Giáo án Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch | Cánh diều Ngữ văn 8

Với Giáo án Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch Ngữ văn lớp 8 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 8 Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch.

1 379 14/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều bản word (cả năm) trình bày đẹp (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 8 (Cánh diều): Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nắm được yêu cầu và cách làm kiểu bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch.

- Biết xác định luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm kịch.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù

- Nắm được kiểu bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm kịch.

- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tạo lập văn bản.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào hoàn cảnh thực tế, kiên trì, học hỏi, sáng tạo.

- Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy kể tên một tác phẩm văn học (truyện, thơ, kí, kịch, …) mà em biết hoặc đã được học để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Điều gì trong tác phẩm đó đã để lại ấn tượng cho em?

- HS nghe GV nêu yêu cầu để trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS

* Gợi ý trả lời: Tác phẩm văn học để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho em đó là truyện cười Cái kính của Nê-xin. Em ấn tượng với văn bản này bởi truyện đã nêu lên và châm biếm, phê phán những thành phần ưa sĩ diện trong xã hội. Trong truyện, nhân vật “tôi” vì muốn sĩ diện cho giống tri thức nên đi khám để cắt kính đeo. Các bác sĩ thì sĩ diện tỏ ra mình giỏi nên đều chê người trước nhưng rồi kết cục ai cũng khám sai cho nhân vật tôi. Điều đó vẫn có ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay bởi tồn tại rất nhiều người như thế.

- GV dẫn dắt vào bài học: Viết bài văn nghị luận phân tích tác phẩm văn học là làm sáng tỏ chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm được thể hiện qua những yếu tố cơ bản của tác phẩm đó. Phần Viết của bài học này sẽ hướng dẫn em viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học theo định hướng đó.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Định hướng

a. Mục tiêu: Nắm được lưu ý của việc viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi:

1. Kiểu bài nghị luận phân tích một tác phẩm hài kịch yêu cầu chúng ta làm gì?

2. Để viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm hài kịch, chúng ta cần làm gì? Người viết có phải kể lại đơn thuần hoặc đưa ra nhận xét chung chung về tác phẩm đó không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- HS nhớ lại các văn bản hài kịch đã học

- Dựa vào sgk trao đổi cặp đôi và thống nhất nội dung.

GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV:

- Yêu cầu đại diện học sinh của một vài cặp đôi trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc nhóm.

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV):

- Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức.

I. Định hướng

1. Yêu cầu đối với kiểu bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch

- Phân tích cả nội dung và nghệ thuật

- Chỉ ra tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng…) trong việc biểu đạt nội dung.

2. Cách viết kiểu bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch

- Xác định rõ yêu cầu nghị luận

- Đọc lại tác phẩm

- Xác định vấn đề cụ thể của bài viết

- Thực hiện các bước theo quy trình viết bài văn nghị luận

- Lựa chọn, sử dụng bằng chứng trong tác phẩm để lí giải, phân tích

- Tránh kể lại đơn thuần hay nhận xét chung chung, thiếu thuyết phục.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya”

Giáo án Chiều sâu của truyện “Lão Hạc”

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 90

Giáo án Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh

Giáo án Nói và nghe: Thuyết trình bài giới thiệu về một vấn đề của tác phẩm văn học

1 379 14/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: