Đề cương ôn tập Giữa học kì 1 Địa Lí lớp 11 chi tiết nhất

Đề cương ôn tập Giữa học kì 1 Địa Lí lớp 11 chi tiết nhất giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Địa Lí 11 Giữa học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 3168 lượt xem
Tải về


Đề cương ôn tập Giữa học kì 1 Địa Lí lớp 11 chi tiết nhất

Đề cương ôn tập Giữa học kì 1 Địa Lí lớp 11 chi tiết nhất - Đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Địa lí lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1 (2,5 điểm). Vì sao các nước Mĩ Latinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao?

Câu 2 (3 điểm). Cho bảng số liệu:

TỔNG THU NHẬP QUỐC DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC MĨ LATINH, NĂM 2016 VÀ NĂM 2017

(Đơn vị: tỉ USD)

Bộ đề thi Địa lí lớp 11 Giữa học kì 1 năm 2021-2022 (10 đề) (ảnh 1)

Dựa vào bảng số liệu trên, em hãy:

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện GDP của các quốc gia Mĩ Latinh?

b) Nhận xét và giải thích về GDP của các quốc gia Mĩ Latinh?

Câu 3 (2,5 điểm). Hãy phân tích tác động của những vấn đề dân sư và xã hội châu Phi tới sự phát triển kinh tế của châu lục này.

Câu 4 (2 điểm). Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển?

Đề cương ôn tập Giữa học kì 1 Địa Lí lớp 11 chi tiết nhất - Đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Địa lí lớp 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1. Cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết khu vực là

A. vai trò quan trọng của các công ty xuyên quốc gia.

B. xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu.

C. sự phân hóa giàu - nghèo giữa các nhóm nước.

D. sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội.

Câu 2. Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương viết tắt là

A. EU.

B. APEC.

C. NAFTA.

D. MERCOSUR.

Câu 3. Đầu tư nước ngoài không tăng nhanh trong ngành nào dưới đây?

A. Tài chính.

B. Ngân hàng.

C. Bảo hiểm.

D. Vận tải biển.

Câu 4. Tiêu cực của quá trình khu vực hóa đòi hỏi các quốc gia là

A. góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế.

B. tự do hóa thương mại toàn cầu.

C. thúc đẩy kinh tế chậm phát triển.

D. tự chủ về kinh tế, quyền lực.

Câu 5. Nền kinh tế tri thức không có đặc điểm nào sau đây?

A. Chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển.

B. Kết quả của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

C. Công nghệ cao phát triển như vũ bão.

D. Là giai đoạn phát triển sau kinh tế công nghiệp.

Câu 6. Yếu tố đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế trí thức là

A. giáo dục và văn hóa bản sắc dân tộc.

B. văn hóa dân tộc và công nghệ.

C. công nghệ thông tin và truyền thông.

D. vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ.

Câu 7. Nhận định nào dưới đây không phải là ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội?

A. Tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.

B. Chỉ tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp.

C. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

D. Xuất hiện các ngành công nghệ có hàm lượng kỹ thuật cao.

Câu 8. Việt Nam là thành viên của tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?

A. EU.

B. NAFTA.

C. MERCOSUR. 

D. ASEAN.

Câu 9. Mạng Internet phát triển đầu tiên ở quốc gia nào dưới đây?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức. 

D. Hoa Kì.

Câu 10. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nước đang phát triển đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội nào dưới đây nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội?

 A.Nhận chuyển giao các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm.

 B. Đón đầu được công nghệ hiện đại và áp dụng vào sản xuất.

 C. Mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước trên thế giới.

 D. Phá bỏ hàng rào thuế quan, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Câu 11. So với các nước phát triển thì các nước đang phát triển có tỉ trọng

A. khu vực I cao hơn.                                             

B. khu vực II cao hơn.

C. khu vực III cao hơn.                                          

D. khu vực I, II cao hơn.

Câu 12. Ưu thế lớn nhất của việc áp dụng công nghệ thông tin là

A. hạn chế được sự ô nhiễm môi trường.              

B. tiết kiệm được nguồn năng lượng trong sản xuất. 

C. chi phí lao động sản xuất rẻ nhất.                     

D. rút ngắn thời gian và không gian xử lí thông tin. 

Câu 13. Việc dân số thế giới tăng nhanh đã

A. Thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế.               

B. Làm cho tài nguyên suy giảm và ô nhiễm môi trường.

C. Thúc đẩy gió dục và y tế phát triển.

D. Làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng tăng.

Câu 14. Hiện tượng già hóa dân số thế giới được thể hiện ở

A. tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng cao.            

B. tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng giảm.

C. tuổi thọ trung của dân số ngày càng tăng.         

D. số người trong độ tuổi lao động tăng.

Câu 15. Việc suy giảm và thủng tầng ôdôn gây hậu quả nào dưới đây?

A. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên.                               

B. Mất lớp bảo vệ Trái Đất.

C. Gia tăng hiện tương mưa axít.                           

D. Băng tan ở hai cực.

Câu 16. Năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung của Việt Nam là do

A. nước biển nóng lên.                                           

B. hiện tương thủy triều đỏ.

C. ô nhiễm môi trường nước.                                 

D. độ mặn của nước biển tăng.

Câu 17. Để bảo vệ động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng cần

A. tăng cường nuôi trồng.                                      

B. đưa chúng đến các vườn thú, công viên.

C. tuyệt đối không được khai thác.                        

D. đưa vào Sách đỏ để bảo vệ.

Câu 18. Phát triển thủy lợi ở châu Phi nhằm mục đích nào sau đây?

A. Phát triển nông nghiệp.                                     

B. Hạn chế sự khô hạn.

C. Phát triển lúa nước.                                           

D. Phát triển du lịch sông nước.

Câu 19. Đất đai ở ven các hoang mạc, bán hoang mạc ở châu Phi, nhiều nơi bị hoang mạc hóa là do

A. quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra mạnh.          

B. khí hậu khô hạn.

C. quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ.                

D. rừng bị khai phá quá mức.

Câu 20. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “thủy triều đen” là do

A. nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp ven sông, biển.

B. các luồng sinh vật biển di chuyển với số lượng lớn tạo ra.

C. sự cố đắm tàu, tràn dầu trên biển và đại dương.

D. chất thải sinh hoạt không qua xử lý đổ vào biển, đại dương.

Câu 21. Để phát triển nông nghiệp, giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia ở châu Phi là

A. mở rộng mô hình sản xuất quảng canh.

B. khai hoang để mở rộng diện tích đất trồng trọt.

C. tạo ra các giống cây có thể chịu được khô hạn.

D. áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn.

Câu 22. Một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của châu Phi là

A. Không có tài nguyên khoáng sản.                     

B. Hậu quả thống trị của chủ nghĩa thực dân.

C. Dân số già, số lượng lao động ít.                      

D. Tài nguyên tự nhiên chưa được khai thác nhiều.

Câu 23. Nhận định nào dưới đây không phải là đặc điểm dân cư, xã hội của các nước Mĩ Latinh?

A. Số dân sống dưới mức nghèo khổ đông.           

B. Thu nhập giữa người giàu, nghèo bất chênh lệch.

C. Số người nghèo khổ đã giảm mạnh.                  

D. Đời sống người dân có mức sống cao.

Câu 24. Cảnh quan rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm có diện tích lớn ở Mĩ Latinh vì

A. có diện tích rộng lớn.                                        

B. đường Xích đạo chạy qua giữa khu vực.

C. bao quanh là các biển và đại dương.                 

D. có đường chí tuyến Nam chạy qua.

Câu 25. Phát triển thủy lợi ở châu Phi nhằm mục đích

A. phát triển nông nghiệp.                                     

B. hạn chế sự khô hạn.

C. phát triển lúa nước.                                           

D. phát triển du lịch sông nước.

Câu 26. Để phát triển nông nghiệp, giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia ở châu Phi là

A. mở rộng mô hình sản xuất quảng canh.

B. khai hoang để mở rộng diện tích đất trồng trọt.

C. tạo ra các giống cây có thể chịu được khô hạn.

D. áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn.

Câu 27. Khoáng sản chủ yếu ở Mĩ Latinh là

A. quặng kim loại màu, kim loại quý, nhiên liệu.

B. Khoáng sản phi kim loại, nhiều kim loại nhẹ.

C. Vật liệu xây dựng, khoáng sản năng lượng.

D. đất chịu lửa, đá vôi, đất hiếm và phi kim loại.

Câu 28. Đặc điểm kinh tế nổi bật của hầu hết các nước Mĩ Latinh là

A. dựa vào xuất khẩu hàng công nghiệp.               

B. phát triển ổn định, độc lập và tự chủ.

C. tốc độ tăng trưởng cao.                                      

D. tốc độ phát triển không đều.

Câu 29. Các nước Mĩ Latinh hiện nay còn phụ thuộc nhiều nhất vào quốc gia nào dưới đây?

A. Hoa Kì.                        

B. Tây Ban Nha.          

C. Anh. 

D. Pháp.

Câu 30. Dân cư nhiều nước Mĩ Latinh còn nghèo đói không phải là do

A. tình hình chính trị không ổn định.                     

B. hạn chế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động.

C. phần lớn người dân không có đất canh tác.      

D. phụ thuộc vào các công ti tư bản nước ngoài.

Câu 31. Vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển ngành trồng trọt ở Trung Á là

A. nguồn lao động.           

B. bảo vệ rừng.            

C. giống cây trồng. 

D. giải quyết nước tưới.

Câu 32. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu vực Trung Á?

A. Điều kiện tự nhiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn thả gia súc.

B. Giàu tài nguyên thiên nhiên nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, tiềm năng thủy điện.

C. Từng có “con đường tơ lụa” đi qua nên tiếp thu giá trị văn hóa phương Đông và Tây.

D. Đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân theo đạo hồi cao (trừ Mông Cổ).

Câu 33. Đặc điểm nổi bật về xã hội của khu vực Trung Á là

A. đa dân tộc, thưa dân và tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao.

B. trình độ dân trí thấp, bùng nổ dân số và nghèo đói.

C. nhiều hủ tục lạc hậu, đô thị hóa tự phát và đói nghèo.

D. đói nghèo, di dân tự phát và kinh tế kém phát triển.

Câu 34. Cho biểu đồ sau:

Bộ đề thi Địa lí lớp 11 Giữa học kì 1 năm 2021-2022 (10 đề) (ảnh 1)

TÌNH HÌNH NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA MĨ LATINH, NĂM 2017

Căn cứ vào biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về nợ nước ngoài của các quốc gia Mĩ Latinh năm 2017?

A. Bra-xin thấp hơn Vê-nê-xu-ê-la.                       

B. Ac-hen-ti-na cao hơn Pê-ru.

C. Pa-ra-goay cao hơn Mê-hi-cô.                          

D. Ê-cua-đo thấp hơn Ha-mai-ca.

Câu 35. Vấn đề nào cần quan tâm để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống toàn cầu?

A. Bùng nổ và già hóa dân số, ô nhiễm môi trường và hòa bình thế giới.

B. Bùng nổ và già hóa dân số, nạn đói, dịch bệnh ở các quốc gia nghèo.

C. Nạn khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức, bùng nổ và già hóa dân số.

D. Ô nhiễm môi trường, nạn khủng bố quốc tế và tội phạm có tổ chức.

Câu 36. Dân cư đô thị của Mĩ Latinh chiếm

A. 1/3 dân số.                   

B. 2/3 dân số.               

C. 3/4 dân số. 

D. 1/2  dân số.

Câu 37. Cho bảng số liệu:

GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2017 (Đơn vị: USD)

Bộ đề thi Địa lí lớp 11 Giữa học kì 1 năm 2021-2022 (10 đề) (ảnh 1)

Dựa vào bảng số liệu, cho biết nhận định nào sau đây đúng về GDP bình quân đầu người của một số nước trên thế giới năm 2017?

A. Các nước phát triển có GDP/người đều trên 60 nghìn USD.

B. GDP/người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển.

C. Các nước đang phát triển không có sự chênh lệch nhiều về GDP/người.

D. Không có sự chênh lệch nhiều về GDP/người giữa các nhóm nước.

Câu 38. Cho biểu đồ:

Bộ đề thi Địa lí lớp 11 Giữa học kì 1 năm 2021-2022 (10 đề) (ảnh 1)

TỈ SUẤT SINH, TỈ SUẤT TỬ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1960 - 2014

Nhận định nào sau đây đúng về tỉ suất sinh, tỉ suất tử của nước ta giai đoạn 1960 - 2014?

A. Tỉ suất sinh tăng nhanh chủ yếu do tỉ suất tử có nhiều biến động trong những năm qua.

B. Tỉ suất sinh liên tục giảm nhờ kết quả thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

C. Tỉ suất tử của nước ta không có sự biến động do chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao.

D. Tỉ suất tử tăng nhanh do ảnh hưởng của chiến tranh, thiên tai, chất lượng cuộc sống người dân cao.

Câu 39. Mĩ Latinh có điều kiện thuận lợi để phá triển chăn nuôi đại gia súc là do

A. nguồn lương thực dồi dào và khí hậu lạnh.      

B. nhiều đồng cỏ và khí hậu nóng ẩm.

C. ngành công nghiệp chế biến phát triển.            

D. nguồn thức ăn công nghiệp dồi dào.

Câu 40. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC CỦA THỤY ĐIỂN VÀ Ê-TI-Ô-PI-A NĂM 2017 (Đơn vị: %)

Bộ đề thi Địa lí lớp 11 Giữa học kì 1 năm 2021-2022 (10 đề) (ảnh 1)

Dựa vào bảng số liệu, em hãy cho biết biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu GDP của Thụy Điển và Ê-ti-ô-pi-a?

A. Biểu đồ cột.           

B. Biểu đồ đường.      

C. Biểu đồ tròn.         

D. Biểu đồ miền

1 3168 lượt xem
Tải về