. không có khả năng sinh sản hữu tính (ảnh 1)

b) Các dạng đột biến

- Đột biến đa bội có thể được phân loại thành: đột biến tự đa bội hay đa bội cùng nguồn và đột biến đa bội khác nguồn hay song lưỡng bội.

+ Đột biến đa bội cùng nguồn là đột biến làm tăng số lượng bộ NST đơn bội (n) của loài lên 3, 4, 5 lần hoặc hơn; tạo nên các thể đột biến tam bội (3n), tứ bội (4n), ngũ bội (5n),... Số bộ NST đơn bội trong tế bào của thể đa bội được gọi là mức bội thể.

+ Đột biến đa bội khác nguồn là loại đột biến làm tăng số lượng bộ NST của tế bào bằng cách kết hợp bộ NST của hai hay nhiều loài.

Ví dụ: Lúa mì hiện nay là loài lục bội (6n) được hình thành do lai xa nhiều lần kèm theo đa bội hoá, hay chuối trồng có quả không hạt là loài tam bội.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Giải SGK Sinh 12 Bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Moocgan đã phát hiện ra hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen ở ruồi giấm khi tiến hành lai phân tích ruồi đực và ruồi cái ở thế hệ

Xem đáp án » 22/07/2024 1,533

Câu 2:

Chim sáo ăn những con ve hút máu trên lưng trâu rừng, khi trâu rừng di chuyển thì gây động cỏ, giúp đại bàng dễ bắt các con rắn hơn. Có tối đa bao nhiêu mối quan hệ sinh thái giữa mỗi 2 loài vừa được kể trên?

Xem đáp án » 22/07/2024 1,232

Câu 3:

Tại mội Viện Khoa Học Nông Nghiệp, các nhà tạo giống đã tạo ra hai giống lúa: Giống X có hàm lượng sắt trong gạo tăng lên 3 lần từ một giống đậu của Pháp và một giống lúa khác; giống DT17 cho năng suất, chất lượng gạo cao từ hai giống lúa DT10 và OM80. Trong các phát biết sau, có bao nhiêu phát biểu đúng ?

I.Phương pháp tạo các giống X và DT17 là 2 phương pháp khác nhau trong công nghệ chọn giống.

II. Giống lúa DT17 được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến

III. Giống X được tạo ra bằng phương pháp chuyển gen.

IV. Phương pháp tạo ra giống DT17 là phương pháp dễ áp dụng, tiết kiệm chi phí cho các nhà chọn giống

Xem đáp án » 22/07/2024 1,218

Câu 4:

Ở một giống ngô, chiều cao của cây do các cặp gen  cùng quy định, các gen  phân ly độc lập. Cứ mỗi gen  trội có mặt trong kiểu gen  làm cho cây thấp hơn 10 cm. Cây có chiều thấp nhất là 100 cm. Cho cây bố mẹ dị hợp tất cả các cặp gen tự thụ thu được các hạt ngô F1 đem gieo trồng các hạt ngô thu được các loại kiểu hình như hình bên. Theo lý thuyết, trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng

I. Tính trạng chiều cao cây tuân theo quy luật tương tác bổ sung

II.Cây bố mẹ có kiểu gen dị hợp 3 cặp

III. Cây A có tỉ lệ nhỏ nhất

IV. Cây B có chiều cao 160cm và có kiểu gen AABBDD

Media VietJack

Xem đáp án » 23/07/2024 790

Câu 5:

Quan sát hình ảnh sau đây:
Media VietJack
Cho các nhận xét về hình ảnh trên như sau:
I. Kích thước quần thể cáo lớn hơn kích thước quần thể cỏ.
II. Có 3 loài có thể có tối đa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
III. Nếu loại bỏ khỏi chuột ra khỏi lưới thức ăn thì quan hệ cạnh tranh giữa chim sẻ và cú mèo ngày càng gay gắt.
IV. Loài sinh vật tiêu thụ tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất là cáo.
Phương án nào sau đây là đúng?

Xem đáp án » 22/07/2024 493

Câu 6:

Dựa vào hình bên mô tả cây rau mác khi sống trong các điều kiện môi trường khác nhau, đó là hiện tượng

Media VietJack

Xem đáp án » 22/07/2024 433

Câu 7:

Ở một loài thực vật, màu hoa do 1 gen có 2 alen cùng quy định khi có alen A và B trong kiểu gen sẽ quy định màu đỏ, các kiểu gen còn lại quy định màu trắng. Đem những cây hoa đỏ (P) có cùng kiểu gen  tự thụ phấn, đời con (F1) thu được một lượng cá thể lớn có cả hoa đỏ và hoa trắng. Theo lý thuyết, khi đem các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn, những cây hoa trắng ở F2 có thể chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Xem đáp án » 22/07/2024 377

Câu 8:

Một loài thực vật lưỡng bội, xét 3 gen  trên 2 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen  quy định một tính trạng và mỗi gen  đều có 2 alen , alen  trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây giao phấn với nhau, tạo ra F1 gồm 8 loại kiểu hình, trong đó các cây có kiểu hình trội về 3 tính trạng có 5 loại kiểu gen . Theo lý thuyết, các cây có 2 alen  trội ở F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ?

Xem đáp án » 22/07/2024 353

Câu 9:

Để tìm hiểu mối quan hệ họ hàng giữa các loài, biện pháp nào sau đây là chính xác hơn cả?

Xem đáp án » 22/07/2024 341

Câu 10:

Một quần thể thực vật tự thụ phấn, alen  A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen  a quy định thân thấp; alen  B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen  b quy định hoa trắng. Thế hệ P của quần thể này có thành phần kiểu gen  là 0,3 AABb: 0,4 AaBb: 0,2 Aabb: 0,1 aabb. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F2 có tối đa 4 loại kiểu gen  thân cao, hoa đỏ.

II. Tỷ lệ kiểu gen  đồng hợp giảm dần qua các thế hệ.

III. Ở F3 số cây có kiểu gen  dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen  chiếm tỷ lệ 364

IV. Trong số cây thân cao, hoa đỏ ở F2, có 2455  số cây có kiểu gen  dị hợp tử 1 trong 2 cặp gen .

Xem đáp án » 22/07/2024 334

Câu 11:

Ở tế vi khuẩn E.Coli, quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở đâu? 

Xem đáp án » 22/07/2024 334

Câu 12:

Trong quá trình phiên mã, không có sự tham gia của loại cấu trúc nào sau đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 320

Câu 13:

Trong quá trình dịch mã, phân tử tARN có chức năng nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 315

Câu 14:

Khi nói về Operon Lac ở vi khuẩn E.coli, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 31/07/2024 315

Câu 15:

Ở phép lai nào sau đây, trường hợp trội hoàn toàn, 1 gen quy định 1 tính trạng, số loại kiểu hình ở đực nhiều hơn số loại kiểu hình ở cái?

Xem đáp án » 22/07/2024 271

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »