Hệ thống kiến thức Vật lí lớp 11 Giữa học kì 2

Hệ thống kiến thức Giữa học kì 2 Vật lí lớp 11 có đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Vật lí 11 Giữa học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1 4,721 28/12/2022
Tải về


Hệ thống kiến thức Vật lí lớp 11 Giữa học kì 2

CHƯƠNG IV. TỪ TRƯỜNG

A. TÍNH HÚT ĐẨY

- Hai nam châm cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau. (giống điện tích).

- Hai dòng điện cùng chiều thì đẩy nhau, ngược chiều thì hút nhau. (khác điện tích)

B. LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN DÂY DẪN MANG DÒNG ĐIỆN

1. Điểm đặt: Tại trung điểm đoạn dây dẫn đang xét.

2. Phương: vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dòng điện và cảm ứng từ - tại điểm khảo sát.

2. Chiều lực từ : Quy tắc bàn tay trái

*ND : Đặt bàn tay trái duỗi thẳng để các đường cảm ứng từ xuyên vào lòng bàn tay và chiều từ cổ tay đến ngón tay trùng với chiều dòng điện. Khi đó ngón tay cái choãi ra 90o sẽ chỉ chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn.

3. Độ lớn (Định luật Am-pe). F=BIlsinα    

C. TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY TRONG DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT

1. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài: Vectơ cảm ứng từ tại một điểm được xác định:

Hệ thống kiến thức Vật lí lớp 11 Giữa học kì 2 (ảnh 1)

- Điểm đặt tại điểm đang xét.

- Phương tiếp tuyến với đường sức từ.

- Chiều được xác định theo quy tắc nắm tay phải

- Độ lớn B=2.107Ir

2. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn:

Vectơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây được xác định:

- Phương vuông góc với mặt phẳng vòng dây

- Chiều là chiều của đường sức từ: Khum bàn tay phải theo vòng dây của khung dây sao cho chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều của dòng điện trong khung, ngón tay cái choải ra chỉ chiều đương sức từ xuyên qua mặt phẳng dòng điện

- Độ lớn B=2π107NIR

R: Bán kính của khung dây dẫn

I: Cường độ dòng điện

N: Số vòng dây

3. Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn

Từ trường trong ống dây là từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ B được xác định

- Phương song song với trục ống dây

- Chiều là chiều của đường sức từ

- Độ lớn B=4π.107nI

n=Nl: Số vòng dây trên 1m, N là số vòng dây, là chiều dài ống dây

D. LỰC LORENXƠ

* Lực Lorenxơ là lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường, kết quả là làm bẻ cong (lệch hướng) chuyển động của điện tích

- Điểm đặt tại điện tích chuyển động.

- Phương

- Chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái duỗi thẳng để các đường cảm ứng từ xuyên vào lòng bàn tay và chiều từ cổ tay đến ngón tay trùng với chiều dòng điện. Khi đó ngón tay cái choãi ra 90o sẽ chỉ chiều của lực Lo-ren-xơ nếu hạt mang điện dương và nếu hạt mang điện âm thì chiều ngược lại

- Độ lớn của lực Lorenxơ  f=qvBSinα 

α: Góc tạo bởi [v;B]

1 4,721 28/12/2022
Tải về