Giải SBT Lịch sử 6 Bài 4 (Kết nối tri thức): Nguồn gốc loài người

Với giải sách bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 4: Nguồn gốc loài người  Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Lịch sử 6. 

1 2,416 31/10/2022


Giải SBT Lịch sử 6 Bài 3: Thời gian Lịch sử

A. Trắc nghiệm

Câu 1 trang 13 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.1. Loài người là kết quả của quá trình tiến hoá từ

A. Người tối cổ.

B. Vượn.

C. Vượn người.

D. Người tinh khôn.

Đáp án: C

Giải thích: Loài người là kết quả của quá trình tiến hoá từ Vượn người (SGK – trang 17).

Câu 1.2. Người tối cổ đã xuất hiện cách ngày nay bao nhiêu năm?

A. Khoảng 5 - 6 triệu năm.

B. Khoảng 4 triệu năm.

C. Khoảng 15 vạn năm.

D. Khoảng 3 triệu năm.

Đáp án: B

Giải thích: Người tối cổ đã xuất hiện cách ngày nay khoảng 4 triệu năm (SGK – trang 17).

Câu 1.3. Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng 60 vạn năm trước.

B. Khoảng 15 vạn năm trước.

C. Khoảng 4 vạn năm trước.

D. Khoảng 10 vạn năm trước.

Đáp án: B

Giải thích: Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng 15 triệu năm trước (SGK – trang 17).

Câu 1.4. So với loài Vượn người, về cấu tạo cơ thể, Người tối cổ tiến hoá hơn hẳn điểm nào?

A. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.

B. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.

C. Thể tích sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

D. Cơ thể Người tối cổ lớn hơn Vượn người.

Đáp án: C

Giải thích: Điểm tiến hóa hơn hẳn của Người tối cổ so với Vượn người là: thể tích sọ lớn hơn (thể tích hộp sọ trung bình của Vượn người là: 400 cm3, Người tối cổ là từ 650 cm3 đến 1200 cm3), đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

Câu 1.5. Phát minh quan trọng nhất của Người tối cổ là

A. chế tác công cụ lao động.

B. biết cách tạo ra lửa.

C. chế tác đổ gốm.

D. chế tác đồ gỗ, đồ gốm.

Đáp án: A

Giải thích: Phát minh quan trọng nhất của Người tối cổ làn chế tác ra công cụ lao động. Việc chế tác ra công cụ lao động đã giúp con người từng bước phát triển và hoàn thiện bản thân, phát triển óc sáng tạo.

Câu 2 trang 13, 14 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hãy xác định các ý trả lời sau đây đúng hay sai.

Câu 2.1. Muốn tìm dấu tích của Người tối cổ, các nhà khảo cổ phải dựa vào

A. những di cốt hoá thạch và công cụ đá do con người chế tạo ra.

B. những khu mộ chôn người thời xưa.

C. những bộ di cốt và những hiện vật chôn theo.

D. những di cốt hoá thạch hoặc những công cụ thời đồ đá cũ.

Đáp án:

Nội dung lịch sử

Đúng/ sai

A. những di cốt hoá thạch và công cụ đá do con người chế tạo ra.

Đúng

B. những khu mộ chôn người thời xưa.

Sai

C. những bộ di cốt và những hiện vật chôn theo.

Sai

D. những di cốt hoá thạch hoặc những công cụ thời đồ đá cũ.

Đúng

Câu 2.2. Những dấu tích của Người tối cổ đã được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam:

A. Răng hoá thạch của Người tối cổ đã được tìm thấy ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn).

B. Những công cụ đá được ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ được tìm thấy ở An Khê, Núi Đọ, Xuân Lộc, An Lộc,...

C. Di chỉ An Khê (Gia Lai) có niên đại 80 vạn năm cách ngày nay là dấu tích cổ xưa nhất của Người tối cổ trên đất nước Việt Nam.

D. Di cốt và công cụ của Người tối cổ được tìm thấy trong các di chỉ Phùng Nguyên, Đồng Đậu và Gò Mun ở miền Bắc Việt Nam.

Đáp án:

Nội dung lịch sử

Đúng/ sai

A. Răng hoá thạch của Người tối cổ đã được tìm thấy ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn).

Đúng

B. Những công cụ đá được ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ được tìm thấy ở An Khê, Núi Đọ, Xuân Lộc, An Lộc,...

Đúng

C. Di chỉ An Khê (Gia Lai) có niên đại 80 vạn năm cách ngày nay là dấu tích cổ xưa nhất của Người tối cổ trên đất nước Việt Nam.

Đúng

D. Di cốt và công cụ của Người tối cổ được tìm thấy trong các di chỉ Phùng Nguyên, Đồng Đậu và Gò Mun ở miền Bắc Việt Nam.

Sai

Câu 3 trang 14 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hãy điền những từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau.

Di cốt của Vượn người sống cách ngày nay khoảng (1)................ năm đã được tìm thấy ở Mi-an-ma và In-đô-nê-xi-a.

Trên đảo (2).................... thuộc ln-đô-nê-xia, đã tìm thấy di cốt Người tối cổ sống cách ngày nay khoảng (3)..............

Di cốt, (4)................... của Người tối cổ còn được tìm thấy ở Việt Nam, Thái Lan, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.

Chiếc sọ Người (5).............. tìm thấy ở hang Ni-a (Ma-lai-xi-a) có niên đại cách ngày nay khoảng (6)...............

Đáp án:

Di cốt của Vượn người sống cách ngày nay khoảng (1) 5 triệu năm đã được tìm thấy ở Mi-an-ma và In-đô-nê-xi-a.

Trên đảo (2) Gia-va thuộc ln-đô-nê-xia, đã tìm thấy di cốt Người tối cổ sống cách ngày nay khoảng (3) 2 triệu năm.

Di cốt, (4) và công cụ đá của Người tối cổ còn được tìm thấy ở Việt Nam, Thái Lan, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.

Chiếc sọ Người (5) tinh khôn tìm thấy ở hang Ni-a (Ma-lai-xi-a) có niên đại cách ngày nay khoảng (6) 4 vạn năm.

 

B. Tự luận

Câu 1 trang 14 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Dựa vào hình 1 (trang 17, SGK), em hãy miêu tả hình dáng của Người tối cổ và nói rõ hình dáng Người tối cổ giống Vượn người và Người tinh khôn ở những điểm nào?

Trả lời:

- Miêu tả hình dánh của Người tối cổ:

+  Đi, đứng hoàn toàn bằng 2 chân.

+ Chưa loại bỏ hết dấu tích của vượn trên cơ thể mình, ví dụ: trán còn thấp, bợt ra sau; u mày nổi cao; trên cơ thể vẫn còn lớp lông dày….

+ Thể tích hộp sọ lớn (trung bình khoảng từ 650 cm3 đến 1200 cm3).

- Điểm giống nhau về mặt hình thể giữa Người tối cổ với vượn người và người tinh khôn:

+ Giống Vượn người: Dáng đi còn khom lưng, còn một lớp lông mỏng bao phủ trên người, mặt và hàm dô về phía trước,...

+ Giống Người tinh khôn: Người tối cổ đã đi, đứng bằng hai chân, hai chi trước đã thành hai tay, có thể cầm nắm,...

Câu 2 trang 14 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Dựa vào Lược đồ hình 2 (trang 18, SGK), em có nhận xét gì về sự phân bố những dấu tích của quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á?

Trả lời:

- Nhận xét: các dấu tích của quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người (di cốt, công cụ) được phân bố hầu khắp ở cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, từ Bắc đến Nam,... chứng tỏ người nguyên thuỷ đã sớm có mặt, sinh sống ở khu vực này.

Câu 3 trang 14 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Tìm hiểu nội dung và hình ảnh từ sách, báo và internet để viết bài giới thiệu về quá trình phát triển của người nguyên thuỷ ở nước ta.

Trả lời:

Tại Việt Nam, những dấu tích của Người tối cổ được phát hiện có niên đâị sớm nhất từ khoảng 800.000 năm trước:

Địa điểm thấy dấu tích

Dấu tích tìm được

Hình ảnh minh họa

Hang Thẩm Khuyên,

Thẩm Hai (Lạng Sơn)

Răng hóa thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 40 – 30 vạn năm trước.

Núi Đọ (Thanh Hóa)

Công cụ bằng đá thô sơ có niên đại khoảng 400.000 năm trước

An Khê (Gia Lai)

Công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ có niên đại khoảng 800.000 năm trước.

Xuân Lộc (Đồng Nai)

Công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ (khoảng 40.000 – 30.000 năm trước).

 

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Xã hội nguyên thủy

Bài 6: Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy

Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Bài 8: Ấn Độ cổ đại

Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

1 2,416 31/10/2022


Xem thêm các chương trình khác: