Hệ thống kiến thức Địa lí lớp 11 Giữa học kì 2

Hệ thống kiến thức Địa lí lớp 11 Giữa học kì 2 giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Địa Lí 11 học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1 968 lượt xem
Tải về


Hệ thống kiến thức Địa lí lớp 11 Giữa học kì 2

Bài 8 Tiết 2: Kinh tế

I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ.

1. LB Nga đã từng là trụ cột của Liên bang Xô Viết.

- Là bộ phận trụ cột của Liên Bang Xô viết cũ.

- Chiếm tỉ trọng lớn trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp của Liên Xô.

2. Thời kỳ đầy khó khăn biến động (những năm 1990 của Thế kỉ XX)

- Cuối 1991 Liên Xô tan rã.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm, sản lượng các ngành kinh tế giảm.

- Đời sống nhân dân khó khăn.

→ Suy giảm vị trí trên thế giới.

3. Nền kinh tế đang khôi phục lại vị trí cường quốc

a. Chiến lược kinh tế mới

- Từ năm 2000, Liên bang Nga bước vào thời kì chiến lược mới:

+ Đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng.

+ Xây dựng nền kinh tế thị trường.

+ Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.

+ Nâng cao đời sống nhân dân, khôi phục vị trí cường quốc.

b. Những thành tựu đạt được sau năm 2000.

- Sản lượng kinh tế tăng

- Dự trữ ngoại tệ lớn thứ 4 thế giới (2005).

- Trả xong các khoản nợ nước ngoài.

- Xuất siêu ngày càng tăng.

- Đời sống nhân dân được cải thiện.

- Vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.

- Gia nhập nhóm G8.

c. Khó khăn

- Phân hóa giàu nghèo.

- Chảy máu chất xám.

II. CÁC NGÀNH KINH TẾ.

1. Công nghiệp

- Vai trò: Là xương sống của nền kinh tế Nga ( chiếm 35,1% trong GDP)

- Cơ cấu: đa dạng.

+ Ngành truyền thống: luyện kim, dệt may, khai thác dầu khí…

+ Ngành hiện đại: điện tử tin học, công nghiệp vũ trụ…

- Phân bố: tập trung chủ yếu ở phía tây và phía nam lãnh thổ.

2. Nông nghiệp

- Vai trò: cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người.

- Cơ cấu:

+ Ngành trồng trọt:

*Cây lương thực: lúa mì, mạch, …Sản xuất đạt 78,2 triệu tấn.

* Cây công nghiệp:hướng dương, củ cải đường…

*Cây ăn quả: rau quả ôn đới và cận nhiệt.

+ Ngành chăn nuôi và đánh bắt: tương đối phát triển.

- Phân bố: phân bố ở đồng bằng Đông Âu và đồng bằng Tây Xibia.

3. Dịch vụ

- Vai trò: cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người.

- Cơ cấu:

+ Ngành trồng trọt:

* Cây lương thực: lúa mì, mạch, …Sản xuất đạt 78,2 triệu tấn.

* Cây công nghiệp:hướng dương, củ cải đường…

* Cây ăn quả: rau quả ôn đới và cận nhiệt.

+Ngành chăn nuôi và đánh bắt: tương đối phát triển.

- Phân bố: phân bố ở đồng bằng Đông Âu và đồng bằng Tây Xibia.

III. MỘT SỐ VÙNG KINHH TẾ QUAN TRỌNG.

1. Vùng trung ương:

- Quanh thủ đô.

- Phát triển cả công nghiệp, cả nông nghiệp.

2. Vùng trung tâm đất đen:

- Đồng bằng Tây Âu.

- Phát triển nông nghiệp và ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

3. Vùng U-ran:

Công nghiệp khai khoáng và chế biến.

4. Vùng Viễn Đông:

- Phía đông nam Nga.

- Phát triển các ngành khai thác khoáng sản, gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản.

IV. QUAN HỆ NGA – VIỆT TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ MỚI.

- Truyền thống, hợp tác trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật…

- Bình đẳng, mang lại lợi ích cho hai bên.

Bài 9: Nhật Bản

I - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

- Là quần đảo nằm ở Đông Á, trải ra theo 1 vòng cung dài khoảng 3800km trên Thái Bình Dương.

- Bao gồm 4 đảo lớn: Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư, Kiuxiu.

- Địa hình: chủ yếu là đồi núi (80%), đồng bằng nhỏ hẹp tập trung ở ven biển.

- Khí hậu: nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, có sự phân hoá Băc – Nam.

- Tài nguyên: nghèo khoáng sản, thuỷ hải sản giàu có và phong phú.

II. DÂN CƯ.

- Dân số đông: 126,32 triệu người (năm 2015) - đứng thứ 11 thế giới.

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên: thấp và giảm dần

- Cơ cấu dân số già: tỉ lệ > 65 tuổi cao, tăng nhanh, là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (83,6 tuổi - 2015).

Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Lý thuyết Địa Lí 11 ngắn gọn

- Tỉ lệ dân thành thị: cao 79% - 2004 (hơn 90% -2015)

- Mật độ dân số: mật độ dân số cao, phân bố không đều

Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Lý thuyết Địa Lí 11 ngắn gọn

- Người dân cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi.

+ Giờ giấc, tác phong công nghiệp cao, tự giác, kỉ luật nghiêm, thông minh, giàu tính quyết đoán.

+ Giáo dục phát triển.

- Thành phần dân tộc: 99,3% dân số là người Nhật.

III. KINH TẾ.

Nhật Bản là cường quốc kinh tế trên thế giới.

1. Sau chiến tranh II đến 1950:

Do là nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ II nên nền kinh tế lâm vào tình trạng suy sụp nghiệm trọng.

2. Từ 1952 – 1973:

- Thành tựu: là thời kì phát triển “thần kì” với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP phát triển nhanh 7,8% – 18,8%, đứng thứ 2 thế giới, nhiều sản phẩm đứng vị trí cao (vô tuyến, máy ảnh…)

- Nguyên nhân: tích lũy vốn, sử dụng triệt để nguồn lao động, tập trung vào những ngành sinh lời nhanh, duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng…

3. Từ 1973 đến nay:

- Tốc độ phát triển kinh tế chậm lại.

- Nguyên nhân: Khủng hoảng năng lượng, chính phủ thực hiện chiến lược kinh tế mới, kết quả làm cho nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng không ổn định.

- Hiện nay, GDP đứng thứ 3 thế giới, sau Hoa Kì, Trung Quốc.

Bài 9 Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế

I. CÁC NGÀNH KINH TẾ.

1. Công nghiệp.

- Đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.

- Cơ cấu ngành:

+ Công nghiệp truyền thông: hóa dầu, sản xuất ô tô, luyện kim

+ Công nghiệp hiện đại: sản xuất điện tử, tin học, công nghệ cao.

- Phân bố: Các trung tâm tập trung chủ yếu ven biển-phía đông nam.

2. Dịch vụ.

- Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng chiếm 68% giá trị GDP.

- Giá trị thương mại đứng thứ 4 thế giới. Thị trường XNK: các nước phát triển và các nước đang phát triển.

- Ngành tài chính ngân hàng phát triển hàng đầu thế giới.

- Giao thông vận tải biển đứng thứ 3 thế giới.

3. Nông nghiệp.

- Là ngành chiếm vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, chiếm khoảng 1% GDP.

- Cơ cấu:

+ Ngành trồng trọt:

* Cây lương thực: lúa gạo chiếm 50% diện tích đất canh tác.

* Cây công nghiệp: chè, thuốc lá, dâu tằm.

* Rau quả cận nhiệt, ôn đới.

+ Ngành chăn nuôi: tương đối phát triển.

+ Thủy sản:

* Đánh bắt cá: sản lượng đúng đầu thế giới, kĩ thuật đánh bắt hiện đại.

* Nuôi trồng được chú trọng.

II. BỐN VÙNG KINH TẾ GẮN VỚI BỐN ĐẢO LỚN.

Vùng KT Đặc điểm chung Trung tâm công nghiệp
Hôn-su Diện tích rọng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất với các ngành công nghiệp truyền thống và hiện đại Tô-ki-ô, Iôcôhama, Caoaxaki, Nagôia, Côbê, Kiôtô,…
Kiu-xiu Phát triển công nghiệp nặng, nhất là khai thác than và luyện thép do có nguồn nguyên liệu và vị trí thuận lợi trong nhập nguyên nhiên liệu. Phucuôca, Nagaxaki…
Xi-cô-cư Phát triên công nghiệp khai thác quặng đồng, nông nghiệp. Côchi
Hô-cai-đô Phát triển lâm nghiệp, công nghiệp khia thác. Xappôrô, Murôan, Cusirô,…

Bài 10 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ

- Vị trí:

+ Rìa đông của lục địa Á – Âu.

+ Giáp 14 nước và Thái Bình Dương.

- Lãnh thổ:

+ Rộng 9,5 triệu km2.

+ Gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương.

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Lý thuyết Địa Lí 11 ngắn gọn

Điều kiện tự nhiên Miền Tây Miền Đông
Địa hình - Núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen các bồn địa. - Đồng bằng châu thổ rộng lớn
Sông ngòi

- Đầu nguồn của các con sông lớn phía Đông.

- Dòng chảy tạm thời; sông ít, nhỏ, dốc.

- Hạ lưu các sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang.
Khí hậu - Ôn đới lục địa khắc nghiệt.

- Phía Bắc ôn đới gió mùa.

- Phía Nam cận nhiệt đới gió mùa.

Khoáng sản. - Nghèo khoáng sản (than, dầu mỏ). - Giàu khoáng sản: than, dầu mỏ, sắt…
Đánh giá

- Thuận lợi:

   + Lâm nghiệp

   + Đồng cỏ phát triển chăn nuôi.

   + Thủy điện.

   + CN khai khoáng.

- Khó khăn:

   + Khô hạn, khắc nghiệt.

   + Đất cằn cỗi, địa hình hiểm trở.

- Thuận lợi:

   + Phát triển nông nghiệp.

   + Công nghiệp khai khoáng.

   + Giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút dân cư phát triển kinh tế - xã hội.

- Khó khăn: lũ lụt.

III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI.

1. Dân cư

- Đông dân nhất thế giới: 1,3 tỉ người (chiếm 1/5 dân số thế giới)

- Tỉ suất gia tăng tự nhiên: khá thấp, chỉ còn 0,5% ( thi hành nhiều chính sách dân số rất triệt để).

Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Lý thuyết Địa Lí 11 ngắn gọn

- Phân bố: không đồng đều (50% tập trung ở phía Đông)

Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế | Lý thuyết Địa Lí 11 ngắn gọn

- Tỉ lệ dân thành thị: khá thấp (37%)

- Thành phần dân tộc: đa dạng (56 dân tộc, người Hán chiếm đa số: 94 %.)

2. Xã hội

- Giáo dục phát triển.

- Nền văn minh lâu đời:

→ Thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội (đặc biệt là du lịch).

Bài 10 Tiết 2: Kinh tế

I. KHÁI QUÁT.

- Năm 1978: chính sách cải cách, hiện đại hóa nền kinh tế.

- Thành tựu:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất TG, trung bình đạt trên 8%/năm.

+ Tổng GDP đứng thứ 2 TG (439 tỉ USD năm 2015).

+ Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập đầu người tăng nhanh: gấp 5 lần (từ 276 USD - năm 1985 lên 1269 - năm 2004).

II. CÁC NGÀNH KINH TẾ

1. Công nghiệp

- Chính sách phát triển:

+ Thay đổi cơ chế quản lí: “Kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường”.

+ Chính sách mở cửa

+ Chính sách công nghiệp mới (năm 1994), tập trung vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.

- Thành tựu:

+ Đứng đầu thế giới về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI – 2004: 60,6 tỉ USD).

+ Cơ cấu ngành: đa dạng.

+ Nhiều sản phẩm đứng đầu thế giới: than, thép, xi măng, phân đạm.

- Phân bố: Tập trung chủ yếu ở miền Đông.

2. Nông nghiệp

- Chính sách phát triển:

+ Giao quyền sử dụng đất và khoán sản phẩm cho nông dân.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: giao thông, thuỷ lợi…

+ Áp dụng KHKT vào sản xuất, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại.

+ Miễn thuế nông nghiệp.

- Thành tựu:

+ Sản lượng nông sản tăng, một số loại đứng đầu thế giới: lương thực, bông, thịt lợn.

+ Trồng trọt chiếm ưu thế hơn so với chăn nuôi.

- Phân bố: tập trung chủ yếu ở phía Đông

III. MỐI QUAN HỆ TRUNG QUỐC – VIỆT NAM.

- Có mối quan hệ lâu đời.

- Hợp tác trên nhiều lĩnh vực, kim ngạch thương mại 2 chiều ngày càng tăng.

- Phương châm: “ Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.

Xem thêm các bộ đề thi Địa Lí lớp 11 chọn lọc, hay khác:

1 968 lượt xem
Tải về