Giáo án Ngữ văn 7 Bài 2 (Cánh diều 2024): Thơ bốn chữ, năm chữ

Với Giáo án Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ Ngữ văn lớp 7 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 7 Bài 2.

1 364 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều bản word (cả năm) trình bày đẹp (Chỉ 50k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 2 (Cánh diều): Thơ bốn chữ, năm chữ (2 tiết)

MẸ

– Đỗ Trung Lai

Thời gian thực hiện: 2 tiết

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 2 (Cánh diều 2023): Thơ bốn chữ, năm chữ (ảnh 1)

I. MỤC TIÊU

1 Về kiến thức

- Vài nét chung về nhà thơ Đỗ Trung Lai.

- Một số yếu tố hình thức (về vần, nhịp, dòng và khổ thơ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa,…) của bài thơ bốn chữ.

- Nội dung bài thơ : thể hiện sự vất vả của người mẹ, tình yêu thương chân thành của người con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần.

- Đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ.

2 Về năng lực

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của thể thơ bốn chữ thể hiện trong bài “Mẹ”- Đỗ Trung Lai.

- Chỉ ra được kết cấu bài thơ;

- Nhận biết và thông hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong bài thơ;

- Cảm nhận được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ Mẹ;

- Cảm nhận được tình cảm yêu thương, trân trọng mẹ mà nhà thơ gửi gắm;

- Thấm thía tình yêu thương cha mẹ dành cho chúng ta.

3. Về phẩm chất

- Yêu thương, biết ơn, trân trọng và hiếu thảo với cha mẹ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Tranh ảnh về nhà thơ Đỗ Trung Lai và văn bản “Mẹ.

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.

b) Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi, HS trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Hãy tưởng tượng khi mẹ đã già, hãy miêu tả lại hình ảnh đó và nêu cảm xúc của em?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV

B4: Kết luận, nhận định (GV):

Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy từng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao mẹ thầy.

Câu ca dao ấy đã thể hiện được những vất vả, hi sinh, được công ơn lớn hơn trời bể của mẹ. Thời gian cứ chảy trôi, người mẹ của chúng ta mỗi ngày càng già đi. Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã khắc họa rất thành công hình ảnh người mẹ lúc về già và qua đó thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ. Trong tiết học hôm nay, cô và cả lớp sẽ cùng tìm hiểu bài thơ “Mẹ” để trân quý những phút giây được ở bên cạnh cha mẹ của mình.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

I. ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà thơ Đỗ Trung Lai và văn bản “Mẹ”

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi

- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS dựa vào phần chuẩn bị.

? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Đỗ Trung Lai?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin.

HS quan sát SGK.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 2 (Cánh diều 2023): Thơ bốn chữ, năm chữ (ảnh 1)

1.Tiểu sử

- Đỗ Trung Lai (1950)

- Quê quán: Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây cũ (nay Hà Nội).

2. Sự nghiệp:

+ Tốt nghiệp khoa Vật lý Đại học Sư phạm Hà Nội, sau dạy học trong quân đội và làm nhà báo.

+ Phong cách sáng tác: giọng thơ trữ tình đằm thắm nhưng gửi gắm nhiều tâm sự, triết lý nhẹ nhàng, tự nhiên.

- Các tác phẩm tiêu biểu:

+ Đêm sông Cầu (thơ, 1990)

+ Anh em và những người khác (thơ, 1990)

+ Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991)

+ Thơ và tranh (1998)

+ Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000)

2. Tác phẩm

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, bố cục…)

b) Nội dung:

- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm.

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.

- Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:

?Nêu xuất xứ của bài thơ.

? Xác định thể thơ? Chỉ ra những yếu tố đặc trưng của thể thơ qua bài thơ (vần, nhịp, dòng, khổ thơ).

?Xác định PTBĐ chính.

? Bài thơ gồm mấy khổ thơ? Có thể chia văn bản thành mấy phần và nội dung từng phần?

? Bài thơ là lời của ai? Thể hiện cảm xúc về ai? Cảm xúc như thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc văn bản

- Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’

+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.

+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.

GV:- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).

- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

GV:

- Nhận xét cách đọc của HS.

- Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .

a) Đọc và tìm hiểu chú thích

- HS đọc đúng, truyền cảm.

b) Tìm hiểu chung

- Xuất xứ: Trích tập thơ “Đêm sông Cầu”.

- Thể thơ: 4 chữ.

+ Mỗi câu gồm 4 tiếng, số câu trong bài không hạn định.Các khổ, đoạn trong bài được chia linh hoạt, tùy theo nội dung và cảm xúc.

+ Gieo vần chân: chữ cuối cùng của câu hai vần với chữ cuối cùng của câu bốn trong mỗi khổ.

+ Các câu thơ được ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3

- PTBĐ: Biểu cảm

- Bố cục: 2 phần

+ P1: Hình ảnh người mẹ.

+ P2: Tình cảm của người con dành cho mẹ.

- Bài thơ là lời của người con thể hiện tình yêu thương dành cho mẹ khi nhận ra sự già đi của người mẹ theo năm tháng.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 80 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 7 Bài 2 Cánh diều.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 7 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết

Giáo án Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng

Giáo án Bài 4: Nghị luận văn học

Giáo án Bài 5: Văn bản thông tin. Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1

Giáo án Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ

1 364 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: