Giải SBT Lịch sử 7 trang 4, 5 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Lịch sử 7 trang 4, 5 trong Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu sách Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch sử 7 trang 4, 5.

1 563 19/10/2022


Giải SBT Lịch sử 7 trang 4, 5 Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 4, 5 SBT Lịch sử 7: Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.1 trang 4 SBT Lịch sử 7: Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu

A. chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến ở Tây Âu bắt đầu.

B. chế độ phong kiến chấm dứt, thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở Tây Âu.

C. chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt, chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu.

D. thời kì đấu tranh của nô lệ chống chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở Tây Âu.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến ở Tây Âu bắt đầu (SGK - trang 9).

Câu 1.2 trang 4 SBT Lịch sử 7: Nội dung nào không phản ánh đúng việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ La Mã?

A. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới.

B. Xâm chiếm đất đai của người La Mã.

C. Phong tước vị cho quý tộc thị tộc người Giéc-man.

D. Duy trì tôn giáo nguyên thuỷ của người Giéc-man.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

- Những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ La Mã:

+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới, như: Đông Gốt; Tây Gốt; Ăng-glô Xắc-xông…

+ Xâm chiếm đất đai của người La Mã.

+ Phong tước vị cho quý tộc thị tộc người Giéc-man.

Câu 1.3 trang 4 SBT Lịch sử 7: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở Tây Âu cho đến thế kỉ IX là

A. trang trại.

B. lãnh địa.

C. phường hội.

D. thành thị.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở Tây Âu cho đến thế kỉ IX là lãnh địa phong kiến (SGK - trang 10).

Câu 1.4 trang 4 SBT Lịch sử 7: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì?

A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc.

B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, toà án riêng,...

C. Trong lãnh địa có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

D. Thường xuyên có sự trao đổi hàng hoá với bên ngoài lãnh địa.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là: mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc (SGK - trang 11).

Câu 1.5 trang 5 SBT Lịch sử 7: Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là

A. nông dân.

B. nô lệ.

C. nông nộ.

D. nông dân tự canh.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là nông nô (SGK - trang 11).

Câu 1.6 trang 5 SBT Lịch sử 7: Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh mẽ nhất ở vương quốc nào ở Tây Âu?

A. Vương quốc Tây Gốt.

B. Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông.

C. Vương quốc Đông Gốt.

D. Vương quốc Phơ-răng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc nhất ở Vương quốc Phơ-răng với sự hình thành của các giai cấp mới - lãnh chúa phong kiến và nông nô (SGK - trang 9).

Câu 1.7 trang 5 SBT Lịch sử 7: Quyền “miễn trừ mà nhà vua ban cho lãnh chúa trong thời kì trung đại ở Tây Âu là

 A. nhà vua không được can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.

B. các lãnh chúa lớn không phải đóng thuế cho nhà vua.

C. lãnh chúa không phải chịu bất cứ hình phạt nào của nhà vua.

D. lãnh chúa không phải đóng góp về quân sự khi có chiến tranh.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Quyền “miễn trừ mà nhà vua ban cho lãnh chúa trong thời kì trung đại ở Tây Âu là nhà vua không được can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa (SGK - trang 11)

Câu 1.8 trang 5 SBT Lịch sử 7: Để thoát khỏi lãnh địa, một số thợ thủ công đã

A. bỏ trốn khỏi lãnh địa.

B. tập hợp lực lượng để chống lại lãnh chúa phong kiến.

C. dùng tiền chuộc lại thân phận của mình.

D. bỏ trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Để thoát khỏi lãnh địa, một số thợ thủ công đã bỏ trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận (SGK - trang 12)

Câu 1.9 trang 5 SBT Lịch sử 7: Cư dân sống trong các thành thị trung đại Tây Âu chủ yếu là

A. thợ thủ công, thương nhân.

B. lãnh chúa, quý tộc.

C. thợ thủ công, nông dân.

D. lãnh chúa, thợ thủ công.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Cư dân sống trong các thành thị trung đại Tây Âu chủ yếu là thợ thủ công, thương nhân (SGK - trang 12)

Câu 1.10 trang 5 SBT Lịch sử 7: Ngành kinh tế chủ yếu trong các thành thị Tây Âu thời trung đại là

A. nông nghiệp và thủ công nghiệp.

B. thủ công nghiệp và thương nghiệp.

C. công nghiệp và thủ công nghiệp.

D. nông nghiệp và công nghiệp.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Ngành kinh tế chủ yếu trong các thành thị Tây Âu thời trung đại là thủ công nghiệp và thương nghiệp (SGK - trang 12)

Câu 1.11 trang 5 SBT Lịch sử 7: Nội dung nào không phản ánh đúng vai trò của thành thị trung đại Tây Âu?

A. Thủ tiêu nền kinh tế của lãnh địa.

B. Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá.

C. Đưa đến sự ra đời của tầng lớp thị dân.

D. Mang lại không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Sự ra đời của các thành thị trung đại ở Tây Âu góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa (SGK - trang 12)

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải SBT Lịch sử 7 trang 6

Giải SBT Lịch sử 7 trang 7

1 563 19/10/2022


Xem thêm các chương trình khác: