Đề cương Học kì 1 Vật lí lớp 11 năm 2022 - 2023 chi tiết nhất

1 552 lượt xem
Tải về


Đề cương Học kì 1 Vật lí lớp 11 năm 2022 - 2023 chi tiết nhất

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG

1. Sự nhiễm điện của các vật, điện tích, tương tác điện. Định luật Cu-Lông, hằng số điện môi.

2. Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích.

3. Điện trường, cường độ điện trường, đường sức điện.

4. Công của lực điện. Thế năng của một điện tích trong điện trường.

5. Điện thế, hiệu điện thế.

6. Tụ điện, điện dung của tụ điện.

CHƯƠNG 2: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

1. Dòng điện. Cường độ dòng điện, dòng điện không đổi. Nguồn điện, suất điện động của nguồn điện. Pin và ắc quy.

2. Điện năng tiêu thụ và công suất điện, công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua, công và công suất của nguồn điện.

3. Định luật Ôm đối với toàn mạch.

4. Đoạn mạch chứa nguồn điện. Ghép các nguồn điện thành bộ.

5. Xác định được suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa bằng thí nghiệm.

CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG

1. Bản chất của dòng điện trong kim loại, sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ, điện trở của kim loại ở nhiệt độ thấp và hiện tượng siêu dẫn, hiện tượng nhiệt điện.

2. Thuyết điện li. Bản chất dòng điện trong chất điện phân. Các hiện tượng diễn ra ở điện cực, hiện tượng dương cực tan. Các định luật Fa-ra-đây.

3. Sự dẫn điện, bản chất dòng điện trong chất khí. Quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí, điều kiện để tạo ra quá trình dẫn điện tự lực. Tia lửa điện, điều kiện tạo ra tia lửa điện. Hồ quang điện, điều kiện tạo ra hồ quang điện.

4. Chất bán dẫn và tính chất. Hạt tải điện trong chất bán dẫn, bán dẫn loại n và bán dẫn loại p. Lớp chuyển tiếp p-n, đi ốt bán dẫn và mạch chỉnh lưu dùng đi ốt bán dẫn, tranzito lưỡng cực n-p-n, cấu tạo và nguyên lí hoạt động.

II. KỸ NĂNG VẬN DỤNG

CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG

1. Vận dụng được định luật Cu-Lông để giải thích và giải được các bài tập về tương tác điện.

2. Vận dụng được các công thức xác định lực điện trong điện trường đều, xác định điện trường do điện tích điểm gây ra. Giải được một số dạng toán của điện trường: Tìm điện trường tổng hợp, xác định vị trí cường độ điện trường bằng 0.

3. Vận dụng được các công thức tính công của lực điện, công thức tính hiệu điện thế; mối liên hệ giữa E, U; mối liên hệ giữa Q, C, U; mối liên hệ giữa điện thế và hiệu điện thế để giải bài tập.

CHƯƠNG 2: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

1. Vận dụng được các công thức tính công của nguồn điện, công suất của nguồn điện, công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua để giải các bài tập.

2. Liên hệ được các bài toán về dòng điện không đổi vào trong thực tế. Phân biệt được điểm khác nhau giữa acquy và pin Vônta.

3. Vận dụng được biểu thức định luật Ôm, công thức tính hiệu điện thế mạch ngoài, suất điện động của nguồn điện, hiện tượng đoản mạch, hiệu suất nguồn điện, định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện, định luật Ôm cho toàn mạch để giải bài toán về mạch điện kín có bộ nguồn.

4. Biết cách tính suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn nối tiếp, song song, hỗn hợp đối xứng. Xác định được chiều dòng điện chạy qua đoạn mạch chứa nguồn điện.

CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG

1. Giải thích được một cách định tính các tính chất điện chung của kim loại dựa trên thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại.

2. Vận dụng được kiến thức để giải thích các ứng dụng cơ bản của hiện tượng điện phân. Vận dụng được định luật Faraday để làm bài tập.

3. Giải thích được một cách định tính bản chất của dòng điện trong chất khí

III. BÀI TẬP

CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG

Câu 1: Bốn vật kích thước nhỏ A,B, C, D nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng đẩy vật C, vật C hút vật D. Biết A nhiễm điện dương. B nhiễm điện gì:

A. B âm, C âm, D dương.

B. B âm, C dương, D dương

C. B âm, C dương, D âm

D. B dương, C âm, D dương

Câu 2: Theo thuyết electron, khái niệm vật nhiễm điện:

A. Vật nhiễm điện dương là vật chỉ có các điện tích dương

B. Vật nhiễm điện âm là vật chỉ có các điện tích âm

C. Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron, nhiễm điện âm là vật dư electron

D. Vật nhiễm điện dương hay âm là do số electron trong nguyên tử nhiều hay ít

Câu 3: Đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện A lại gần quả cầu kim loại B nhiễm điện thì chúng hút nhau. Giải thích nào là đúng:

A. A nhiễm điện do tiếp xúc. Phần A gần B nhiễm điện cùng dấu với B, phần kia nhiễm điện trái dấu. Lực hút lớn hơn lực đẩy nên A bị hút về B

B. A nhiễm điện do tiếp xúc. Phần A gần B nhiễm điện trái dấu với B làm A bị hút về B

C. A nhiễm điện do hưởng ứng Phần A gần B nhiễm điện cùng dấu với B, phần kia nhiễm điện trái dấu. Lực hút lớn hơn lực đẩy nên A bị hút về B

D. A nhiễm điện do hưởng ứng Phần A gần B nhiễm điện trái dấu với B, phần kia nhiễm điện cùng dấu. Lực hút lớn hơn lực đẩy nên A bị hút về B

Câu 4: Có 3 vật dẫn, A nhiễm điện dương, B và C không nhiễm điện. Để B và C nhiễm điện trái dấu độ lớn bằng nhau thì:

A. Cho A tiếp xúc với B, rồi cho A tiếp xúc với C

B. Cho A tiếp xúc với B rồi cho C đặt gần B

C. Cho A gần C để nhiễm điện hưởng ứng, rồi cho C tiếp xúc với B

D. nối C với D rồi đặt gần A để nhiễm điện hưởng ứng, sau đó cắt dây nối.

Câu 5: Hai điện tích đặt gần nhau, nếu giảm khoảng cách giữa chúng đi 2 lần thì lực tương tác giữa 2 vật sẽ:

A. tăng lên 2 lần

B. giảm đi 2 lần

C. tăng lên 4 lần

D. giảm đi 4 lần

Câu 6: Đưa vật A nhiễm điện dương lại gần quả cầu kim loại B ban đầu trung hoà về điện được nối với đất bởi một dây dẫn. điện tích của B như nào nếu ta cắt dây nối đất sau đó đưa A ra xa B:

A. B mất điện tích

B. B tích điện âm

C. B tích điện dương

D. B tích điện dương hay âm tuỳ vào tốc độ đưa A ra xa

Câu 7: Tính lực tương tác điện, lực hấp dẫn giữa electron và hạt nhân trong nguyên tử Hyđrô, biết khoảng cách giữa chúng là 5.10-9cm, khối lượng hạt nhân bằng 1836 lần khối lượng electron

A. Fđ= 7,2.10-8N, Fh = 34.10-51N

B. Fđ = 9,2.10-8 N, Fh = 36.10-51N

C.Fđ = 9,2.10-8 N, Fh = 41.10-51N

D.Fđ = 10,2.10-8 N, Fh = 51.10-51N

Câu 8: Tính lực tương tác điện giữa một electron và một prôtôn khi chúng đặt cách nhau 2.10-9 cm:

A. 9.10-7N

B. 6,6.10-7N

C. 8,76. 10-7N

D. 0,85.10-7N

Câu 9: Hai điện tích điểm q1 = +3 (µC) và q2 = -3 (µC),đặt trong dầu (ε= 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:

A. lực hút với độ lớn F = 45 (N).

B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).

C. lực hút với độ lớn F = 90 (N).

D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).

Câu 10: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí

A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.

B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.

C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.

D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.

Câu 11: Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là:

A. r = 0,6 (cm).

B. r = 0,6 (m).

C. r = 6 (m).

D. r = 6 (cm).

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.

B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.

C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.

D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.

B. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.

C. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện.

D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. êlectron là hạt mang điện tích âm: - 1,6.10-19(C).

B. êlectron là hạt có khối lượng 9,1.10-31(kg).

C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.

D. êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.

Câu 15: Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không chúng tương tác với nhau một lực F. Người ta thay đổi các yếu tố q1, q2, r thấy lực tương tác đổi chiều nhưng độ lớn không đổi. các yếu tố trên thay đổi như thế nào?

A. q1' = - q1; q2' = 2q2; r' = r/2

B. q1' = q1/2; q2' = - 2q2; r' = 2r

C. q1' = - 2q1; q2' = 2q2; r' = 2r

D. Các yếu tố không đổi

Câu 16: Đồ thị biểu diễn lực tương tác Culông giữa hai điện tích quan hệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích là đường:

A. hypebol

B thẳng bậc nhất

C. parabol

D. elíp

Câu 17: Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không tương tác với nhau một lực F. Người ta giảm mỗi điện tích đi một nửa, và khoảng cách cũng giảm một nửa thì lực tương tác giữa chúng sẽ:

A. không đổi

B. tăng gấp đổi

C. giảm một nửa

D. giảm bốn lần

Câu18: Tính lực tương tác giữa hai điện tích q1 = q2 = 3μC cách nhau một khoảng 3cm trong chân không (F1) và trong dầu hỏa có hằng số điện môi ε =2 ( F2):

A. F= 81N ; F2= 45N

B. F= 54N ; F2= 27N

C. F= 90N ; F2= 45N

D. F= 90N ; F2 = 30N

Câu 19: Hai điện tích điểm cách nhau một khoảng 2cm đẩy nhau một lực 1N. Tổng điện tích của hai vật bằng 5.10-5C. Tính điện tích của mỗi vật:

A. q1= 2,6.10-5C; q2 = 2,4.10-5 C

B. q1 = 1,6.10-5 C; q2 = 3,4.10-5 C

C. q1= 4,6.10-5C; q2 = 0,4.10-5 C

D. q1 = 3.10-5 C; q2 = 2.10-5 C

Câu 20: Hai điện tích điểm bằng nhau q = 2 μC đặt tại A và B cách nhau một khoảng AB = 6cm. Một điện tích q1 = q đặt trên đường trung trực của AB cách AB một khoảng x = 4cm. Xác định lực điện tác dụng lên q1:

A. 14,6N

B. 15,3 N

C. 17,3 N

D. 21,7N

Câu 21: Ba điện tích điểm q1 = 2.10-8 C, q2 = q3 = 10-8 C đặt lần lượt tại 3 đỉnh A, B, C của tam giác vuông tại A có AB = 3cm, AC = 4cm. Tính lực điện tác dụng lên q1:

A. 0,3.10-3N

B. 1,3.10-3N

C. 2,3.10-3 N

D. 3,3.10-3 N

Câu 22: Hai điện tích điểm trong không khí q1 và q2 = - 4qtại A và B, đặt q3 tại C thì hợp các lực điện tác dụng lên q3 bằng không. điểm C có vị trí ở đâu:

A. trên trung trực của AB

B. Bên trong đoạn AB

C. Ngoài đoạn AB.

D. không xác định được vì chưa biết giá trị của q3

Câu 23: Hai điện tích điểm trong không khí q1 và q2 = - 4qtại A và B với AB = l, đặt q3 tại C thì hợp các lực điện tác dụng lên q3 bằng không. Khoảng cách từ A và B tới C lần lượt có giá trị:

A. l/3; 4l/3

B. l/2; 3l/2

C. l; 2l

D. không xác định được vì chưa biết giá trị của q3

Câu 24: Một điện tích q được đặt trong điện môi đồng tính, vô hạn. Tại điểm M cách q 40cm, điện trường có cường độ 9.105V/m và hướng về điện tích q, biết hằng số điện môi của môi trường là 2,5. Xác định dấu và độ lớn của q:

A. - 40 μC

B. + 40 μC

C. - 36 μC

D. +36 μC

Câu 25: Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4N. Độ lớn của điện tích đó là:

A. 1,25.10-4C

B. 8.10-2C

C. 1,25.10-3C

D. 8.10-4C

Câu 29:Điện tích điểm q = -3 μC đặt tại điểm có cường độ điện trường E = 12 000V/m, có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới. Xác định phương chiều và độ lớn của lực tác dụng lên điện tích q:

A. có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, F = 0,36N

B. có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, F = 0,48N

C. có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F = 0,36N

D. có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, F = 0,036N

Câu 26: Một điện tích q = 5nC đặt tại điểm A. Xác định cường độ điện trường của q tại điểm B cách A một khoảng 10cm:

A. 5000V/m

B. 4500V/m

C. 9000V/m

D. 2500V/m

Câu 27: Một điện tích q = 10-7C đặt trong điện trường của một điện tích điểm Q, chịu tác dụng lực F = 3mN. Tính cường độ điện trường tại điểm đặt điện tích q. Biết rằng hai điện tích cách nhau một khoảng r = 30cm trong chân không:

A. 2.104V/m

B. 3.104V/m

C. 4.104 V/m

D. 5.104 V/m

Câu 28. Cường độ điện trường của một điện tích điểm tại A bằng 36V/m, tại B bằng 9V/m. cường độ điện trường tại trung điểm C của AB bằng bao nhiêu, biết hai điểm A, B nằm trên cùng một đường sức:

A. 30V/m

B. 25V/m

C. 16V/m

D. 12 V/m

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

MÔN: Vật lí – LỚP: 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Nội dung kiến thức

Số câu

Cấp độ tư duy

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Chương 1: Điện tích. Điện trường  (9 tiết)

6

20%

30%

40%

10%

1. Chủ đề 1: Điện tích. Điện trường

Điện tích. Định luật Cu - lông

1

 

1

 

 

Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích.

1

1

 

 

 

2. Điện trường và cường độ điện trường.

1

 

 

 

1

3. Chủ đề 2: Công của lực điện – Điện thế - Hiệu điện thế

Công của lực điện.

1

 

1

 

 

Điện thế - Hiệu điện thế

1

 

 

1

 

4. Tụ điện

1

 

 

1

 

Chương 2: Dòng điện không đổi (13 tiết)

10

 

 

 

 

5. Dòng điện không đổi – Nguồn điện

2

1

1

 

 

6. Điện năng – Công suất điện

2

1

 

1

 

7. Chủ đề 3: Định luật Ôm đối với toàn mạch – Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch

Định luật Ôm đối với toàn mạch

2

 

1

1

 

Ghép các nguồn điện thành bộ

2

 

1

1

 

Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch

2

 

 

1

1

Chương 3: Dòng điện trong các môi trường (12 tiết)

9

 

 

 

 

8. Dòng điện trong kim loại

2

 

1

1

 

9. Chủ đề 4. Dòng điện trong chất điện phân

3

1

 

1

1

10. Dòng điện trong chất khí

2

1

1

 

 

11. Dòng điện trong chất bán dẫn

2

1

1

 

 

Tổng

25

6

8

8

3

 

 

 

 

 

Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 11 năm 2022 - 2023

Đề cương ôn tập Học kì 1 Vật lí lớp 11 chi tiết nhất Đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Vật lí 11

Thời gian làm bài: 45 phút

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: Một tụ điện điện dung 5μF được tích điện đến điện tích

bằng 86μC. Tính hiệu điện thế trên hai bản tụ:

A. 47,2V

B. 27,2V

C. 37,2V

D. 17,2V

Câu 2: Quy ước chiều dòng điện là:

A. Chiều dịch chuyển của các electron

B. chiều dịch chuyển của các ion

C. chiều dịch chuyển của các ion âm

D. chiều dịch chuyển của các điện tích dương

Câu 3: Cho mạch điện như hình vẽ. Mỗi pin có E = 1,5V; r = 1Ω.

Điện trở mạch ngoài R = 3,5Ω. Tìm cường độ dòng điện ở mạch

ngoài:

A. 0,88A     

B. 0,9A         

C. 1A

D. 1,2A

Câu 4: Nếu độ lớn điện tích của một trong hai vật mang điện giảm

đi một nửa, đồng thời khoảng cách giữa chúng tăng lên gấp đôi thì

lực tương tác điện giữa hai vật sẽ

A. giảm 2 lần.

B. giảm 4 lần

C. giảm 8 lần.

D. không đổi.

Câu 5: Hai điện tích q1 = -10-6C; q2 = 10-6C đặt tại hai điểm A, B

cách nhau 40cm trong không khí. Cường độ điện trường tổng hợp

tại trung điểm M của AB là

A. 4,5.106V/m

B. 0

C. 2,25.105V/m

D. 4,5.105V/m

Câu 6: Một bóng đèn ghi 3V – 3W khi đèn sáng bình thường điện

trở đèn có giá trị là

A. 9Ω 

B. 3Ω

C. 6Ω

D. 12Ω

Câu 7: Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng

A. 1 J.C.

B. 1 J/C. 

C. 1 N/C.

D. 1. J/N.

Câu 8: Trong thời gian cỡ 0,5s đóng công tắc một tủ lạnh thì

cường độ dòng điện trung bình đo được là 6A. Tính điện lượng

chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn nối với động cơ của tủ

lạnh.

A. 3C. 

B. 12,5C.

C. 2C

D. 1,25C

Câu 9: Hai thanh kim loại có điện trở bằng nhau. Thanh A chiều

dài lA, đường kính d; thanh B có chiều dài lB = 2lA và đường

kính d = 2dA. Điện trở suất của chúng liên hệ với nhau như thế

nào:

A.  ρA = 0,25 ρB 

B.  ρA = 0,5 ρB

C.  ρA = 4ρB

D.  ρA = 2ρB

Câu 10: Hạt mang điện tự do trong chất khí là

A. ion dương, ion âm, electron tự do             

B. ion dương, ion âm

C. ion dương, electron tự do

D. ion dương, electron tự do

PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm)

Bài 1: (3 điểm) Cho một khung dây hình chữ nhật, kích thước

30cm x 20cm, trong có dòng điện I = 0,5A; khung được đặt trong

một từ trường đều có phương vuông góc với mặt phẳng chứa

khung và có độ lớn B = 0,1T. Hãy xác định

a. Lực từ tác dụng lên mỗi cạnh của khung

b. Lực tổng hợp của các lực từ ấy

Bài 2: (2 điểm) Một ấm nước dùng với hiệu điện thế  thì đung sôi

được 1,5 lít nước từ nhiệt độ  trong thời gian 10 phút. Biết nhiệt

dung riêng của nước là . Khối lượng riêng của nước là  và hiệu

suất của ấm là 90%. Tính điện trở của ấm?

Đề cương ôn tập Học kì 1 Vật lí lớp 11 chi tiết nhất Đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Vật lí 11

Thời gian làm bài: 45 phút

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: Đường sức điện cho biết

A. Độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy.

B. Độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn

bằng đường sức ấy.

C. Độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy.

D. Hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường

sức ấy.

Câu 2: Gọi UMNhiệu điện thế, điện thế VM và VN là điện thế,

AMN  là công của lực điện khi di chuyển điện tích q giữa hai điểm

M và N. Công thức nào sau đây là đúng

A. UMN=VMVN=AMNq.d

B.  UMN=VMVN=AMN.qd

C.  UMN=VMVN=AMNq   

D. UMN=VMVN=AMNd

Câu 3: Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một

điện trường đều với cường độ 3000 V/m thì công của lực điện

trường là 90 mJ. Nếu cường độ điện trường là 4000 V/m thì công

của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là

A. 80 J. 

B. 67,5m J. 

C. 40 mJ.

D. 120 mJ.

Câu 4: Muốn ghép 3 pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động

9V, điện trở trong 2Ω  thành  bộ nguồn 18 V thì điện trở trong của

bộ nguồn là

A. 6Ω.

B.

C. 3Ω.

D. 2Ω.

Câu 5: Hai điện tích đặt cách nhau một khoảng 9cm trong môi

trường cho hằng số điện môi = 2. Lực tương tác giữa hai điện tích

đó là :

A.  0,05N

B.  4,5.10-3N

C.  5.10-4N

D.  4,5.10-4N

Câu 6: : Hai bóng đèn có công suất định mức lần lượt là P1 < P2

đều làm việc bình thường ở hiệu điện thế U = 6V. Cường độ dòng

điện qua mỗi bóng đèn và điện trở của hai bóng đèn có mối liên

hệ:

A.  I1 < I2 và R1 < R2.         

B.  I1 < I2 và R1 > R2.         

C.  I1 > I2 và R1 > R2.         

D.  I1 > I2 và R1 < R2.

Câu 7: Nếu ghép 3 pin giống nhau nối tiếp thu được bộ nguồn 7,5

V và 3 Ω thì khi mắc 3 pin đó song song thu được bộ nguồn

A. 2,5 V và 1 Ω.   

B. 7,5 V và 1 Ω.    

C. 75 V và 1 Ω.     

D. 2,5 V và

Câu 8: Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng mà khi ta hạ nhiệt độ

xuống dưới nhiệt độ TC nào đó, điện trở kim loại (hay hợp kim) :

A. không thay đổi

B. giảm đến một giá trị khác không.

C. giảm đột ngột đến giá trị bằng không

D. tăng đến vô cực

Câu 9: Bản chất dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có

hướng của:

A. các ion âm

B. các ion dương. 

C. các ion và các electron tự do

D. các electron tự do

Câu 10: Cường độ dòng điện không đổi có biểu thức nào sau đây:

A. I = q.t 

B. I=qt

C. I=tq

D. I=qe

PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm)

Bài 1: (2 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ:

U=12V,  R1=24Ω,  R3=3,8Ω,  RA=0,2Ω. Ampe kế chỉ . Tính

nhiệt lượng tỏa ra trên  trong thời gian 5 phút.

Bài 2: (3 điểm) Một bóng đèn  có dây tóc làm bằng vônfram.

Điện trở của dây tóc bóng đèn ở   . Nhiệt độ của dây tóc bóng

khi bóng đèn sáng bình thường là bao nhiêu? Biết hệ số nhiệt

điện trở của vônfram là α=4,5.103K1 .

1 552 lượt xem
Tải về