Giải SBT Lịch sử 6 Bài 9 (Kết nối tri thức): Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Với giải sách bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Lịch sử 6. 

1 1,543 31/10/2022


Giải SBT Lịch sử 6 Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

A. Trắc nghiệm

Câu 1 trang 27, 28 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.1. Nhà nước đầu tiên của người Trung Quốc xuất hiện ở

A. đồng bằng Hoa Bắc.                                    B. đồng bằng Hoa Nam.

C. lưu vực Trường Giang.                                D. lưu vực Hoàng Hà.

Đáp án: D

Giải thích: Người Trung Quốc xây dựng nền văn minh đầu tiên ở lưu vực sông Hoàng Hà (SGK – trang 40).

Câu 1.2. Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?

A. Nhà Thương.                                              B. Nhà Chu.

C. Nhà Tần.                                                     D. Nhà Hán.

Đáp án: C

Giải thích: Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nhà Tần (SGK – trang 41).

Câu 1.3. Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, được gọi là

A. nông dân tự canh.                                        B. nông dân lĩnh canh.

C. nông dân làm thuê.                                      D. nông nô.

Đáp án: B

Giải thích: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, được gọi là nông dân lĩnh canh (SGK – trang 41).

Câu 1.4. Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là

A. thuế.                                                           B. cống phẩm.

C. tô lao dịch.                                                  D. địa tô.

Đáp án: D

Giải thích: Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô (SGK – trang 41).

Câu 1.5. Ý nào không đúng về các thành phần xã hội dưới thời Tần?

A. Địa chủ.                                                      B. Nông dân tự canh.

C. Nông dân lĩnh canh.                                     D. Lãnh chúa.

Đáp án: D

Giải thích:

- Các thành phần xã hội dưới thời Tần bao gồm: địa chủ, nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh.

- Lãnh chúa là lực lượng xã hội ở các nhà nước phong kiến ở phương Tây.

Câu 1.6. Công trình phòng ngự nổi tiếng được tiếp tục xây dựng dưới thời nhà Tần có tên gọi là

A. Vạn Lý Trường Thành.                                B. Ngọ Môn.

C. Tử Cấm Thành.                                           D. Luỹ Trường Dục.

Đáp án: A

Giải thích: Công trình phòng ngự nổi tiếng được tiếp tục xây dựng dưới thời nhà Tần có tên gọi là Vạn lí Trường thành.

Câu 1.7. Triều đại nào ở Trung Quốc đã ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất lần đầu tiên trên cả nước?

A. Nhà Tuỳ.                                                    B. Nhà Hán.

C. Nhà Đường.                                                D. Nhà Tần.

Đáp án: D

Giải thích: Để củng cố sự thống nhất đất nước, nhà Tần áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và Pháp luật chung trên cả nước (SGK – trang 41).

Câu 1.8. Các quốc gia cổ đại phương Đông tiêu biểu được hình thành ở

A. Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà, Việt Nam.

B. Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ.

C. Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, La Mã.

D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ, La Mã.

Đáp án: B

Giải thích: Các quốc gia cổ đại phương Đông tiêu biểu được hình thành ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ.

Câu 1.9. Hãy sắp xếp các quốc gia sau theo trình tự thời gian xuất hiện: 1. Trung Quốc, 2. Ai Cập, 3. Ấn Độ, 4. Lưỡng Hà.

A. 1,2,4, 3.                                                      B. 2,4,3, 1.

C. 2,4,1, 3.                                                      D. 2,3,4, 1.

Đáp án: B

Giải thích:

- Thời gian xuất hiện của các quốc gia cổ đại:

+ Khoảng năm 3200 TCN nhà nước Ai Cập cổ đại được thành lập.

+ Khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người Xu-me đến định cư và xây dựng các nhà nước thành bang tại vùng hạ lưu Lưỡng Hà.

+ Khoảng năm 2500 TCN các nhà nước cổ đại của người Ấn Độ hình thành ở lưu vực sông Ấn.

+ Thế kỉ XXI TCN nhà Hạ được thành lập ở lưu vực sông Hoàng Hà.

=> Trình tự thời gian xuất hiện của các quốc gia là: 2; 4; 3; 1.

Câu 2 trang 28 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hãy ghép cột A với cột B sao cho phù hợp với nội dung lịch sử.

Đáp án:

Câu 3 trang 28 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hãy điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau.

A. Các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã được hình thành ở (1)........

B. Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành từ cuối (2)................. đến đầu (3)..................... TCN.

C. Bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất ở phương Đông cổ đại là (4)................................

Họ nhận ruộng đất (5)......................... để cày cấy, phải nộp một phần hoa lợi và (6).............................. không công cho (7)...............................

Đáp án:

A. Các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã được hình thành ở (1) Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.

B. Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu (3) thiên niên kỉ III TCN.

C. Bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất ở phương Đông cổ đại là (4) nông dân công xã

Họ nhận ruộng đất (5) công xã để cày cấy, phải nộp một phần hoa lợi và (6) lao dịch không công cho (7) quý tộc.

Câu 4 trang 28, 29 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hãy lựa chọn từ/cụm từ cho sẵn: nông dân lĩnh canh (tá điền); quan lại, nông dân giàu có; địa tô; nhận ruộng; cày cấy; phong kiến để điền vào chỗ (...) trong các câu sau.

Khi những công cụ bằng sắt xuất hiện, xã hội Trung Quốc có sự biến đổi. Có hai giai cấp chính: giai cấp địa chủ gồm (1)............. chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực. Ngược lại, những nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải (2).................. của địa chủ để (3).............. gọi là (4)........................ Họ phải nộp cho địa chủ một phần hoa lợi gọi là (5).............. Quan hệ sản xuất (6)............... hình thành.

Đáp án:

Khi những công cụ bằng sắt xuất hiện, xã hội Trung Quốc có sự biến đổi. Có hai giai cấp chính: giai cấp địa chủ gồm (1) quan lại, nông dân giàu có chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực. Ngược lại, những nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải (2) nhận ruộng của địa chủ để (3) cày cấy gọi là (4) nông dân lĩnh canh Họ phải nộp cho địa chủ một phần hoa lợi gọi là (5) địa tô. Quan hệ sản xuất (6) phong kiến hình thành.


B. Tự luận

Câu 1 trang 29 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Sau khi thống nhất, Tần Thuỷ Hoàng đã cai trị đất nước như thế nào?

Trả lời:

- Sau khi tiêu diệt các đối thủ, năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng lên ngôi Hoàng đế.

- Nhà Tần chia đất nước thành các quận, huyện, đặt các chức quan cai quản, lập ra triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc.

- Để củng cố sự thống nhất đất nước, nhà Tần áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và Pháp luật chung trên cả nước.

Câu 2 trang 29 SBT Lịch sử 6 - KNTT:  Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào?

Trả lời:

- Dưới thời Tần, các giai cấp trong xã hội có sự phân hóa:

+ Quan lại, quý tộc… là những người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.

+ Nông dân cũng bị phân hóa. Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột (địa chủ). Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh.

+ Một bộ phận nông dân không có ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy – gọi là nông dân lĩnh canh. Khi nhận ruộng, họ phải nộp lại một phần hoa lợi cho địa chủ (gọi là địa tô).

=> Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh đã thay thế cho quan hệ bóc lột giữa quý tộc với nông dân công xã (thời cổ đại) => chế độ phong kiến đã được xác lập ở Trung Quốc.

Câu 3 trang 29 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Em hãy lập bảng tóm tắt những thành tựu văn hoá, khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc đến thế kỉ VỊI theo mẫu sau.

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Tư tưởng

Có nhiều thuyết học, tư tưởng, chính trị học, nổi bật nhất là: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.

Chữ viết,

 văn học

- Sáng tạo ra chữ viết từ sớm. Chữ thường được viết trên mai rùa/ xương thú (giáp cốt văn); hoặc trên thẻ tre, gỗ…

- Văn học: Phong phú, đa dạng về thể loại và phương thức thể hiện. Nhiều tác phẩm nổi tiếng, như: Kinh Thi (thời Xuân Thu), Sở từ (thời chiến quốc)…

Lịch

- Phát minh ra nông lịch.

Sử học

- Các bộ sử nổi tiếng, ví dụ: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán Thư của Ban Cố,...

Nghệ thuật

- Xây dựng Vạn lý trường thành.

Khoa học,

kĩ thuật

- Phát minh quan trọng về kĩ thuật làm giấy, la bàn, kĩ thuật in….

- Phát minh ra dụng cụ đo động đất (địa động nghi)...

Câu 4 trang 29 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Sơ đồ sự phân hoá xã hội dưới thời nhà Tần (hình 4, trang 41, SGK) cho em biết điều gì về xã hội Trung Quốc dưới thời Tần.

Trả lời:

Sơ đồ phân hoá xã hội dưới thời nhà Tần (hình 4, trang 41, SGK) cho thấy:

- Xã hội hình thành các giai cấp mới:

+ Địa chủ: chính là quý tộc, quan lại chiếm nhiều ruộng đất và một bộ phận nông dân giàu có (có ruộng đất).

+ Tá điền (nông dân lĩnh canh): là những người nông dân bị mất ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ để canh tác và nộp tô cho địa chủ.

- Từ những thông tin trên có thể khẳng định: Xã hội Trung Quốc thời Tần phân hoá thành các giai cấp: bóc lột (địa chủ) và bị bóc lột (tá điền). Quan hệ bóc lột giữa địa chủ và tá điền được xác lập (thông qua tô ruộng đất).

Câu 5 trang 29 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Theo em, thành tựu nào của văn minh Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII đã được truyền bá hoặc ảnh hưởng tới Việt Nam đến tận ngày nay.

Trả lời:

 Một số thành tựu của Trung Quốc (từ thời cổ đại đến thế kỉ VII) được truyền bá đến Việt Nam:

* Tư tưởng, tôn giáo

- Học thuyết Nho gia (sau này phát triển thành Nho giáo):

+ Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm, gắn liền với cuộc chiến tranh xâm lược và đô hộ của các vương triều phong kiến Trung Quốc.

+ Ban đầu, Nho giáo tới Việt Nam theo phương thức cưỡng bức, áp đặt thông qua bộ máy cai trị và chính sách đồng hóa của các vương triều phong kiến phương Bắc.

+ Dần dần, người Việt đã tiếp thu Nho giáo một cách chủ động và biến Nho giáo thành một công cụ để quản lý và điều tiết quan hệ xã hội, ví dụ:

- Luồng Phật giáo Bắc tông từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ đầu công nguyên và có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của người Việt.

* Chữ viết

- Chữ Hán được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên.

- Trong nhiều thế kỉ, chữ Hán được các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng làm văn tự chính; được sử dụng trong:

+ Văn bản hành chính của quốc gia.

+ Ghi chép lịch sử, văn học...

+ Sử dụng trong thi – cử.

- Trên cơ sở chữ Hán của Trung Quốc; người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm (dưới thời vua Quang Trung, chữ Nôm được nâng lên trở thành văn tự chính của quốc gia).

* Phong tục – tập quán:

- Nhiều lễ tết quan trọng của người Việt, như: Tết Nguyên đán; tết Nguyên tiêu; tết Đoan Ngọ; Tết Trung Thu... đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.


Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 10: Hy Lạp và Lã Mã cổ đại

Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)

Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X

Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

1 1,543 31/10/2022


Xem thêm các chương trình khác: