Bài tập Địa Lí lớp 11 Giữa học kì 1 năm 2022-2023 có đáp án

Bài tập Địa Lí lớp 11 Giữa học kì 1 có đáp án năm 2022-2023 giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Địa lí 11 Giữa học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 837 lượt xem
Tải về


Bài tập Địa Lí lớp 11 Giữa học kì 1 năm 2022-2023 có đáp án

Bài tập Địa Lí lớp 11 Giữa học kì 1 năm 2022-2023 có đáp án - Đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Địa lí 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: So với các nước phát triển thì các nước đang phát triển có tỉ trọng

A. khu vực I cao hơn.

B. khu vực II cao hơn.

C. khu vực III cao hơn.

D. khu vực I, II cao hơn.

Câu 2: Mạng Internet phát triển đầu tiên ở quốc gia nào dưới đây?

A. Anh

B. Pháp.

C. Đức.

D. Hoa Kì.

Câu 3: Ưu thế lớn nhất của việc áp dụng công nghệ thông tin là

A. hạn chế được sự ô nhiễm môi trường.

B. tiết kiệm được nguồn năng lượng trong sản xuất.

C. chi phí lao động sản xuất rẻ nhất.

D. rút ngắn thời gian và không gian xử lí thông tin. 

Câu 4: Nền kinh tế tri thức không có đặc điểm nào sau đây?

A. Chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển.

B. Kết quả của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

C. Công nghệ cao phát triển như vũ bão.

D. Là giai đoạn phát triển sau kinh tế công nghiệp.

Câu 5: Yếu tố đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế trí thức là

A. giáo dục và văn hóa bản sắc dân tộc.

B. văn hóa dân tộc và công nghệ.

C. công nghệ thông tin và truyền thông.

D. vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ.

Câu 6: Ở nhóm nước phát triển, người dân có tuổi thọ trung bình cao, nguyên nhân chủ yếu là do

A. môi trường sống thích hợp.

B. chất lượng cuộc sống cao.

C. nguồn gốc gen di truyền.

D. làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.

Câu 7: WTO là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?

A. Tổ chức Thương mại thế giới.

B. Liên minh châu Âu.

C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.

D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Câu 8: Hệ quả nào sau đây không phải là của khu vực hóa kinh tế?

A. Tăng cường quá trình toàn cầu hóa kinh tế.

B. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.

C. Tạo nên động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.

D. Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu twu dịch vụ.

Câu 9: Tính đến tháng 1/2007, số quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới là

A. 150.

B. 151.

C. 152.

D.153.

Câu 10. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành không phải do

A. sự phát triển kinh tế không đều, cạnh tranh với các khu vực.

B. những nét tương đồng về văn hóa, địa lí và xã hội.

C. có chung mục tiêu, lợi ích phát triển khi liên kết với nhau.

D. xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu, khu vực hóa.

Câu 11: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu là

A. ASEAN.                       

B. EU.                          

C. NAFTA.                  

D. MERCOSUR.

Câu 12: Nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội các nước đang phát triển đã tiến hành

A. nhận chuyển giao các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm.

B. đón đầu được công nghệ hiện đại và áp dụng vào sản xuất.

C. mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước trên thế giới.

D. phá bỏ hàng rào thuế quan, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Câu 13: Sự suy giảm đa dạng sinh học dẫn tới những hậu quả nào dưới đây?

A. Khan hiếm nguồn nước ngọt xảy ra ở nhiều nơi.

B. Cuộc chiến sinh tồn khốc liệt của động vật hoang dã.

C. Mất đi nhiều loài gen, nguồn thuốc, nguồn thực phẩm.

D. Thu hẹp không gian sống của các loài sinh vật.

Câu 14. Tầng ôdôn bị thủng là do

A. sự tăng lượng CO2 trong khí quyển.                 

B. khí thải CFCs trong khí quyển.

C. nhiệt độ Trái Đất tăng lên.                                

D. chất thải từ ngành công nghiệp.

Câu 15. Dân số già sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây?

A. Thất nghiệp và thếu việc làm.                          

B. Thiếu hụt nguồn lao động cho đất nước.

C. Gây sức ép tới tài nguyên môi trường.             

D. Tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt.

Câu 16: Dân số thế giới tăng nhanh, dẫn đến hiện tượng nào dưới đây?

A. Đô thị hóa.                   

B. Già hóa dân số.       

C. Bùng nổ dân số.      

D. Công nghiệp hóa.

Câu 17: Tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là 

A. tan băng ở hai cực Trái Đất.                             

B. mực nước biển dâng cao hơn.

C. nhiệt độ toàn cầu nóng lên.                               

D. xâm nhập mặn vào sâu nội địa hơn.

Câu 18: Nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới là

A. gia tăng nhiều loại hình hoạt động du lịch.      

B. chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lí.

C. phát triển thủy điện quá mức trên sông, hồ.      

D. đẩy mạnh việc đánh bắt thủy sản và hải sản.

Câu 19: Dân số châu Phi tăng rất nhanh là do

A. tỉ suất tử thô rất thấp.                                        

B. quy mô dân số đông nhất thế giới.

C. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao.                  

D. tỉ suất gia tăng cơ giới lớn.

Câu 20: Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là

A. khô nóng.                     

B. lạnh khô.                 

C. nóng ẩm.                 

D. lạnh ẩm.

Câu 21. Việc khai thác khoáng sản ở châu Phi đã

A. nhanh chóng tàn phá môi trường.                     

B. làm tăng diện tích đất trồng trọt.

C. giữ được nguồn nước ngầm.                             

D. thúc đẩy nhanh quá trình phong hóa đất.

Câu 22: Khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản mang lại lợi nhuận cao cho

A. các Nhà nước châu Phi.                                    

B. các công ti tư bản nước ngoài.

C. các nhà đầu tư tư nhân.                                     

D. người nông dân được hưởng lợi.

Câu 23: Nguyên nhân dẫn đến tuổi thọ trung bình của người dân châu Phi thấp so với các châu lục khác là do

A. xung đột tôn giáo, kinh tế đang phát triển.       

B. quản lí nhà nước của các nước tốt.

C. kinh tế kém phát triển, dân số tăng nhanh.       

D. trình độ dân trí cao, còn nhiều hủ tục.

Câu 24:. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến các nước châu Phi còn nghèo và kinh tế kém phát triển là do

A. sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân.     

B. các cuộc xung đột sắc tộc.

C. sự yếu kém trong quản lí của đất nước.            

D. trình độ dân trí còn thấp, dân số tăng nhanh.

Câu 25: Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do

A. nền công nghiệp phát triển quá nhanh.

B. dân nghèo kéo ra thành phố tìm việc làm.

C. năng suất nông nghiệp lạc hậu quá thấp.

D. sự xâm lược ồ ạt của các nước đế quốc.

Câu 26: Hiện nay, tình hình kinh tế của Mĩ Latinh đang từng bước được cải thiện nhờ áp dụng biện pháp nào dưới đây?

A. Củng cố bộ máy nhà nước, cải cách kinh tế, phát triển giáo dục.

B. Tiếp tục duy trì cơ cấu xã hội phong kiến.

C. Thực hiện cải cách ruộng đất không triệt để.

D. Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa tự phát.

Câu 27: Khối thị trường chung Nam Mỹ gồm những quốc gia nào dưới đây?

A. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

B. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pê-ru, Pa-ra-goay.

C. Chi-lê, Ác-hen-ti-na, Venezuala, Pê-ru.

D. Bra-xin, Ecuado, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

Câu 28: Khối thị trường chung Nam Mỹ có tên viết tắt là

A. EU.                              

B. NAFTA.                  

C. MERCOSUR.          

D. APEC.

Câu 29: Nguyên nhân ở Mĩ Latinh có tỉ lệ dân cư đô thị rất cao chủ yếu là do

A. điều kiện sống ở thành phố rất thuận lợi.

B. Chiến tranh ở các vùng nông thôn.

C. Công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh.

D. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố làm.

Câu 30. Quá trình cải cách kinh tế của các quốc gia Mĩ Latinh đang gặp phải sự phản ứng của

A. những người nông dân mất ruộng.                    

B. các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên.

C. các thế lực từ bên ngoài.                                   

D. một nhóm người không cùng chung mục đích.

Câu 31: Khoáng sản nổi bật ở khu vực Mĩ Latinh không phải là

A. kim loại màu.              

B. kim loại quý.           

C. nhiên liệu.               

D. kim loại đen.

Câu 32: Các nước Mĩ La tinh hiện nay còn phụ thuộc nhiều nhất vào quốc gia nào dưới đây?

A. Hoa Kì.                        

B. Tây Ba Nha.            

C. Anh.                        

D. Pháp.

Câu 33: Dầu mỏ nguồn tài nguyên quan trọng của Tây Nam Á tập trung chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?

A. Ven biển Đen.                                                   

B. Ven Địa Trung Hải.

C. Ven biển Caxpi.                                                

D. Ven vịnh Péc-xích.

Câu 34. Đặc điểm nào sau đây của khu vực Trung Á mà khu vực Tây Nam Á không có?

A. Vị trí địa - chính trị rất chiến lược.                   

B. Nhiều dầu mỏ và tài nguyên khác.

C. Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao.                          

D. Nằm hoàn toàn trong nội địa.

Câu 35; Về mặt tự nhiên, Trung Á không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Giàu có về tài nguyên thiên nhiên.                   

B. Nhiều đồng bằng châu thổ đất đai giàu mỡ.

C. Khí hậu lục địa khô hạn.                                   

D. Các thảo nguyên thuận lợi cho chăn thả gia súc.

Câu 36. Quốc gia nào có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á?

A. Ả-rập Xê-út.                

B. Cô-oét.                    

C. I-ran.                       

D. I-rắc.

Câu 37: Cho biểu đồ:

Đề thi Giữa học kì 1 Địa lí lớp 11 năm 2022 có ma trận (10 đề) (ảnh 1)

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA AN-GIÊ-RI VÀ GA-NA, GIAI ĐOẠN 1985 - 2015

Dựa vào biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của An-giê-ri và Ga-na?

A. Tốc độ tăng trưởng của hai nước không ổn định.

B. Tốc độ tăng trưởng GDP của hai nước đều trên 6%.

C. Từ năm 1995 đến 2015, hai nước tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm.

D. Tốc độ tăng trưởng của Ga-na luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của An-giê-ri.

Câu 38: Cho bản đồ:

Đề thi Giữa học kì 1 Địa lí lớp 11 năm 2022 có ma trận (10 đề) (ảnh 1)

CÁC CẢNH QUAN VÀ KHOÁNG SẢN CHÍNH Ở CHÂU PHI

Quan sát bản đồ, cho biết rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Đồng bằng Na-mip, sơn nguyên Đông Phi.      

B. Xa-ha-ra, Nam Phi, đảo Ma-đa-ga-xca.

C. Bồn địa Công-gô, bồn địa Ca-la-ha-ri.             

D. Ven vịnh Ghi-nê, sơn nguyên Ê-ti-ô-pi.

Câu 39: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI, GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 (Đơn vị: %)

Đề thi Giữa học kì 1 Địa lí lớp 11 năm 2022 có ma trận (10 đề) (ảnh 1)Biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nước phát triển và đang phát triển trong thời kì 2000 - 2015?

A. Biểu đồ đường.            

B. Biểu đồ miền.         

C. Biểu đồ tròn.           

D. Biểu đồ cột.

Câu 40: Bảng số liệu sau:

TỈ LỆ BIẾT CHỮ CỦA THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU PHI NĂM 2015 (Đơn vị: %)

Đề thi Giữa học kì 1 Địa lí lớp 11 năm 2022 có ma trận (10 đề) (ảnh 1)Từ bảng số liệu, nhận định nào dưới đây không đúng về tỉ lệ biết chữ của thế giới và một số nước châu Phi năm 2015?
A. Các nước châu Phi đều có tỉ lệ biết chữ cao hơn trung bình của thế giới.

B. Nam Phi có tỉ lệ biết chữ cao nhất.

C. Tỉ lệ biết chữ có sự chênh lệch giữa các quốc gia châu Phi.

D. Ăng-gô-la có tỉ lệ biết chữ thấp nhất.

………………………………….. HẾT …………………………………..

Bài tập Địa Lí lớp 11 Giữa học kì 1 năm 2022-2023 có đáp án - Đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Địa lí 11

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Khu vực có tuổi thọ trung bình của người dân thấp nhất thế giới là

A. Bắc Âu, Bắc Mĩ.                                               

B. Đông Á, Tây Nam Á.

C. Bắc Mĩ, Trung Mĩ.                                            

D. Tây Phi, Đông Phi.

Câu 2: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại xuất hiện vào thời gian nào sau đây?

A. Đầu thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX.                    

B. Giữa thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

C. Đầu thế kỉ XX, giữa thế kỉ XIX.                       

D. Cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI.

Câu 3: Nhận định nào sau đây không phải là tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại?

A. Làm xuất hiện nhiều ngành mới.                      

B. Đẩy mạnh nền kinh tế thị trường.

C. Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức.                   

D. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 4; Quốc gia nào dưới đây có GDP/người ở mức cao?

A. Trung Quốc.             

B. Hoa Kì.                   

C. Bra-xin.                   

D. Liên bang Nga.

Câu 5. Cuộc cách mạng khoa học nghệ hiện đại làm xuất hiện nhiều ngành mới chủ yếu trong lĩnh vực nào sau đây?

A. Thương mại và du lịch.                                     

B. Nông nghiệp và công nghiệp.

C. Công nghiêp và dịch vụ.                                   

D. Dịch vụ và nông nghiệp

Câu 6: Nhận định nào dưới đây không phải là ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội?

A. Tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.

B. Chỉ tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp.

C. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

D. Xuất hiện các ngành công nghệ có hàm lượng kỹ thuật cao.

Câu 7: Việt Nam là thành viên của tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?

A. EU.                              

B. NAFTA.                  

C. MERCOSUR.          

D. ASEAN.

Câu 8: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nước đang phát triển đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội nào dưới đây nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội?

A.Nhận chuyển giao các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm.

B. Đón đầu được công nghệ hiện đại và áp dụng vào sản xuất.

C. Mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước trên thế giới.

D. Phá bỏ hàng rào thuế quan, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Câu 9: Cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết khu vực là

A. vai trò quan trọng của các công ty xuyên quốc gia.

B. xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu.

C. sự phân hóa giàu - nghèo giữa các nhóm nước.

D. sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội.

Câu 10. Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương viết tắt là

A. EU.                              

B. APEC.                     

C. NAFTA.                  

D. MERCOSUR.

Câu 11. Đầu tư nước ngoài không tăng nhanh trong ngành nào dưới đây?

A. Tài chính.                    

B. Ngân hàng.              

C. Bảo hiểm.               

D. Vận tải biển.

Câu 12. Tiêu cực của quá trình khu vực hóa đòi hỏi các quốc gia là

A. góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế.                        

B. tự do hóa thương mại toàn cầu.

C. thúc đẩy kinh tế chậm phát triển.                      

D. tự chủ về kinh tế, quyền lực.

Câu 13. Việc dân số thế giới tăng nhanh đã

A. Thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế.              

B. Làm cho tài nguyên suy giảm và ô nhiễm môi trường.

C. Thúc đẩy gió dục và y tế phát triển.

D. Làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng tăng.

Câu 14. Hiện tượng già hóa dân số thế giới được thể hiện ở

A. tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng cao.            

B. tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng giảm.

C. tuổi thọ trung của dân số ngày càng tăng.        

D. số người trong độ tuổi lao động tăng.

Câu 15. Việc suy giảm và thủng tầng ôdôn gây hậu quả nào dưới đây?

A. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên.                               

B. Mất lớp bảo vệ Trái Đất.

C. Gia tăng hiện tương mưa axít.                          

D. Băng tan ở hai cực.

Câu 16. Năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung của Việt Nam là do

A. nước biển nóng lên.                                          

B. hiện tương thủy triều đỏ.

C. ô nhiễm môi trường nước.                                

D. độ mặn của nước biển tăng.

Câu 17. Để bảo vệ động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng cần

A. tăng cường nuôi trồng.                                      

B. đưa chúng đến các vườn thú, công viên.

C. tuyệt đối không được khai thác.                        

D. đưa vào Sách đỏ để bảo vệ.

Câu 18. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “thủy triều đen” là do

A. nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp ven sông, biển.

B. các luồng sinh vật biển di chuyển với số lượng lớn tạo ra.

C. sự cố đắm tàu, tràn dầu trên biển và đại dương.

D. chất thải sinh hoạt không qua xử lý đổ vào biển, đại dương.

Câu 19. Để phát triển nông nghiệp, giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia ở châu Phi là

A. mở rộng mô hình sản xuất quảng canh.

B. khai hoang để mở rộng diện tích đất trồng trọt.

C. tạo ra các giống cây có thể chịu được khô hạn.

D. áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn.

Câu 20. Phát triển thủy lợi ở châu Phi nhằm mục đích nào sau đây?

A. Phát triển nông nghiệp.                                     

B. Hạn chế sự khô hạn.

C. Phát triển lúa nước.                                           

D. Phát triển du lịch sông nước.

Câu 21. Đất đai ở ven các hoang mạc, bán hoang mạc ở châu Phi, nhiều nơi bị hoang mạc hóa là do

A. quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra mạnh.         

B. khí hậu khô hạn.

C. quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ.               

D. rừng bị khai phá quá mức.

Câu 22. Đầu tư của nước ngoài vào châu Phi tập trung chủ yếu vào ngành kinh tế nào dưới đây?

A. Nông nghiệp.               

B. Công nghiệp cao.    

C. Dịch vụ.                  

D. Khai thác khoáng sản.

Câu 23. Tài nguyên nổi bật nhất ở châu Phi là

A. khoáng sản.                 

B. rừng.                        

C. hải sản.                    

D. nông sản.

Câu 24. Nguyên nhân chính làm cho hoang mạc, bán hoang mạc và xa van là cảnh quan phổ biến ở châu Phi là do

A. địa hình cao.                                                      

B. khí hậu khô nóng.

C. hình dạng khối lớn.                                           

D. dòng biển lạnh chạy ven bờ.

Câu 25. Nhận định nào dưới đây đúng nhất về khu vực Mỹ Latinh?

A. Nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo còn ít.

B. Nền kinh tế của một số nước còn phụ thuộc vào bên ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo rất lớn.

C. Nền kinh tế của hầu hết các nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo rất lớn.

D. Nền kinh tế một số nước vẫn phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống người dân được cải thiện nhiều, chênh lệch giàu nghèo giảm mạnh.

Câu 26. Việc khai thác nguồn tài nguyên giàu có của Mĩ La tinh chủ yếu mang lại lợi ích cho

A. đại bộ phận dân cư.                                           

B. người da đen nhập cư.

C. các nhà tư bản, chủ trang trại.                           

D. người dân bản địa.

Câu 27. Trên 50% nguồn FDI đầu tư vào Mĩ La tinh là từ

A. Tây Ban Nha và Anh.                                       

B. Hoa Kì và Tây Ban Nha.

C. Bồ Đào Nha và Nam Phi.                                  

D. Nhật Bản và Pháp.

 Câu 28. Kinh tế nhiều quốc gia Mĩ Latinh đang từng bước được cải thiện chủ yếu là do

A. không còn phụ thuộc vào nước ngoài.              

B. cải cách ruộng đất triệt để.

C. san sẻ quyền lợi với các công ti tư bản.            

D. tập trung củng cố bộ máy nhà nước.

Câu 29. Mĩ La tinh có điều kiện thuận lợi để phá triển chăn nuôi đại gia súc là do

A. nguồn lương thực dồi dào và khí hậu lạnh.      

B. nhiều đồng cỏ và khí hậu nóng ẩm.

C. ngành công nghiệp chế biến phát triển.            

D. nguồn thức ăn công nghiệp dồi dào.

Câu 30. Ở Mĩ La tinh, rừng rậm xích đạo và nhiệt đới ẩm tập trung chủ yếu ở vùng nào dưới đây?

A. Đồng bằng A-ma-dôn.                                      

B. Vùng núi An-đét.

C. Đồng bằng La Pla-ta.                                        

D. Đồng bằng Pam-pa.

Câu 31. Cảnh quan rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm có diện tích lớn ở Mĩ La tinh vì

A. diện tích rộng lớn.                                             

B. đường Xích đạo chạy qua gần giữa khu vực.

C. đường chí tuyến Nam chạy qua.                       

D. bao quanh là các biển và đại dương.

Câu 32. Nhân tố quan trọng làm cho Mĩ La tinh có thế mạnh trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới là

A. thị trường tiêu thụ.                                         

B. nhiều loại đất khác nhau.

C. nhiều cao nguyên.                                          

D. khí hậu nhiệt đới.

Câu 33. Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?\

A. Dân số tăng nhanh.                                           

B. Gia tăng tình trạng đói nghèo.

C. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.                             

D. Chênh lệch giàu, nghèo sâu sắc.

Câu 34. Nguyên nhân nào sau đây khiến cho tình trạng nghèo đói ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á ngày càng tăng?

A. Sự tham gia của các tổ chức chính trị, tôn giáo cực đoan.

B. Các cuộc đấu tranh đất đai, nguồn nước và tài nguyên.

C. Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, lực lượng khủng bố.

D. Xung đột dai dẳng của nhiều nước, tộc người trong khu vực.

Câu 35. Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là

A. đều có khí hậu cận nhiệt và ôn đới.

B. đều có khí hậu khô hạn, nhiều hoang mạc.

C. đều không tiếp giáp với đại dương.

D. đều có nhiều cao nguyên và đông bằng.

Câu 36. Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là do

A. dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng.

B. tôn giáo và các thế lực thù địch chống phá.

C. xung đột dai dẳng giữa người Ả-rập và người Do Thái.

D. tranh giành đất đai và nguồn nước.

Câu 37. Cho bảng số liệu:

TUỔI THỌ BÌNH QUÂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2016 (Đơn vị: Tuổi)

Đề thi Giữa học kì 1 Địa lí lớp 11 năm 2022 có ma trận (10 đề) (ảnh 1)Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây thứ tự sắp xếp giảm dần đúng tuổi thọ bình quân của một số quốc gia, năm 2016?

A. Thái Lan, Phi-lip-pin, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.

B. Việt Nam, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.

C. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Thái Lan.                                    

D. Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin.

Câu 38. Cho biểu đồ:

Đề thi Giữa học kì 1 Địa lí lớp 11 năm 2022 có ma trận (10 đề) (ảnh 1)

SỐ DÂN VÀ GDP CỦA MỘT SỐ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2018

Nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh số dân và GDP của một số tổ chức kinh tế trên thế giới?

A. GDP của NAFTA cao hơn ASEAN.                 

B. Dân số của ASEAN cao hơn EU.

C. GDP/người EU cao hơn NAFTA.                     

D. GDP của EU gấp 9,7 lần ASEAN.

Câu 39. Cho bảng số liệu:

GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2017 (Đơn vị: USD)

Các nước phát triển

Các nước đang phát triển

Tên nước

GDP/người

Tên nước

GDP/người

Thủy Điển

60318

Cô-lôm-bi-a

7831

Hoa Kì

52042

In-đô-nê-xi-a

3475

Niu Di-lân

41821

Ấn Độ

1498

Anh

41781

Ê-ti-ô-pi-a

505

Dựa vào bảng số liệu, cho biết nhận định nào sau đây đúng nhất về GDP bình quân đầu người của một số nước trên thế giới năm 2017?

A. Các nước phát triển có GDP/người đều trên 60 nghìn USD.

B. GDP/người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển.

C. Các nước đang phát triển không có sự chênh lệch nhiều về GDP/người.

D. Không có sự chênh lệch nhiều về GDP/người giữa các nhóm nước.

Câu 40. Cho biểu đồ sau:

Đề thi Giữa học kì 1 Địa lí lớp 11 năm 2022 có ma trận (10 đề) (ảnh 1)

TÌNH HÌNH NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA MĨ LA TINH, NĂM 2017

Căn cứ vào biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về nợ nước ngoài của các quốc gia Mĩ La tinh năm 2017?

A. Bra-xin thấp hơn Vê-nê-xu-ê-la.                      

B. Ac-hen-ti-na cao hơn Pê-ru.

C. Pa-ra-goay cao hơn Mê-hi-cô.                          

D. Ê-cua-đo thấp hơn Ha-mai-ca.

Xem thêm các bộ đề thi Địa Lí lớp 11 chọn lọc, hay khác:

1 837 lượt xem
Tải về