Giải SBT Lịch sử 6 Bài 8 (Kết nối tri thức): Ấn Độ cổ đại

Với giải sách bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Lịch sử 6.

1 1,814 31/10/2022


Giải SBT Lịch sử 6 Bài 8: Ấn Độ cổ đại

A. Trắc nghiệm

Câu 1 trang 24, 25 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.1. Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nên văn minh Ấn Độ là

A. Hoàng Hà và Trường Giang.                        B. sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát.

C. sông Nin và sông Ti-gơ-rơ.                          D. sông Ấn và sông Hằng.

Đáp án: D

Giải thích: Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nên văn minh Ấn Độ là sông Ấn và sông Hằng (SGK – trang 34).

Câu 1.2. Tên gọi Ấn Độ bắt nguồn từ

A. tên một ngọn núi.                                        B. tên một con sông.

C. tên một tộc người.                                       D. tên một sử thi.

Đáp án: B

Giải thích: Tên gọi Ấn Độ bắt nguồn từ tên một con sông (sông Ấn dài gần 3000 km, theo tiếng Phạn là Sindhu, về sau người Ba Tư đọc thành Hindus và gọi bán đảo Ấn Độ là Hindustan – nghĩa là “xứ các con sông”)

Câu 1.3. Ở Ấn Độ, những thành thị đầu tiên xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

A. 1 000 năm TCN                                          B. 1 500 năm TCN

C. 2 000 năm TCN                                           D. 2 500 năm TCN

Đáp án: D

Giải thích: Ở Ấn Độ, những thành thị đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 2500 TCN (SGK – trang 36).

Câu 1.4. Những thành thị đầu tiên của người Ấn được xây dựng ở

A. lưu vực sông Ấn.                                         B. lưu vực sông Hằng.

C. miền Đông Bắc Ấn.                                     D. miền Nam Ấn.

Đáp án: A

Giải thích: Những thành thị đầu tiên của người Ấn (xuất hiện vào khoảng năm 2500 TCN) được xây dựng ở lưu vực sông Ấn (SGK – trang 36).

Câu 1.5. Văn hoá Ấn Độ được truyền bá và có ảnh hưởng mạnh mẽ sâu rộng nhất ở đâu?

A. Trung Quốc.                                               B. Các nước Ả Rập.

C. Các nước Đông Nam Á.                               D. Việt Nam.

Đáp án: C

Giải thích: Văn hoá Ấn Độ được truyền bá và có ảnh hưởng mạnh mẽ sâu rộng nhất ở các nước Đông Nam Á (SGK – trang 36, 37).

Câu 1.6. Từ rất sớm, người Ấn Độ cổ đại đã có chữ viết riêng, đó là

A. chữ Nho.                                          B. chữ Phạn.

C. chữ tượng hình.                                 D. chữ Hin-đu.

Đáp án: D

Giải thích: Người Ấn Độ cổ đại tạo ra chữ viết từ rất sớm. Chữ viết cổ nhất của họ được khắc trên các con dấu và được phát hiện ở lưu vực sông Ấn, có từ hơn 2000 năm TCN (SGK – trang 36).

Câu 2 trang 25 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hãy ghép ô chữ bên trái với ô chữ bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.

Đáp án:

Câu 3 trang 25 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hãy lựa chọn từ/cụm từ cho sẵn: Đạo Vê-đa, Đạo Bà La Môn, Đạo Phật, Ấn Độ giáo, A-sô-ca, Thích Ca Mâu Ni để điền vào chỗ (...) trong các câu sau.

Những thế kỉ đầu Công nguyên, (1)........................ cải biến thành đạo Hin-đu.

Khoảng thế kỉ VỊ TCN, (2)......................... được hình thành, người sáng lập là (3) ……………..

Đáp án:

Những thế kỉ đầu Công nguyên, (1) Đạo Bà La Môn cải biến thành đạo Hin-đu.

Khoảng thế kỉ VI TCN, (2) đạo Phật được hình thành, người sáng lập là (3) Thích Ca Mâu Ni.

 

B. Tự luận

Câu 1 trang 26 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hoàn thành bảng thống kê sau về những thành tựu tiêu biểu của văn hoá Ấn Độ cổ đại.

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Chữ viết

- Người Ấn Độ cổ đại tạo ra chữ viết từ rất sớm.

+ Chữ viết cổ nhất của họ được khắc trên các con dấu và được phát hiện ở lưu vực sông Ấn, có từ hơn 2000 năm TCN.

+ Vào khoảng thế kỉ VII TCN, chữ Phạn ra đời dựa trên việc cải biên những chữ viết cổ đã có từ trước đó.

Văn học

- Ấn độ có một nền văn học phong phú, với nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi, với 2 bộ sử thi nổi tiếng là: Mahabharata và Rammayana.

Nghệ thuật

- Các công trình kiến trúc của Ấn Độ đều chịu ảnh hưởng của một tôn giáo nhất định.

- Cư dân Ấn Độ xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, độc đáo, ví dụ: chùa hang A-gian-ta; cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi…

Khoa học tự nhiên

- Sáng tạo ra các chữ số hiện nay đang sử dụng, trong đó quan trọng nhất là chữ số 0.

Câu 2 trang 26 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Từ kết quả của bài tập 2 (phần A. Trắc nghiệm), hãy mô tả nét chính về sự phân hoá trong xã hội Ấn Độ cổ đại.

Trả lời:

- Cư dân trong xã hội được phân chia thành 4 đẳng cấp với những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau:

+ Đẳng cấp Brama (tăng lữ - quý tộc): đây là đẳng cấp cao nhất – những người thuộc đẳng cấp này có nhiệm vụ nghiên cứu - giảng dạy kinh Vê-đa và lo việc cúng tế thần linh.

+ Đẳng cấp Ksatria (vương công – võ sĩ): đây là đẳng cấp có vị trí cao thứ hai trong xã hội. Những người thuộc đẳng cấp này có nhiệm vụ: học kinh Vê-đa; dâng lễ tế thần linh và cai trị thần dân.

+ Đẳng cấp Vaisia (người bình dân) – những người thuộc đẳng cấp này có nghĩa vụ nộp thuế, lao dịch; phục vụ cho Bram và Ksatria.

+ Đẳng cấp Suđra là những người thấp kém nhất trong xã hội; họ phải phục tùng không điều kiện cho 3 đẳng cấp trên (Brama, Ksatria và Vaisia).

- Quan hệ giữa các đẳng cấp trong đời sống thường nhật được luật pháp quy định rất chặt chẽ:

+ Những người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau.

+ Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính và phục tùng không điều kiện những người thuộc đẳng cấp trên.

Câu 3 trang 26 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Đọc hai đoạn tư liệu dưới đây, hãy cho biết quan điểm của đạo Phật (1) có mâu thuẫn với quan điểm phân biệt đẳng cấp của đạo Bà La Môn (2) không? Vì sao?

1. Không thể có đẳng cấp giữa những con người có cùng dòng máu đỏ như nhau, cũng không thể có đẳng cấp giữa những con người có cùng vị nước mắt mặn như nhau.

2. Giết một con mèo, một con cá, một con chim, một con nhái, một con chó, một con cá sấu, một con chim cú hay một con qua cũng bị phạt như giết một người Su-đra.

Trả lời:

- Nhận xét: Quan điểm của đạo Phật mâu thuẫn với quan điểm phân biệt đẳng cấp của đạo Bà La Môn bởi vì đạo Phật cho rằng con người trong xã hội là bình đẳng. Còn quan điểm của đạo Bà La Môn thì cho rằng người thuộc đẳng cấp Su-đra chỉ được đối xử như con vật.

Câu 4 trang 26 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Tại sao nói: Ấn Độ là đất nước của các tôn giáo và các bộ sử thi?

Trả lời:

- Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn (đạo Phật, đạo Bà La Môn), nhiều bộ sử thi lớn (Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-y-a-na).

- Tôn giáo và sử thi Ấn Độ có sức lan toả và ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nhiều dân tộc khác.

=> Ấn Độ là đất nước của các tôn giáo và các bộ sử thi.

Câu 5 trang 26 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hãy chỉ ra một số thành tựu văn hoá của người Ấn Độ cổ đại vẫn còn sử dụng đến ngày nay. Hãy nhận xét (viết khoảng 5 câu) về một thành tựu mà em ấn tượng nhất.

Trả lời:

- Một số thành tựu văn hoá của người Ấn Độ cổ đại vẫn còn sử dụng đến ngày nay:

+ Phật giáo và Ấn Độ giáo đã vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ Ấn Độ, trở thành 2 trong những tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo nhất trên thế giới.

+ Hai bộ sử thi: Mahabharata và Rammayana vẫn có sức sống lâu bền trong tâm thức người Ấn Độ. Mặt khác, 2 tác phẩm này cũng được truyền bá ra bên ngoài, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn học Đông Nam Á.

+ Các chữ số (do người Ấn Độ sáng tạo ra) được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

+ Các công trình kiến trúc, như: chùa hang A-gian-ta; cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi… vẫn được bảo tồn và trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng.

- Giới thiệu, nhận xét về bộ sử thi Mahabharata:

+ Sử thi Mahabharata bao gồm 18 chương với 220.000 câu thơ. Đây là bộ sử thi dài nhất thế giới, gấp khoảng 8 lần so với cả 2 bộ sử thi Iliat và Ôđixê cộng lại.

+ Chủ đề của tác phẩm này là cuộc đấu tranh trong nội bộ một dòng họ đế vương ở miền Bắc Ấn Độ. Xoáy vào cốt truyện ấy, bộ sử thi đã miêu tả rất nhiều cảnh khác nhau với những chi tiết li kì như cảnh ăn chơi xa hoa chốn cung đình; những cuộc tình duyên éo le nhưng chung thủy; những cảnh chiến đấu anh dũng nhưng vô cùng thảm khốc..

+ Sử thi Mahabharata được coi là “Đại bách khoa toàn thư” về văn hóa truyền thống, các truyền thuyết và về các thể chế chính trị - xã hội của Ấn Độ cổ xưa. Nó là tấm gương phản chiếu toàn bộ đời sống con người Ấn Độ cổ đại, giống như một câu ngạn ngữ cổ: “cái gì không thấy được trong Mahabharata thì cũng không thể nào thấy được ở Ấn Độ”.


Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Bài 10: Hy Lạp và Lã Mã cổ đại

Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)

Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X

1 1,814 31/10/2022


Xem thêm các chương trình khác: