Giáo án Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ | Cánh diều Ngữ văn 8

Với Giáo án Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ Ngữ văn lớp 8 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 8 Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ.

1 610 02/08/2023
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều bản word (cả năm) trình bày đẹp (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 8 (Cánh diều): Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

- HS viết được đoạn văn có cấu tạo 3 phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn, số lượng câu đúng quy định.

- Nêu được ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ về một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ.

- Năng lực tiếp thu tri thức, kĩ năng viết đoạn văn.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS rèn luyện ý thức tự giác, nghiêm túc, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS: Ở chương trình học lớp 7, các em đã làm quen với cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ. Hãy nhắc lại kiến thức về những điểm cần lưu ý về hình thức và nội dung khi viết.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, em đã được tìm hiểu và thực hành cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ. Trong phần Viết của bài học này, em sẽ tiếp tục được học cách viết một đoạn văn như thế.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Định hướng

a. Mục tiêu: Nhận biết được yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn (trang 50/SGK) và thực hiện trả lời các yêu cầu trong bài:

+ Nhà văn Nguyên Hồng ấn tượng với những hình ảnh, chi tiết nào trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan?

+ Hãy chỉ ra các từ ngữ, câu văn thể hiện cảm xúc, sự liên tưởng và tưởng tượng mà bài thơ gợi ra cho người viết.

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ cần có những yêu cầu gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe câu hỏi và trả lời.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

1.Tìm hiểu chung

a. Phân tích ví dụ

- Nhà văn Nguyên Hồng ấn tượng với những hình ảnh, chi tiết:

+ Thuộc lòng, xúc động và nhớ mãi những câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang.

+ Đèo Ngang vào buổi chiều tà.

+ Với cảnh cây cỏ và núi non thấy được sự heo hút của những câu thơ trên kia.

+ Cứ nghe thấy những tiếng đanh đanh khắc khoải “cuốc cuốc” vang lên,…

- Các từ ngữ, câu văn thể hiện cảm xúc, sự liên tưởng và tưởng tượng mà bài thơ gợi ra cho người viết:

+ …tôi thuộc lòng, xúc động và nhớ mãi những câu thơ….

+ Trong trí tưởng tượng, Bà Huyện Thanh Quan đã đưa tôi đến Đèo Ngang đúng vào buổi chiều tà.

+ Tuổi lên bảy, lên tám của tôi khi ấy lại còn được những rung động này nữa:…

+ Không ai bày cách cho tôi cảm xúc, nhưng tôi cứ nghe thấy những tiếng đanh đanh khắc khoải “cuốc cuốc” vang lên,…

b. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

- Xác định được các yếu tố nội dung, nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc, suy nghĩ cho em.

- Nêu rõ các ý: Em có cảm xúc, suy nghĩ về điều gì trong bài thơ? Đó là cảm xúc, suy gì? Vì sao em lại có cảm xúc, suy nghĩ đó?

- Lựa chọn đưa vào đoạn văn một số dòng thơ mà em ấn tượng để làm rõ cảm nghĩ của bản thân.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 11 trang, trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 8 Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ Cánh diều. 

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Nắng mới

Giáo án Nếu mai em về Chiêm Hóa

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 46

Giáo án Đường về quê mẹ

Giáo án Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ

1 610 02/08/2023
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: