Giáo án Luyện tập chung trang 95, 96 lớp 3 (Cánh diều)

Với Giáo án Luyện tập chung trang 95, 96 Toán lớp 3 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Toán lớp 3 Luyện tập chung trang 95, 96.

1 439 19/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 3 (cả năm) Cánh diều bản word trình bày khoa học, đẹp mắt (Chỉ 25k cho 1 bài giảng bất kỳ):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Toán lớp 3 (Cánh diều): Luyện tập chung trang 95, 96

TIẾT 1

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù

- Vận dụng quy tắc tính giá trị biểu thức đã học.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia tích cực trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng” để khởi động bài học.

+ Câu 1: 97 – 17 + 20 = ...?

+ Câu 2: 6 × 3 : 2 = ...?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: 100

+ Trả lời: 9

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Vận dụng quy tắc tính giá trị biểu thức đã học.

+ Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

- Cách tiến hành:

Bài 1. Tính giá trị của biểu thức sau (Làm việc cá nhân)

- Y/c HS nêu yêu cầu bài tập

- GV cho HS làm bài.

a) 948 – 429 + 479

b) 750 – 101 × 6

424 : 2 × 3

100 : 2 : 5

c) 998 – (302 + 685)

( 421 – 19) × 2

- GV chữa bài, nhận xét- đánh giá.

- Khuyến khích HS nêu quy tắc tính giá trị biểu thức.

Bài 2: Đặt tính rồi tính (Làm việc cá nhân).

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV cho HS làm bài.

(300 + 70) + 500

(178 + 214) + 86

300 + (70 + 500)

178 + (214 + 86)

- GV nhận xét từng bài, tuyên dương.

- Nhận xét về giá trị của các biểu thức trong từng cột ở phần a?

- Các biểu thức này có đặc điểm gì?

- Nêu điểm giống và khác nhau của 2 phép tính cùng cột?

Trong các biểu thức chỉ chứa dấu cộng, giá trị

của biểu thức như thế nào khi thay đổi vị trí các dấu ngoặc?

- GV yêu cầu HS lấy ví dụ tương tự các biểu thức ở câu a.

- Nêu kết quả của phép tính: 123 + (45 + 300)

- Ta có thể biết kết quả phép tính (123 + 45) + 300 mà không cần thực hiện tính không? Bằng bao nhiêu? Vì sao em biết?

Bài 3. Đặt tính rồi tính (Làm việc cá nhân).

- GV yêu cầu HS nêu đề bài

- GV cho HS làm bài.

- HS nêu yêu cầu

- HS quan sát bài tập,làm vào nháp. 3 HS làm bảng lớp.

a) 948 – 429 + 479 = 998

424 : 2 × 3 = 636

b) 750 – 101 × 6 = 144

100 : 2 : 5 = 10

c) 998 – (302 + 685) = 11

( 421 – 19) × 2 = 804

+ HS khác nhận xét, bổ sung.

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS làm bài vào nháp. 2 HS làm bảng lớp.

(300 + 70) + 500 = 870

300 + (70 + 500) = 870

(178 + 214) + 86 = 478

178 + (214 + 86) = 478

- HS trả lời: Giá trị của các biểu thức trong từng cột đều bằng nhau.

- HS trả lời: Các biểu thức đều chỉ chứa dấu cộng và đều có dấu ngoặc.

- HS trả lời: Các số hạng trong các phép tính ở từng cột giống nhau. Vị trí dấu ngoặc của các phép tính trong cột khác nhau.

- HS trả lời: Trong các biểu thức

chỉ chứa dấu cộng, giá trị của biểu thức không thay đổi khi thay đổi vị trí các dấu ngoặc.

- HS tự nêu ví dụ.

+ Chẳng hạn: 123 + (45 + 300)

(123 + 45) + 300

- HS nêu: 123 + (45 +300) = 468

- HS trả lời: (123 + 45) + 300 = 468.

Vì trong các biểu thức chỉ chứa dấu cộng, giá trị của biểu thức không thay đổi khi thay đổi vị trí các dấu ngoặc.

+ 1 HS đọc đề bài.

+ HS làm bài vào nháp. 2 HS làm bảng lớp.

(2 × 6 ) × 4 = 48

2 × (6 × 4) = 48

(8 × 5) × 2 = 80

8 × (5 × 2) = 80

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 11 trang, trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Toán lớp 3 Bài Luyện tập chung trang 95, 96 Cánh diều.

Để mua Giáo án Toán lớp 3 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Toán lớp 3 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Mi-li-lít

Giáo án Nhiệt độ

Giáo án Góc vuông, góc không vuông

Giáo án Hình tam giác. Hình tứ giác

Giáo án Chu vi hình tam giác. Chu vi hình tứ giác

1 439 19/01/2024
Mua tài liệu