Đề cương Giữa học kì 1 Vật lí lớp 11 năm 2022 - 2023 chi tiết nhất

Đề cương Giữa học kì 1 Vật lí lớp 11 năm 2022 - 2023 chi tiết nhất chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Vật lí 11 Giữa học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 1,679 28/11/2022
Tải về


Đề cương ôn tập Giữa học kì 1 Vật lí lớp 11 năm 2022 - 2023 chi tiết nhất

Khung ma trận đề kiểm tra. 

 

Bài học

 

Nội dung

Số câu/số điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1. Lực culông

- Nhận biết được nội dung định luật Cu-lông , công thức định luật Cu-lông và đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.

1TN

1TN

 

 

2. Thuyết electron. ĐLBT điện tích

Nhận biết được nội dung thuyết electron và ĐLBT điện tích.

2TN

 

 

 

3.Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện

- Nhận biết được định nghĩa cường độ điên trường, điện trường đều

- Vận dụng được các công thức và đặc điểm của vectơ cường độ điện trường.

- Giải được bài toán cơ bản liên quan đến nguyên lý chồng chất điện trường.

1TN

1TN

1TL

 

4. Công của lực điện

Nhận biết đặc điểm của công dịch chuyển điện tích trong điện trường bất kì.và hiểu được công thức tính công của lực điện trong điện trường đều.

1TN

1TN

 

 

5. Điện thế. Hiệu điện thế

Nhận biết được định nghĩa, công thức của điện thế, hiệu điện thế, mối liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường.

2TN

1TL

 

 

6. Tụ điện

Nhận biết và hiểu được được định nghĩa, cấu tạo của tụ điện, các loại tụ điện, đơn vị và công thức tính điện dung.

1TN

1TN

 

 

7. Nguồn điện. Dòng điện không đổi

Nhận biết được định nghĩa cường độ dòng điện, dòng điện không đổi và suất điện động của nguồn điện.

1TN

1TL

 

 

8. Công suất điện. Điện năng

Nhận biết được định nghĩa, đơn vị và công thức tính điện năng, nhiệt lượng và công suất.Vận dụng được công thức để tính công suất, điện năng

2TN

1TL

1TL

 

9. Định luật Ôm toàn mạch

Nhận biết và hiểu được hiện tượng đoản mạch. Vận dụng được công thức định luật Ôm toàn mạch và và hiệu suất của nguồn điện.

1TN

1TL

 

1TL

 

TỔNG

 

 

12TN

 

8TN

 

 

2TL

 

1TL

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:

CHƯƠNG 1: ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG

1. Sự nhiễm điện của các vật, điện tích, tương tác điện. Định luật Cu-Lông, hằng số điện môi.

2. Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích.

3. Điện trường, cường độ điện trường, đường sức điện.

4. Công của lực điện. Thế năng của một điện tích trong điện trường.

5. Điện thế, hiệu điện thế.

6. Tụ điện, điện dung của tụ điện.

II. KỸ NĂNG VẬN DỤNG:

CHƯƠNG 1: ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG

1. Vận dụng được định luật Cu-Lông để giải thích và giải được các bài tập về tương tác điện. 

2. Vận dụng được các công thức xác định lực điện trong điện trường đều, xác định điện trường do điện tích điểm gây ra. Giải được một số dạng toán của điện trường: Tìm điện trường tổng hợp, xác định vị trí cường độ điện trường bằng 0.

3. Vận dụng được các công thức tính công của lực điện, công thức tính hiệu điện thế; mối liên hệ giữa E, U; mối liên hệ giữa Q, C, U; mối liên hệ giữa điện thế và hiệu điện thế để giải bài tập.

III. BÀI TẬP: 

Đề thi Giữa học kì 1 Vật lí lớp 11 năm 2022 - 2023

Đề thi Giữa học kì 1 Vật lí lớp 11 Đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Vật lí 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1: Lực tương tác giữa hai điện tích q1 = q2 = -7.10-9C khi đặt cách nhau 10 cm trong không khí là

A. 32,4.10-10 N.    

B. 32,4.10-6 N.

C. 8,1.10-10 N.    

D. 44,1.10-6 N.

Câu 2: Lực hút tĩnh điện giữa hai điện tích là 9.10-6 N. Khi đưa chúng xa nhau thêm 2 cm thì lực hút là 4.10-6 N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là

A. 1 cm.   

B. 2 cm.

C. 3 cm.    

D. 4 cm.

Câu 3: Hai điện tích điểm đứng yên trong không khí cách nhau một khoảng r tác dụng lên nhau một lực có độ lớn bằng F. Khi đưa chúng vào điện môi có hằng số điên môi ε = 3 và giảm khoảng cách giữa chúng còn r/3 thì độ lớn của lực tương tác giữa chúng là

A. 18F.    

B. 3 F.

C. 6F.    

D. 4,5F.

Câu 4: Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,8 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó là 3,2.10-4 N. Độ lớn của điện tích đó là

A. 0,25 mC.    

B. 1,50 mC.

C. 1,25 mC.    

D. 0,4 mC.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?

A. Một quả cầu kim loại nhiễm điện, đặt xa các vật khác.

B. Một quả cầu thủy tinh nhiễm điện, đặt xa các vật khác

C. Hai quả cầu kim loại, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.

D. Hai quả cầu thủy tinh, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.

Câu 6: Hai quả cầu nhỏ mang điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 10 cm trong chân không thì tác dụng lên nhau một lực 36.10-3N. Xác định độ lớn điện tích của hai quả cầu đó.

A. 0,1 μC    

B. 0,2 μC

C. 0,15 μC   

D. 0,25 μC

Câu 7: Một thanh êbônit khi cọ xát với tấm dạ (cả hai không mang điện tích cô lập với các vật khác) thì thu được điện tích -3.10-8C. Tấm dạ sẽ có điện tích

A. -3.10-8 C    

B. -1,5.10-8 C

C. 3.10-8 C

D. 0.

Câu 8: Một quả cầu tích điện 6,4.10-7C. Trên quả cầu thừa hay thiếu bao nhiêu electron so với số proton để quả cầu trung hòa về điện?

A. Thừa 4.1012 electron.

B. Thiếu 4.1012 electron.

C. Thừa 25.1012 electron.

D. Thiếu 25.1013 electron.

Câu 9: Hai hạt bụi trong không khí, mỗi hạt chứa 5.108 electron cách nhau một khoảng r. Lực đẩy tĩnh điện giữa hai hạt bằng 1,44.10-7 N. Tính r.

A. 1 cm.   

B. 4 cm.

C. 2 cm.    

D. 3 cm.

Câu 10: Đặt hai hòn bi thép nhỏ không nhiễm điện, gần nhau, trên mặt một tấm phẳng kim loại, nhẵn, nằm ngang. Tích điện cho một hòn bi thì chúng chuyển động

A. Lại gần nhau rồi dừng lại.

B. Ra xa nhau.

C. Lại gần nhau chạm nhau rồi đẩy nhau ra.

D. Ra xa nhau rồi lại hút lại gần nhau.

Câu 11: Ba điện tích điểm q1 = +2.10-8 C nằm tại điểm A, q2 = +4.10-8 C nằm tại điểm B và q3 = -0,684.10-8C nằm tại điểm C. Hệ thống nằm cân bằng trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang. Độ lớn cường độ điện trường tại các điểm A, B và C lần lượt là EA, EB và EC. Chọn phương án đúng.

A. EA > EB = EC.    

B. EA > EB > EC.

C. EA < EB = EC.    

D. EA = EB

Câu 12: Trên hình bên có vẽ một số đường sức của hệ thống hai điện tích. Các điện tích đó là

Câu 13: Cho một hình thoi tâm O, cường độ điện trường tại O triệt tiêu khi tại bốn đỉnh của hình thoi đặt.

A. Các điện tích cùng độ lớn.

B. Các điện tích ở các đỉnh kề nhau khác dấu nhau.

C. Các điện tích ở các đỉnh đối diện nhau cùng dấu và cùng độ lớn.

D. Các điện tích cùng dấu.

Câu 14: Tính cường độ điện trường do một điện tích điểm +4.10-9C gây ra tại một điểm cách nó 5 cm trong chân không.

A. 144 kV/m.    

B. 14,4 kV/m.

C. 288 kV/m.    

D. 28,8 kV/m.

Câu 15: Đồ thị nào trong hình vẽ phản ánh sự phụ thuộc của độ lớn cường độ điện trường E của một điện tích điểm vào khoảng cách r từ điện tích đó đến điểm mà ta xét?

A. Hình 1.    

B. Hình 2.

C. Hình 3.    

D. Hình 4.

Câu 16: Muối ăn (NaCl) kết tinh là điện môi. Chọn câu đúng.

A. Trong muối ăn kết tinh có nhiều ion dương tự do.

B. Trong muối ăn kết tinh có nhiều ion âm tự do.

C. Trong muối ăn kết tinh có nhiều electron tự do.

D. Trong muối ăn kết tinh hầu như không có ion và electron tự do.

Câu 17: Trong trường hợp nào sau đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện hưởng ứng?

Đặt một quả cầu mang điện tích ở gần đầu của một

A. Thanh kim loại không mang điện tích.

B. Thanh kim loại mang điện tích dương.

C. Thanh kim loại mang điện tích âm.

D. Thanh nhựa mang điện tích âm.

Câu 18: Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do

A. Hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc.

B. Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

C. Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng.

D. Cả ba hiện tượng nhiễm điện nêu trên.

Câu 19: Đưa một quả cầu kim loại A nhiễm điện dương lại gần một quả cầu kim loại B nhiễm điện dương. Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra?

A. Cả hai quả cầu đều nhiễm điện do hưởng ứng.

B. Cả hai quả cầu đều không bị nhiễm điện do hưởng ứng.

C. Chỉ có quả cầu B bị nhiễm điện do hưởng ứng.

D. Chỉ có quả cầu A bị nhiễm điện do hưởng ứng.

Câu 20: Đặt hai hòn bi thép nhỏ không nhiễm điện, gần nhau, trên mặt một tấm phẳng kim loại, nhẵn, nằm ngang. Tích điện cho một hòn bi thì chúng chuyển động

A. Lại gần nhau rồi dừng lại.

B. Ra xa nhau.

C. Lại gần nhau chạm nhau rồi đẩy nhau ra.

D. Ra xa nhau rồi lại hút lại gần nhau.

Phần 2: Tự luận (5 điểm)

Câu 1: A, B, C là ba điểm tạo thành tam giác vuông tại A đặt trong điện trường đều có véc tơ E  song song với AB. Cho α = 60°; BC = 10 cm và UBC = 400 V.

Câu 2: Cho đoạn mạch như hình vẽ: R1 = R3 = 3Ω, R2 = 2Ω, R4 = 1Ω, R5 = 4Ω, cường độ qua mạch chính I = 3A. Tìm:

   a) UAB.

   b) Hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở.

   c) UAD, UED.

   d) Nối D, E bằng tụ điện C = 2μF. Tìm điện tích của tụ.

Đề thi Giữa học kì 1 Vật lí lớp 11 Đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Vật lí 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1:  Hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì

A. chúng phải có cùng điện dung

B. Tụ có điện dung lớn sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn hơn

C. Tụ có điện dung lớn sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ hơn

D. Hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện phải bằng nhau

Câu 2:   Cường độ dòng điện được đo bằng

A.  Nhiệt kế              

B.  Lực kế                    

C.  ampe kế                                 

D.  Vôn kế

Câu 3:  Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 40 V. Chọn đáp án chính xác nhất?

A. Điện thế ở M là 40 V.

B. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 40 V.

C. Điện thế ở N bằng 0.

D. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm.

Câu 4:  Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là

A. V/m.                    

B. V.m2.                      

C. V.m.                            

D. V/m2.

Câu 5:  Điện tích của hai bản tụ điện có tính chất nào sau đây?

A. cùng dấu và có độ lớn không bằng nhau.

B. cùng dấu và có độ lớn bằng nhau.

C. trái dấu và có độ lớn bằng nhau.

D. trái dấu và có độ lớn gần bằng nhau.

Câu 6:  Phát biểu nào sau đây không đúng? Theo thuyết êlectron thì một vật

A.   nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.

B.   nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương. 

C.   nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.

D.   nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron

Câu 7:  Trong hệ SI, hệ số tỉ lệ k của định luật Cu- lông có đơn vị

A. N. m2/C.             

B. N. m/C2.                 

C. N. m2/C2.                        

D. N2. m/C2.

Câu 8:   Đơn vị của cường độ dòng điện là

A.  Vôn (V)              

B.  niutơn (N)              

C.  ampe (A)                               

D.  fara (F)

Câu 9:  Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho

A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.

B. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.

C. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.

D. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.

Câu 10:   Cường độ dòng điện chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn là 1,5A trong khoảng thời gian 3s. Khi đó điện lượng dịch chuyển qua tiết diện dây là

A.  4  (C)                  

B.  2 (C)                      

C.  0,5 (C)                               

D.  4,5 (C)

Câu 11:  Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét nào không đúng?

A. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.

B. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.

C. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F).

D. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.

Câu 12:  Công thức nào sau đây không dùng để tính công của điện trường?

A. A = q(V1 - V2)    

B. A = qF.                   

C. A = qU.                               

D. A = qEd.

Câu 13:  Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện?

A. Sét giữa các đám mây.

B. Chim thường xù lông về mùa rét;

C. Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường;

D. Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu;

Câu 14:  Hạt nhân của một nguyên tử oxi có 8 proton và 9 notron, số electron của nguyên tử oxi là

A.   9.                       

B. 17.                           

C. 8.

D. 16.

Câu 15:   Mối liên hệ giữa cường độ dòng điện (I), điện lượng (q) qua tiết diện thẳng của một dây dẫn được biểu diễn bằng đồ thị ở hình vẽ nào sau đây?

A.  Hình III                  

B.  Hình I                    

C.  Hình II

D.  Hình IV

Câu 16:   Dòng diện chạy qua một dây dẫn kim loại có cường độ 2A. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong khoảng thời gian 2s là

A.  2,5.1019               

B.  2,5.1018                  

C.  0,4.10-19

D.  4.10-19

Câu 17:  Điện tích điểm q = 80 nC đặt cố định tại O trong dầu. Hằng số điện môi của dầu là ε = 4. Cường độ điện trường do q gây ra tại M cách O một khoảng MO = 30 cm

A. 0,6.104 V/m.       

B. 0,6.103 V/m.          

C. 2.103 V/m.          

D. 2.105 V/m.

Câu 18:   Suất điện động của một ắc quy là 3V, lực lạ đã dịch chuyển một lượng điện tích đã thực hiện một công là 6mJ. Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là

A.  18.10-3(C)           

B.  0,5.10-3 (C)            

C.  18.10-3 (C)                               

D.  2.10-3 (C)

Câu 19:  Nhiễm điện cho một thanh nhựa rồi đưa nó lại gần hai vật M và N. Ta thấy thanh nhựa hút cả hai vật M và N. Tình huống nào dưới đây chắc chắn không thể xảy ra ?

A. Cả M và N đều không nhiễm điện.

B. M nhiễm điện, còn N không nhiễm điện.

C. M và N nhiễm điện cùng dấu.

D. M và N nhiễm điện trái dấu.

Câu 20:  Một quả cầu mang điện tích 8.10-7C. Để quả cầu trung hòa về điện thì quả cầu

A.  mất đi 8.107 êlectron.                             

B.  nhận thêm 5.1012 êlectron.

C.  nhận thêm 8.107 êlectron.                       

D.  mất đi 5.10-2 êlectron.

Phần II: Tự luận (5 điểm)

Bài 1: Một bộ acquy có suất điện động 12V nối vào một mạch kín.

a) Tính lượng điện tích dịch chuyển ở giữa hai cực của nguồn điện để acquy sản ra công 720 J.

b) Thời gian dịch chuyển lượng điện tích này là 5 phút. Tính cường độ dòng điện chạy qua acquy này.

c) Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 phút.

Bài 2: Cho đoạn mạch như hình vẽ: R1 = 36Ω, R2 = 12Ω, R3 = 10Ω, R4 = 30Ω, UAB = 54V. Tìm cường độ dòng điện qua từng điện trở.

Bài 3: Tụ phẳng không khí d = 1,5cm nối với nguồn U = 39kV (không đổi).

a) Tụ có hư không nếu biết điện trường giới hạn của không khí là 30kV/cm?

b) Sau đó đặt tấm thủy tinh có ε = 7, l = 0,3cm và điện trường giới hạn 100kV/cm vào khoảng giữa, song song 2 bản. Tụ có hư không?

1 1,679 28/11/2022
Tải về