Giải SBT Lịch sử 6 Bài 13 (Kết nối tri thức): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X

Với giải sách bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong sách bài tập Lịch sử 6.

1 1,105 31/10/2022


Giải SBT Lịch sử 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X

A. Trắc nghiệm

Câu 1 trang 38, 39 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hãy xác định phương án đúng.

Câu 1.1. Các tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á đã dung hợp với tôn giáo nào từ Ấn Độ và Trung Quốc?

A. Ấn Độ giáo và Thiên Chúa giáo.

B. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.

C. Ấn Độ giáo và Phật giáo.

D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Đáp án: C

Giải thích: Các tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á đã dung hợp với Ấn Độ giáo (từ Ấn Độ) và Phật giáo (từ Ấn Độ và Trung Quốc). Ví dụ: trong các ngôi chùa ở khu vực miền Bắc Việt Nam, bên cạnh các ban thờ phật, còn thờ cúng những vị thánh/ thần của người Việt, như: Đức Thánh Trần; Mẫu...

Câu 1.2. Chữ viết của người Chăm có nguồn gốc từ loại văn tự nào?

A. Chữ tượng hình.                                          B. Chữ Phạn.

C. Chữ hình nêm.                                            D. Chữ tượng ý.

Đáp án: B

Giải thích: Chữ viết của người Chăm có nguồn gốc từ chữ Phạn của Ấn Độ.

Câu 1.3. Tác phẩm văn học nào của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng rộng khắp ở nhiều nước Đông Nam Á?

A. Ra-ma-y-a-na.                                             B. Ma-ha-bha-ra-ta.

C. Sơ-cun-tơ-la.                                               D. Vê-đa.

Đáp án: A

Giải thích: Sử thi Ra-ma-y-a-na của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng rộng khắp ở nhiều nước Đông Nam Á. Nhiều dân tộc Đông Nam Á đã dựa vào sử thi Ra-ma-y-a-na để sáng tạo ra những bộ sử thi của dân tộc mình, ví dụ như: Phạ Lắc – Phạ Lam (Lào); Ra-ma-kien (Thái Lan); Riêm Kê (Campuchia)…

Câu 1.4. Đền Bô-rô-bu-đua ngày nay thuộc quốc gia nào?

A. Việt Nam.                                                   B. In-đô-nê-xi-a.

C. Thái Lan.                                                    D. Cam-pu-chia.

Đáp án: B

Giải thích: Đền Bô-rô-bu-đua là kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới, tọa lạc ở phía Bắc thành phố Yogyakarta, trung tâm của đảo Java, quốc gia In-đô-nê-xi-a.

Câu 1.5. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á chịu ảnh hưởng đậm nét của tôn giáo nào?

A. Ấn Độ giáo, Phật giáo.

B. Phật giáo, Thiên Chúa giáo.

C. Ấn Độ giáo, Thiên Chúa giáo.

D. Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo.

Đáp án: A

Giải thích: Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á chịu ảnh hưởng đậm nét Ấn Độ giáo và Phật giáo (SGK - trang 60)

Câu 1.6. Ý nào dưới đây không phải nhận định đúng về văn hoá Đông Nam Á?

A. Các tín ngưỡng bản địa đã dung hợp với tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào khu vực như Ấn Độ giáo, Phật giáo.

B. Các cư dân Đông Nam Á không có chữ viết riêng mà sử dụng chữ viết của người Ấn Độ, người Trung Quốc.

C. Văn học Ấn Độ ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến văn học các nước Đông Nam Á.

D. Kiến trúc đền - núi là kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á.

Đáp án: B

Giải thích: Nội dung đáp án B không phản ánh đúng về văn hóa Đông Nam Á vì: trên cơ sở hệ chữ viết của Ấn Độ và Trung Quốc, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết của dân tộc mình. Ví dụ:

+ Người Việt sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở chữ Hán.

+ Trên cơ sở chữ Pa-li, người Môn (Mi-an-ma) đã sáng tạo ra chữ Môn cổ.

+ Người Mã Lai sáng tạo ra chữ Mã Lai cổ trên cơ sở chữ Phạn.

Câu 2 trang 39 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử.

A. Cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian còn tồn tại đến ngày nay.

B. Chữ cổ của người Ấn Độ là cơ sở tạo ra chữ viết của tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

C. Văn học Trung Quốc có ảnh hưởng sâu đậm ở tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

D. Sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na là gỗc của nhiều bộ sử thi của các quốc gia Đông Nam Á.

Đáp án:

Nội dung lịch sử

Đúng/ sai

A. Cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian còn tồn tại đến ngày nay.

Đúng

B. Chữ cổ của người Ấn Độ là cơ sở tạo ra chữ viết của tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

Sai

C. Văn học Trung Quốc có ảnh hưởng sâu đậm ở tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

Sai

D. Sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na là gỗc của nhiều bộ sử thi của các quốc gia Đông Nam Á.

Đúng

Câu 3 trang 40 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hãy ghép ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp với nội dung lịch sử.

Đáp án:


B. Tự luận

Câu 1 trang 40 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Có hai nhóm học sinh tranh luận về văn hoá Đông Nam Á mà chưa phân định đúng sai.

- Nhóm A thì khẳng định rằng: Văn hoá Đông Nam Á chỉ tiếp thu những thành tựu từ văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ chứ không có sự sáng tạo gì thêm.

- Nhóm B thì khẳng định rằng: Văn hoá Đông Nam Á có nhiều giá trị riêng do các cư dân bản địa sáng tạo nên, đồng thời tiếp thu có chọn lọc một số thành tựu của văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ.

Nếu được mời làm trọng tài thì em sẽ ủng hộ ý kiến của nhóm nào? Vì sao?

Trả lời:

Ý kiến của nhóm B là đúng. Vì:

- Các cư dân Đông Nam Á từ lâu đã có những tín ngưỡng dân gian trước khi tiếp thu các tôn giáo từ Ấn Độ và Trung Quốc...

- Dựa trên hệ thống chữ cổ của người Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết riêng của mình,... Ví dụ:

+ Trên cơ sở chữ Pa-li, người Môn (người Mi-an-ma) đã sáng tạo ra chữ Môn cổ.

+ Trên cơ sở chữ Phạn, người Khơ-me sáng tạo ra chữ Khơ-me cổ.

- Nhiều tác phẩm sử thi ở các quốc gia Đông Nam Á được phóng tác, mô phỏng theo nội dung của sử thi Ấn Độ (Ra-ma-y-a-na), như: Phạ Lắc – Phạ Lam (Lào); Ra-ma-kien (Thái Lan); Riêm Kê (Campuchia)…

Câu 2 trang 41 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hoàn thành bảng thống kê sau về những thành tựu văn trên các lĩnh vực chủ yếu của các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

Trả lời:

Các lĩnh vực chủ yếu

Thành tựu

Chữ viết

- Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình.

- Người Việt kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc, trên cơ sở đó, tới khoảng thế kỉ XIII, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.

Văn học

- Nền văn học dân gian của cư dân Đông Nam Á rất đa dạng, phong phú.

- Người Đông Nam Á tiếp thu văn học Ấn Độ để sáng tạo ra những bộ sử thi của dân tộc mình.

Nghệ thuật

- Nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc của Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo.

Tín ngưỡng, tôn giáo

- Cư dân Đông Nam Á có nhiều tín những dân gian, như: tín ngưỡng phồn thực, thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa…

-  Tín ngưỡng bản địa đã dung hợp với Ấn Độ giáo, Phật giáo.

Câu 3 trang 41 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc đã ảnh hưởng đến văn hóa Đông Nam Á như thế nào trong những thế kỉ đầu Công nguyên?

Trả lời:

- Trong lịch sử, do vị trí địa lí đặc biệt của mình, Đông Nam Á đã sớm có sự tiếp xúc, giao lưu với các nền văn hóa lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ. Quá trình giao lưu – tiếp xúc đó đã có nhiều tác động quan trọng đến văn hóa Đông Nam Á. Điều này được thể hiện trên những phương diện sau:

+ Lĩnh vực tín ngưỡng – tôn giáo:

§  Các hệ tư tưởng – tôn giáo của Ấn Độ, Trung Quốc được du nhập vào Đông Nam Á và giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân.

§  Các tôn giáo của Ấn Độ, Trung Quốc khi du nhập vào Đông Nam Á đã có sự dung hợp với tín ngưỡng của cư dân bản địa.

§  Các tôn giáo của Ấn Độ và Trung Quốc khi du nhập vào Đông Nam Á đã có tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc; quan niệm đạo đức – triết lí sống của cư dân Đông Nam Á.

+ Lĩnh vực chữ viết:

§  Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình.

§  Người Việt kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc, trên cơ sở đó, tới khoảng thế kỉ XIII, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.

+ Lĩnh vực văn học:

§  Người Đông Nam Á tiếp thu văn học Ấn Độ (tiêu biểu nhất là 2 bộ sử thi: Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na) để sáng tạo ra những bộ sử thi của dân tộc mình.

§  Người Việt tiếp thu hệ thống văn chương (thể loại; chất liệu văn học…) của Trung Quốc.

+ Nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc của Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo.

Câu 4 trang 41 SBT Lịch sử 6 - KNTT: Hãy tìm hiểu và cho biết biểu tượng trên lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ngày nay lấy ý tưởng từ thành tựu văn minh nào của cư dân Đông Nam Á từ thời sơ kì và phong kiến.

Trả lời:

- Ý nghĩa từ màu sắc, biểu tượng trên lá cờ ASEAN:

+ Bốn màu xanh da trời, đỏ, trắng và vàng trên biểu tượng thể hiện bốn màu chủ đạo trên quốc kỳ của các nước thành viên ASEAN. 

§  Màu xanh da trời biểu hiện cho hòa bình và ổn định.

§  Màu đỏ thể hiện dũng khí và sự năng động.

§  Màu trắng cho thấy sự thuần khiết.

§  Màu vàng là biểu trưng cho sự thịnh vượng. 

+ Biểu tượng bó lúa:

§  Lấy biểu tượng chính là hình bó lúa vì các nước ASEAN chủ yếu là các nước nông nghiệp.

§  10 thân cây lúa thể hiện cho ước mơ của các thành viên sáng lập ASEAN về một ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á quây quần trong tình hữu nghị và đoàn kết (tới năm 1999, khu vực Đông Nam Á gồm 10 nước).

§  Vòng tròn là biểu tượng cho sự thống nhất của ASEAN.

- Ý nghĩa chung: biểu tượng trên lá cờ ASEAN tượng trưng cho một cộng đồng ASEAN ổn định, hòa bình, thống nhất và năng động.

 

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch Sử lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Bài 18: Bước ngoặt Lịch sử đầu thế kỉ X

1 1,105 31/10/2022


Xem thêm các chương trình khác: