Hệ thống kiến thức Địa lí lớp 11 học kì 2
Hệ thống kiến thức Địa lí lớp 11 học kì 2 giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử 11 học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:
Hệ thống kiến thức Địa lí lớp 11 học kì 2
Bài 11 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội
I. TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Nằm ở phía đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc.
- ĐNÁ bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
- ĐNÁ có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
- Diện tích: 4,5 triệu km2.
Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.
2. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện | ĐNA lục địa | ĐNA biển đảo |
---|---|---|
Địa hình |
- Bị chia cắt mạnh - Hướng núi: TB – ĐN, B – N - Đồng bằng tập trung ven biển |
- Ít đồng bằng - Nhiều đồi núi và núi lửa - Nhiều đảo và quần đảo |
Khí hậu |
- Nhiệt đới gió mùa - Có phần lãnh thổ có mùa đông lạnh (Việt Nam, Mianma). |
- Nhiệt đới gió mùa - Xích đạo |
Sông ngòi |
- Mạng lưới dày đặc - Có nhiều sông lớn |
- Sông ngắn, dốc |
Khoáng sản | - Đa dạng: dầu mỏ, sắt, khí tự nhiên, thiếc than… | - Dầu mỏ, than, đồng… |
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á
a. Thuận lợi:
- Phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
- Phát triển kinh tế biển (trừ Lào).
- Nhiều khoáng sản thuận lợi phát triển công nghiệp.
- Nhiều rừng thuận lợi phát triển lâm nghiệp.
- Phát triển du lịch
b. Khó khăn:
- Thiên tai: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt…
- Suy giảm rừng, xói mòn đất…
c. Biện pháp:
- Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.
- Phòng chống, khắc phục thiên tai.
II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Dân cư
- Dân số đông, mật độ dân số cao.
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao nhưng đang suy giảm.
- Dân số trẻ, số người trong dộ tuổi lao động > 50%.
- Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng tay nghề và trình độ còn hạn .
- Phân bố dân cư không đều: tập trung ở đồng bằng, ven biển, vùng đất đỏ.
2. Xã hội- Các quốc gia có nhiều dân tộc.- Một số dân tộc phân bố rộng → ảnh hưởng quản lí, xã hội, chính trị.- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn.- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.Bài 11 Tiết 2: Kinh tế
I. CƠ CẤU KINH TẾ
Kinh tế các nước Đông Nam Á có sự chuyển dịch ngày càng rõ rệt, theo hướng từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế phát triển công nghiệp và dịch vụ.
II. CÔNG NGHIỆP
- Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Sự phát triển này nhằm tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá của mỗi quốc gia.- Các ngành:
+ Công nghiệp hiện đại: lắp rắp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử…phát triển mạnh.
+ Công nghiệp truyền thống: dệt may, khai thác than, chế biến thực phẩm…nhằm phục vụ xuất khẩu.
III. DỊCH VỤ
- Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.
- Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.
- Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.
IV. NÔNG NGHIỆP
Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng.
1. Trồng lúa nước
- Là cây lương thực truyền thống và quan trọng.
- Sản lượng không ngừng tăng.
- Thái Lan và Việt nam là những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới.
- Các nước ĐNA cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực.
2. Trồng cây công nghiệp.
- Các cây công nghiệp chủ yếu: cao su, hồ tiêu, cà phê,…
- Sản phẩm của cây CN chủ yếu dùng để xuất khẩu.
- Được trồng nhiều ở: Việt Nam, Indonexia, Thái Lan, Malayxia…
- Cây ăn quả được trồng ở hầu hết tất cả các nước trong khu vực.
3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
- Chăn nuôi gia súc: tuy có số lượng khá lớn nhưng chưa thành ngành chính. Gia súc chủ yếu: trâu bò, lợn.
- Đây cũng là khu vực nuôi nhiều gia cầm.
- Ngành nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển mạnh.
Bài 11 Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
I. MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC CỦA ASEAN
- Năm 1967: 5 nước thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) tại Băng Cốc
- Hiện nay là 10 thành viên.
1. Các mục tiêu chính của ASEAN
- Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển:
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
+ Xây dựng ĐNÁ thành một khu vực hòa bình,ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
+ Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế.
2. Cơ chế hợp tác
- Thông qua các diễn đàn.
- Thông qua các hiệp ước.
- Thông qua tổ chức các hội nghị.
- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
- Xây dựng “khu vực thương mại tự do ASEAN”.
- Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.
II. THÀNH TỰU CỦA ASEAN
1. 10/ 11 quốc gia ĐNÁ là thành viên của ASEAN
2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao dù chưa đều và chắc.
3. Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định.
III. THÁCH THỨC CỦA ASEAN
1. Trình độ phát triển còn chênh lệch.
2. Vẫn còn tình trạng đói nghèo.
3. Các vấn đề XH khác
- Đô thị hóa nhanh.
- Các vấn đề tôn giáo, dân tộc.
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Nguồn nhân lực.
IV. VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN
1. Sự hợp tác của Việt Nam với các nước.
- Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995.
- Đa dạng trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học, công nghệ, trật tự- an toàn xã hội...
- Đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố, nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế
2. Cơ hội và thách thức.
a. Cơ hội:
- Xuất khẩu hàng hóa trên thị trường
- Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ...
- Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN.
b. Thách thức:
- Cạnh tranh lẫn nhau.
- Hòa nhập chứ không “hòa tan”
c. Giải pháp:
- Đón đầu đầu tư
- Áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh.
Bài 12: Khái quát về Ô-xtrây-li-a
I. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI.
1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
- Quốc gia duy nhất chiếm cả lục địa, đứng thứ 6 TG về diện tích.
+ Diện tích: 7, 74 triệu km2.
+ Thủ đô: Canberra
- Vị trí địa lý:
+ Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam, chủ yếu trong vòng đai chí tuyến.
+ Lãnh thổ bao chiếm là toàn bộ lục địa Ô-trây-li-a.
- Địa hình:
+ Độ cao trung bình thấp
+ Từ Tây sang Đông có: Cao nguyên – đất thấp và núi thấp trung bình – đất cao và núi
- Khí hậu: Có sự phân hóa sâu sắc giữa các bộ phận lãnh thổ.
- Khoáng sản giàu có: than, sắt, kim cương, dầu khí, chì, thiếc, uranium…
- Sinh vật: Có nhiều loài bản địa quí hiếm.
- Cảnh quan thiên nhiên:
+ Đa dạng, kì vĩ.
+ Úc rất quan tâm bảo vệ môi trường.
2. Dân cư và xã hội
- Cư dân bản địa sống lâu đời, cuối thế kỷ XVIII mới có người Âu.- Là một quốc gia liên bang đa dân tộc, đa tôn giáo, đa văn hóa.- Phân bố dân cư không đều:+ Mật độ thấp: vùng nội địa.+ Đông đúc vùng ven biển đông nam và tây nam.- Tỉ lệ dân thành thị cao: 85%.- Dân số tăng chủ yếu do nhập cư.- Úc quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực cao.II. KINH TẾ
1. Khái quát
- Nền kinh tế phát triển- Các ngành hàm lượng tri thức cao góp 50% GDP.- Tốc độ tăng trưởng cao, môi trường đầu tư hấp dẫn.2. Dịch vụ
- Có vai trò rất quan trọng, chiếm tới 71% GDP – năm 2004.- Mạng lưới ngân hàng, tài chính, thương mại điện tử rất phát triển- Hàng không nội địa phát triển- Ngoại thương và du lịch phát triển mạnh3. Công nghiệp
- Có trình độ phát triển cao nhưng xuất khẩu nhiều nguyên liệu thô.- Phát triển mạnh các ngành công nghệ cao.- Công nghiệp chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.- Trung tâm công nghiệp lớn là Xit-ni, Men-bơn, A-đê-lai.4. Nông nghiệp
- Là nước có nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất dựa vào các trang trại có qui mô và trình độ kĩ thuật cao- Chiếm 4% GDP, đóng góp 25% trị giá xuất khẩu.- Là nước sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông sản.- Chăn nuôi chiếm vai trò chính.Xem thêm các bộ đề thi Địa Lí lớp 11 chọn lọc, hay khác: