Giáo án Ngữ văn 7 Bài 8 (Cánh diều 2024): Nghị luận xã hội

Với Giáo án Bài 8: Nghị luận xã hội Ngữ văn lớp 7 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 7 Bài 8.

1 1,217 16/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều bản word (cả năm) trình bày đẹp (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 8 (Cánh diều): Nghị luận xã hội

Đọc – hiểu văn bản (1)

TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA

Hồ Chí Minh

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 8 (Cánh diều 2023): Nghị luận xã hội (ảnh 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được đặc điểm của văn nghị luận xã hội; Mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

+ Văn nghị luận xã hội được viết ra nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm nào đó, hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống.

+ Để khẳng định lòng yêu nước của nhân dân ta là một truyền thống lâu đời, quí báu của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triển khai nội dung bằng các lí lẽ và dẫn chứng cụ thể từ các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trước đây đến cuộc chiến chống thực dân Pháp với những biểu hiện yêu nước ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân, mọi vùng miền … Những lí lẽ và dẫn chứng xác đáng ấy đã thuyết phục người đọc, người nghe một cách thấm thía và sâu sắc.

2. Về năng lực

* Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà [2].

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản [3].

* Năng lực đặc thù

- Xác định được vấn đề nghị luận trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”[4].

- Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng của văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” [5].

- Nhận biết được cách trình bày luận điểm luận cứ[6].

- Viết được đoạn văn nghị luận xã hội sau khi đã học xong văn bản [7].

3. Về phẩm chất

- Bồi đắp tình yêu và niềm tự hào với đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

- Tranh ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhân vật và sự kiện trong lịch sử Việt Nam.

- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)

a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từ phần khởi động.

b. Nội dung:

GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.

HS quan sát hình ảnh sau đó nêu đáp án, sau đó GV kết nối với nội dung bài học

c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Lắng nghe và trả lời các câu đố liên quan đến nhân vật và sự kiện lịch sử. Sau đó, sắp xếp và điền tên của các nhân vật theo trật tự thời gian lịch sử vào ô trống

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Khi GV đưa hình ảnh lên màn chiếu, HS suy nghĩ trong 5 giây. HS nào có đáp án nhanh nhất sẽ được quyền trả lời.

- Nếu trả lời sai, thì mất lượt và HS khác được quyền trả lời thay thế.

B3: Báo cáo, thảo luận:

GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

GV: Như vậy các em vừa được chơi một trò chơi tìm hiểu về lịch sử rất bổ ích. Các em biết là lịch sử của VN ta gắn liền với các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Xuyên suốt chiều dài lịch sử từ thế kì X đến đầu thế kỉ XX, chúng ta đã trải qua vô vàn những khó khăn và gian khổ. Vì sao một đất nước đất không rộng, người không đông như đất nước ta mà luôn luôn chiến thắng tất cả bọn xâm lược, dù chúng mạnh đến đâu và từ đâu tới?

Có thể nói, trong suốt hành trình đó thì điều quan trọng nhất làm nên chiến thắng của cách mạng VN đó chính là tinh thần yêu nước. Tinh thần ấy đến từ những anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi hay Quang Trung nói riêng (vừa nói vừa chiếu ảnh 5 vị) và của toàn dân tộc VN nói chung. Và tinh thần yêu nước, cái lòng tự tôn dân tộc ấy đã được HCM khẳng định trong Văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II mà người đọc tại Hội nghị. Nội dung của văn kiện đó cũng chính là nội dung văn bản mà chúng ta học ngày hôm nay. Cụ thế như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu nhé!

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’)

2.1 Tri thức đọc – hiểu

Mục tiêu: [1] [2]; [3]; [5]

Nội dung:

GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi

HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm cặp đôi

- Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để hoàn thiện phiếu học tập

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 8 (Cánh diều 2023): Nghị luận xã hội (ảnh 1)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu một vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.

- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

GV:

- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức trên các slide và chuyển dẫn sang mục sau.

1. Văn nghị luận xã hội:

- Khái niệm: Văn nghị luận xã hội được viết ra nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm nào đó, hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống.

- Đặc điểm của văn nghị luận xã hội:

- Luận điểm: Quan điểm, tư tưởng của người viết.

- Luận cứ: Dẫn chứng và lí lẽ

- Lập luận: Cách dẫn dắt, trình bày … luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm.

2. Liên kết và mạch lạc trong văn bản:

- Liên kết là thể hiện mối quan hệ nội dung giữa các câu, các đoạn, các phần của văn bản bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp.

- Mạch lạc là sự thống nhất về chủ đề và tính logic của văn bản. Một văn bản được coi là có tính mạch lạc khi các câu, các đoạn, các phần của văn bản đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

2.2 Đọc – hiểu văn bản ()

I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (…’)

Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [4]; [5]

Nội dung:

GV sử dụng KT sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung

HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm cặp đôi

- Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết.

Phiếu học tập số 1

Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu một vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.

- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

GV:

- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau

Là người Việt Nam không ai là không biết chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Cả cuộc đời Người vì nước, vì dân. Không những thế, Người còn là nhà thơ, nhà văn lớn. Người đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ. Sau này nế có điều kiện các con hay tìm đọc những tác phẩm này.

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác phẩm.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

a. Đọc

- Hướng dẫn đọc nhanh.

+ Ở văn bản này các con đọc với giọng mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát nhưng vẫn thể hiện được tình cảm.

- Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn.

b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại:

? Hãy nêu xuất xứ văn bản.

? Dựa vào tri thức Ngữ văn em hãy cho biết văn bản thuộc kiểu văn bản gì? Vì sao? Hãy nêu vấn đề mà người viết bàn luận trong văn bản.

? Có thể chia văn bản này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

1. Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt.

2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:
1. Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc.

2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:

- Trả lời các câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.

- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.

1. Tác giả

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 8 (Cánh diều 2023): Nghị luận xã hội (ảnh 1)

- Hồ Chí Minh ( 1890 - 1969)

- Quê ở Nam Đàn - Nghệ An

- Là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam.

- Là một nhà văn, nhà thơ lớn, một danh nhân văn hóa thế giới

2. Tác phẩm

a. Đọc

b. Tìm hiểu chung

* Xuất xứ:

Văn bản được trích trong Báo Cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ II, tháng 2/1951 của Đảng Lao động Việt Nam.

* Kiểu văn bản: Nghị luận

* Bố cục: Văn bản chia làm 3 phần.

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 8 (Cánh diều 2023): Nghị luận xã hội (ảnh 1)

Sản phẩm tổng hợp:

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 54 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 7 Bài 8 Cánh diều.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 7 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ

Giáo án Bài 7: Thơ

Giáo án Bài 9: Tùy bút và tản văn

Giáo án Bài 10: Văn bản thông tin

Giáo án Ôn tập giữa học kì 2

1 1,217 16/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: