Hệ thống kiến thức Ngữ văn lớp 8 Học kì 1 năm 2022 - 2023 chi tiết nhất

Hệ thống kiến thức Ngữ văn lớp 8 Học kì 1 năm 2022 - 2023 chi tiết nhất giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 8 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 5,664 27/12/2022


Hệ thống kiến thức Ngữ văn lớp 8 Học kì 1

Phần I: Văn bản

Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:

Tôi đi học – Thanh Tịnh

Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng

Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố

Lão Hạc – Nam Cao

Cô bé bán diêm – An-đéc-xen

Đánh nhau với cối xay gió – Xéc-van-tét

Chiếc lá cuối cùng – Ô-hen-ri

Hai cây phong – Ai-ma-tốp

Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

Ôn dịch, thuốc lá

Bài toán dân số

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu 

Đập đá ở Côn Lôn – Phan Châu Trinh

Muốn làm thằng Cuội – Tản Đà

Phần II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

2. Trường từ vựng

3. Từ tượng hình, tượng thanh

4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

5. Trợ từ, thán từ

6. Tình thái từ

7. Nói quá

8. Nói giảm nói tránh

9. Câu ghép

10. Các dấu câu

Phần III: Tập làm văn

- Văn thuyết minh.

VD: SGK Ngữ văn 8 tập 1áo dàicặp sách,..

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Phần I: Văn bản

Tôi đi học – Thanh Tịnh

+ Giá trị nội dung: Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” trong những ngày đầu đến trường. Những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi.

+ Giá trị nghệ thuật: 

  • Phối hợp tự sự xen lẫn miêu tả và biểu cảm.
  • Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
  • Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo, ghi lại dòng hồi tưởng, liên tưởng của nhân vật “tôi”.
  • Giọng điệu trữ tình trong sáng.

Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng

+ Giá trị nội dung: Đoạn trích thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và xúc động thông qua những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ luôn khao khát tình yêu thương. Qua đó thể hiện tình cảm đáng thương của chú bé Hồng và lên án những hủ tục phong kiến.

+ Giá trị nghệ thuật:

  • Nghệ thuật miêu tả ngoại hình làm nổi bật tính cách và nội tâm nhân vật.
  • Thể loại hồi kí đang xen các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự sự sâu sắc, giúp diễn tả tinh tế nội tâm nhân vật.

Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố

+ Giá trị nội dung: Vạch trân bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời khi đề ra những thứ thuế vô lí cho người dân nông dân vô tội. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

+ Giá trị nghệ thuật:

  • Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao.
  • Cách kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vật.
  • Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.

+ Ý nghĩa nhan đề: Tức nước vỡ bờ ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó và kết quả cuối cùng là bờ sẽ phải vỡ ra. Đây là điều khẳng định cho một quy luật tự nhiên là “ở nơi đâu có áp bức bóc lột tàn khốc thì ở đó có đấu tranh, có phản kháng mạnh mẽ”. Tuy rằng sự chống cự của chị Dậu không giúp cuộc đời tăm tối trở nên sáng hơn nhưng đây chính là con đường duy nhất mà quần chúng nhân dân lúc bấy giờ phải đi theo vì chỉ có đấu tranh giải phóng mình, lấy được sự tự do thì họ mới không còn bị áp bức, không còn bị bóc lột nữa.

Lão Hạc – Nam Cao

+ Giá trị nội dung:

  • Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh của lão Hạc: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm. 
  • Cảm thông, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng. Qua đó thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân trong xã hội của nhà văn Nam Cao.

+ Giá trị nghệ thuật: 

  • Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão Hạc.
  • Nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc.
  • Xây dựng được nhân vật có tính cá thể hóa cao.

Cô bé bán diêm – An-đéc-xen

+ Giá trị nội dung: Truyện kể về hình ảnh một cô bé bán diêm nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh trong đêm giao thừa. Qua đó tác giả muốn gửi gắm một thông điệp giàu tính nhân đạo: hãy yêu thương và để trẻ thơ được sống hạnh phúc. 

+ Giá trị nghệ thuật:

  • Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa yếu tố thật và huyền ảo với các tình tiết diễn biến hợp lí.
  • Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
  • Kết cấu truyện theo lối tương phản, đối lập.

Đánh nhau với cối xay gió – Xéc-van-tét

+ Giá trị nội dung: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ. Qua đó tác giả còn muốn báo trước sự xuất hiện của thời đại phục hưng với những con người mới, những tính cách mới nghị lực mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn.

+ Giá trị nghệ thuật:

  • Thành công khi xây dựng được cặp nhân vật tương phản.
  • Có giọng điệu hài hước, phê phán.

Chiếc lá cuối cùng – Ô-hen-ri

+ Giá trị nội dung: Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người.

+ Giá trị nghệ thuật:

  • Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn.
  • Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần đã tạo ra hứng thú với người đọc.

Chiếc lá cuối cùng cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác vì: Đó không chỉ là một bức tranh nghệ thuật của người nghệ sĩ tài ba. Mà đó còn là bức tranh được vẽ bởi tấm lòng yêu thương con người. Tác phẩm đó được tạo ra bằng sự hi sinh mạng sống của cụ để cứu lấy một tâm hồn đang tuyệt vọng. Tác phẩm đã tác động mãnh liệt vào tâm hồn con người, đánh thức niềm tin, sự hi vọng của con người vào cuộc đời.

Hai cây phong – Ai-ma-tốp

+ Giá trị nội dung: Hình ảnh hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm đẹp đẽ về tuổi thơ của người họa sĩ làng Ku-ku-rêu.

+ Giá trị nghệ thuật:

  • Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên mạch kể lồng ghép.
  • Kể chuyện xen lẫn miêu tả, biểu cảm. Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa.
  • Các biện pháp so sánh, nhân hóa với nhiều liên tưởng, tưởng tượng phong phú.

Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

+ Bố cục: Nguyên nhân ra đời của thông điệp “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” g Nêu lên tác hại của việc sử dụng bao ni lông và cách giải quyết. g Kêu gọi mọi người hãy quan tâm bảo vệ môi trường bằng hành động cụ thể.

+ Giá trị nội dung: Văn bản đưa đến cho mỗi chúng ta sự nhìn nhận và hành xử đúng đắn hơn với môi trường sống của mình bằng cách chỉ ra những  tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông và đề ra những giải pháp, hành động có thể cải thiện môi trường sống, để bảo vệ Trái đất.

+ Giá trị nghệ thuật

  • Giải thích đơn giản, khách quan, rõ ràng.
  • Bố cục chặt chẽ.
  • Ngôn ngữ: chính xác, rõ ràng, chân thành... trên cơ sở khoa học khách quan, xác thực.

Ôn dịch, thuốc lá

+ Bố cục: Thông báo về nạn dịch thuốc lá thuốc lá g Tác hại của thuốc lá (Ảnh hưởng tới sức khoẻ con người; Ảnh hưởng của thuốc lá đến đạo đức con người) g Lời kêu gọi chống thuốc lá.

+ Giá trị nội dung: Văn bản đề cập tới nạn nghiện thuốc lá với những phân tích thấu đáo, tác giả đã chỉ ra nhiều tác hại của thuốc lá đối toàn thể xã hội. Bởi vậy, muốn chống lại nó cần có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch.

+ Giá trị nghệ thuật:

  • Cách lập luận vô cùng chặt chẽ, cụ thể thuyết phục với lối văn viết giàu nhiệt huyết đã tạo nên hiệu quả cho văn bản.
  • Sử dụng thủ pháp so sánh để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học liên quan đến vấn đề xã hội.

Bài toán dân số

+ Bố cục: Đưa ra bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại g Sự gia tăng khủng khiếp của dân số. g Lời kêu gọi loài người cần kiềm chế tăng dân số.

+ Giá trị nội dung: Văn bản đề cập đến tình trạng bùng nổ dân số thế giới quá nhanh. 

+ Giá trị nghệ thuật:

  • Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu, phân tích.
  • Lập luận chặt chẽ.
  • Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục.

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu 

+ Giá trị nội dung: bài thơ đã khắc họa phong thái ung dung, đường hoàng, phí phách kiên cường bất khuất, vượt lên trên hoàn cảnh tù ngục của nhà cách mạng Phan Bội Châu.

+ Giá trị nghệ thuật: giọng điệu hào hùng, khoa trương, bút pháp lãng mạn vận dụng nhuần nhuyễn, thể thơ thất ngôn bát cú với các phép đối chặt chẽ làm cho tầm vóc nhân vật trữ tình trở nên lớn lao, kì vĩ.

Đập đá ở Côn Lôn – Phan Châu Trinh

+ Giá trị nội dung: Bài thơ giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp, một khí thế ngang tàng, vẻ đẹp lẫm liệt của nhà cách mạng Phan Chu Trinh. Dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề sờn lòng đổi chí.

+ Giá trị nghệ thuật:

  • Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngôn ngữ hàm súc, kết hợp tả thực ẩn dụ, nói quá.
  • Bài thơ sử dung bút pháp lãng mạn, hình ảnh thơ phóng đại và khoa trương.
  • Giọng thơ hào hùng, ngang tàng, lẫm liệt, giàu sức biểu cảm. 

Muốn làm thằng Cuội – Tản Đà

+ Giá trị nội dung: Bộc lộ tâm sự của tác giả về nỗi buồn nhân thế do bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa. Qua đó, thể hiện khát vọng muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.

+ Giá trị nghệ thuật:

  • Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngôn ngữ dân dã đời thường và mang nét mới khi thể hiện cái tôi trong bài thơ.
  • Hồn thơ lãng mạn, pha chút ngông nghênh đáng yêu.
  • Giọng thơ hóm hỉnh, kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
  • Sử dụng câu hỏi tu từ, câu cầu khiến, điệp từ, nhân hóa đã thể hiện rõ hơn tâm trạng của nhà thơ.

Phần II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

- Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

- Một từ ngừ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.

VD: Giáo dục:

+ Thầy giáo: Thầy giáo dạy Toán, Thầy giáo dạy Văn…

+ Học sinh: Học sinh giỏi, HS yếu…

2. Trường từ vựng

- Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

VD: Y phục: quần áo, giày dép, mũ nón…

3. Từ tượng hình, tượng thanh

- Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. VD: gập ghềnh.

- Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. VD: ầm ầm.

4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

- Từ địa phương: là từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. VD: cha, ba, bố,…

- Biệt ngữ xã hội: chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. VD: trẫm, khanh,…

5. Trợ từ, thán từ

- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. VD: những, có, chính, đích, ngay…

- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ gồm có hai loại chính:

+ Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ,  ôi, ô hay, than ôi, trời ơi…

+ Thán từ gọi đáp: này, vâng, dạ, ừ…

6. Tình thái từ

- Là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

- Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý:

+ Tình thái từ nghi vấn.

+ Tình thái từ cầu khiến.

+ Tình thán từ cảm thán.

+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.

7. Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

8. Nói giảm nói tránh: Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

9. Câu ghép

- Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.

VD: Tôi đi học còn mẹ đi làm.

- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép: nguyên nhân, điều kiện (giả thiết), tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, nối tiếp, đồng thời, giải thích…

10. Các dấu câu

- Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dâu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).

- Dấu hai chấm dùng để:

+ Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.

+ Đánh dấu lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

- Dấu ngoặc kép dùng để:

+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,…được dẫn.

Phần III: Tập làm văn

- Văn thuyết minh: SGK Ngữ văn 8 tập 1.

Dàn ý

A. Mở bài:

- Giới thiệu và nêu giá trị của sách nói chung với cuộc sống con người.

- Giới thiệu về SGK và tình cảm của em với cuốn SGK Ngữ văn 8, tập một.

B. Thân bài:

- Giới thiệu xuất xứ của sách:

+ SGK Ngữ văn 8, tập một được ra đời từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

+ Các tác giả cuốn sách là những giáo sư, nhà nghiên cứu đầu ngành về văn chương của Việt Nam.

- Thuyết minh, giới thiệu về hình thức bề ngoài của sách:

+ Cuốn sách có hình thức đơn giản, hài hòa, khổ 17x24 rất phù hợp và thuận tiện cho học sinh khi sử dụng.

+ Bìa một của cuốn sách có tông màu nổi bật là màu lòng tôm đậm pha hồng rất bắt mắt. Trên cùng là dòng chữ “Bộ Giáo dục và Đào tạo” được in trang trọng. Dưới đó là tên cuốn sách được viết theo kiểu chữ hoa mềm mại: “Ngữ văn” màu xanh da trời. Số 8 màu trắng nhã nhặn nhưng cũng rất dễ nhìn, dễ nhận ra. Nổi bật trên bìa sách là một khóm hoa màu vàng nhạt xinh xắn.

+ Bìa bốn của cuốn sách có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tế quen thuộc của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Danh sách bộ SGK lớp 8 cũng được in rõ ràng, đầy đủ. Cuối trang là mã vạch và giá tiền.

- Giới thiệu bao quát bố cục của sách:

+ SGK Ngữ văn 8, tập một có 17 bài, tương ứng với 17 tuần.

+ Mỗi bài lại gồm 4 bài nhỏ trong đó thường là 2 văn bản, 1 bài Tiếng Việt và 1 bài Tập làm văn.

+ Quyển sách là sự phát triển kế tiếp SGK lớp 6 và lớp 7. 

- Giới thiệu nội dung, giá trị của cuốn sách:

+ Ở phần Văn học, học sinh sẽ được làm quen, tiếp xúc, tìm hiểu các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XIX đến 1945. Đồng thời, sách còn giới thiệu phần văn học nước ngoài với những tác phẩm đặc sắc của Mĩ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Liên bang Nga.

+ Phần Tiếng Việt gồm cả từ ngữ và ngữ pháp được sách cung cấp rất dễ hiểu, khoa học, ngắn gọn, vừa cung cấp tri thức, vừa giúp học sinh luyện tập.

+ Ở phần Tập làm văn, ngoài việc tiếp tục làm văn tự sự, học sinh còn được học thêm một thể loại rất mới là văn thuyết minh.

- Nêu cách sử dụng, bảo quản sách:

+ Để cuốn sách có giá trị sử dụng lâu bền, chúng ta cần giữ gìn cẩn thận, không quăng quật, không vo tròn, không gập đôi cuốn sách.

+ Hơn thế nữa, chúng ta nên mặc thêm cho cuốn sách một chiếc áo ni lông vừa bền vừa đẹp để sách sạch hơn, an toàn hơn.

C. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa lớn lao của quyển sách đối với học trò.

1 5,664 27/12/2022