Giáo án Đổi tên cho xã | Cánh diều Ngữ văn 8

Với Giáo án Đổi tên cho xã Ngữ văn lớp 8 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 8 Đổi tên cho xã.

1 694 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều bản word (cả năm) trình bày đẹp (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

 

Giáo án Ngữ văn 8 (Cánh diều): Đổi tên cho xã

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết được một số yếu tố hình thức (xung đột, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng,…) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa của văn bản, tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả,…) của hài kịch.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đổi tên cho xã.

- Năng lực nhận diện các yếu tố hình thức và nội dung của hài kịch.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS biết ghét bỏ những thói hư tật xấu, phê phán cái giả dối, trân trọng những suy nghĩ trong sáng, nhân văn văn, những hành động trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi mở, yêu cầu HS trả lời, chia sẻ cách hiểu về “Bệnh sĩ” trong cuộc sống.

- HS trả lời câu hỏi, GV mời 2 -3 HS chia sẻ.

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài học: “Bệnh sĩ” là một trong tác phẩm hài kịch ghi dấu ấn trong lòng khán giả của cố tác giả tài ba Lưu Quang Vũ. Nội dung vở kịch lấy bối cảnh ở vùng quê nông thôn kể về ông chủ tịch xã và những người dân chân chất, thật thà nhưng vì tính háo danh, tính sĩ mà ai cũng cố gắng phấn đấu cho mình cái mác thật sang trọng và hiện đại. Để rồi khi bản chất và hiện thực không thống nhất nên đã sinh ra những chuyện dở khóc dở cười. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đoạn kịch “Đổi tên cho xã” được trích trong tác phẩm này.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại hài kịch và văn bản Đổi tên cho xã.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

- GV gọi HS đọc bài, chia theo phân vai nhân vật, thể hiểu đúng ngữ điệu của từng tính cách nhân vật.

- GV đưa ra nhiệm vụ:

Giáo án Đổi tên cho xã | Cánh diều Ngữ văn 8 (ảnh 1)

+ Nêu những thông tin về tác giả mà em biết qua việc tìm hiểu và chuẩn bị bài ở nhà.

+ Tóm tắt nội dung văn bản.

+ Chỉ ra các đặc điểm của hài kịch được thể hiện trong văn bản.

+ Nội dung đoạn trích này liên quan như thế nào với tên vở kịch Bệnh sĩ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV giới thiệu thêm:

+ Nhắc đến Lưu Quang Vũ là ta lại nhớ đến một nhà soạn kịch tài hoa trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Một tài năng trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật, trong mỗi một lĩnh vực ông đều để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc.

+ Những tác phẩm của Lưu Quang Vũ bắt đầu nổi lên từ những năm 80, lúc ấy đất nước đang trong giai đoạn chiến tranh, vô cùng khó khăn. Các tác phẩm của ông đã để lại một dấu ấn trong lòng bạn đọc bởi tính chân thật, nhân văn. Ra đi ở tuổi đời còn trẻ và sự nghiệp đang trên đà đỉnh cao thế nhưng những tác phẩm để lại rất nhiều. 

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988).

- Ông là nhà soạn kịch, nhà thơ và nhà văn hiện đại của Việt Nam.

- Ông sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ.

- Khi hoà bình lập lại (1954) gia đình ông chuyển về sống tại Hà Nội.

- Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này.

2. Tác phẩm

- Tóm tắt: Văn bản kể về sự việc xã Cà Hạ sắp được đổi tên, sự việc diễn ra trong buổi công bố tên xã mới vô cùng long trọng. Việc đổi tên xã khiến chính quyền xã phải phân công lại nhiệm vụ cho từng người. Sau khi nghe phân công nhiệm vụ, ông Sửu thắc mắc về nhiệm vụ của mình và được giao cho vị trí chủ nhiệm trung tâm Triệt sản gia súc. Chưa ai hiểu rõ được nhiệm vụ mình được giao là gì, mọi người bàn tán rất nhiều. Kết thúc văn bản là cuộc nói chuyện của ông Nha, ông Thỉnh và Văn Sửa cho thấy sự hài hước, trào phúng của văn bản này.

- Đặc điểm hài kịch được thể hiện trong văn bản:

+ Xung đột kịch: xung đột giữa sự thật thà và bệnh ảo tưởng.

+ Nhân vật: các nhân vật có sự không tương xứng giữa bên trong và bên ngoài (Ông Nha tỏ ra hiểu biết nhưng thực chất là người ảo tưởng)

+ Hành động: mâu thuẫn với phẩm chất.

+ Thủ pháp trào phúng: những lời phát biểu của ông chủ tịch xã được phóng đại đến mức khoa trương.

- Đoạn tríchlà phần mở đầu của vở kịch "Bệnh sĩ".

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 10 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 8 Đổi tên cho xã Cánh diều. 

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

 

1 694 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: