Giải Lịch sử 7 Bài 20 (Cánh diều): Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)

Với soạn, giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527) sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch sử 7 Bài 20.

1 1,787 07/10/2024
Tải về


Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)

Video giải Lịch sử 7 Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)

Câu hỏi mở đầu trang 77 Bài 20 Lịch Sử lớp 7: Về nhà Lê sơ, trong dân gian lưu truyền câu ca:

Đời vua Thái Tổ, Thái Tông

Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn

Vậy nhà Lê sơ được thành lập như thế nào? Tình hình kinh tế - xã hội, sự phát triển văn hóa, giáo dục ra sao? Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu là ai?

Trả lời:

- Sự thành lập nhà Lê Sơ: Sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long trước đây). Nhà Lê sơ ra đời.

- Tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục

+ Kinh tế: ổn định, phát triển hưng thịnh.

+ Xã hội: ổn định, đời sống nhân dân ấm no.

+ Văn hóa – giáo dục: phát triểm mạnh mẽ.

- Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh,…

1. Sự thành lập nhà Lê Sơ

Câu hỏi trang 77 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 20.1, hãy mô tả sự thành lập nhà Lê sơ.

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 20.1, hãy mô tả sự thành lập nhà Lê sơ

Trả lời:

- Tháng 4/1428, sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô tại Đông Kinh (Thăng Long).

=> Nhà Lê sơ được thành lập.

2. Tình hình chính trị

Câu hỏi trang 78 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu, hãy nêu những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội, pháp luật của Đại Việt thời Lê sơ.

Trả lời:

- Tổ chức bộ máy nhà nước từng bước được hoàn thiện chặt chẽ, quyền lực của triều đình trung ương và nhà vua được tăng cường.

+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành.

+ Cả nước chia làm 13 đạo thừa tuyên, dưới đạo là phủ rồi đến huyện hoặc châu, xã.

- Quân đội:

+ Tiếp tục thực hiện chế độ “ngụ binh ư nông”.

+ Ban hành nhiều chính sách nhằm xây dựng quân đội tinh nhuệ, kỉ luật cao, đặt dưới sự thống lĩnh tối cao của nhà vua.

- Luật pháp: Ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại; bảo vệ chủ quyền quốc gia; bảo vệ phụ nữ…

3. Tình hình kinh tế

Câu hỏi trang 79 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và kết hợp quan sát các hình 20.2, 20.3, hãy nêu nhận xét về tình hình kinh tế thời Lê Sơ.

Đọc thông tin, tư liệu và kết hợp quan sát các hình 20.2, 20.3, hãy nêu nhận xét

Trả lời:

* Nét chính về kinh tế thời Lê sơ

- Nông nghiệp:

+ Nhà nước tiến hành nhiều biện pháp để khôi phục và phát triển kinh tế, như: thực hiện chế độ quân điền; khuyến khích khai hoang; quan tâm đế điều – thủy lời và đặt một số chức quan chuyên trách về nông nghiệp

+ Nhân dân tích cực, hăng hái sản xuất.

=> Nhờ đó, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển: diện tích canh tác được mở rộng, nhiều làng mới được thành lập, đời sống nhân dân ổn định.

- Thủ công nghiệp:

+ Thủ công nghiệp dân gian có nhiều làng thủ công nổi tiếng.

+ Các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp của nhà nước gọi là Cục Bách tác, tập hợp những thợ thủ công giỏi trong nhân gian làm việc theo chế độ lao dịch cưỡng bức.

- Thương nghiệp:

+ Buôn bán trong và ngoài nước phát triển.

+ Nhà nước khuyến khích các xã lập thêm nhiều chợ mới; thuyền buôn nước ngoài chỉ được buôn bán tại một số điểm quy định.

+ Các sản phẩm được thương nhân nước ngoài ưa chuộng là: đồ sứ, vải, lâm sản quý…

* Nhận xét:

- Nhà Lê sơ đã thực hiện những biện pháp tích cực, đúng đắn phù hợp với tình hình đất nước, nhờ đó, đất nước khắc phục được khó khăn thời hậu chiến, tạo đà để thúc đẩy sự phát triển thịnh vượng của đất nước.

- Kinh tế Đại Việt dưới thời Lê sơ có sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp

- Sự phát triển thịnh vượng về kinh tế đã góp phần quan trọng tạo nên sự ổn định về chính trị - xã hội; nâng cao tiềm lực của đất nước.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

4. Tình hình xã hội

Câu hỏi trang 80 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, hãy trình bày cơ cấu xã hội Đại việt thời Lê sơ.

Trả lời:

- Xã hội phân hóa thành nhiều tầng lớp:

+ Tầng lớp trên của xã hội là quý tộc, quan lại, địa chủ.

+ Tầng lớp bình dân trong xã hội chủ yếu là: nho sĩ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Trong đó nông dân chiếm đại đa số.

+ Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.

- Quan hệ xã hội chưa mâu thuẫn gay gắt.

5. Phát triển văn hóa, giáo dục

Câu hỏi trang 81 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 20.4 đến 20.6 hãy giới thiệu sự phát triển văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ.

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 20.4 đến 20.6 hãy giới thiệu

Trả lời:

* Những thành tựu về văn hóa:

- Tư tưởng, tôn giáo:

+ Hệ tư tưởng Nho giáo chi phối đời sống xã hội.

+ Đạo giáo và Phật giáo bị hạn chế.

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, với các tác phẩm tiêu biểu như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo (của Nguyễn Trãi)…

+ Văn học chữ Nôm ghi dấu ấn với các tác phẩm: Hồng Đức quốc âm thi tập (của vua Lê Thánh Tông), Quốc âm thi tập (của Nguyễn Trãi)…

- Sử học: có nhiều bộ sử nổi tiếng, như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: các tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có tác phẩm Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học:Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

- Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học ở các lộ, phủ.

- Tổ chức nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

6. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ

Câu hỏi trang 82 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 20.7 đến 20.9, hãy giới thiệu một số danh nhân văn hóa tiêu biểu dưới thời Lê Sơ.

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 20.7 đến 20.9 hãy giới thiệu

Trả lời:

- Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

+ Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là bậc công thần hàng đầu của nhà Lê sơ, đồng thời là nhà tư tưởng, nhà văn hóa lớn của Việt Nam.

+ Nguyễn Trãi có nhiều cống hiến đặc biệt đối với nền văn hiến nước nhà ở nhiều lĩnh vực. Các tác phẩm tiêu biểu của ông là: Quân trung từ mệnh tập; Bình Ngô đại cái, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục…

+ Năm 1980, nhân dịp kỉ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, UNESCO đã ghi danh ông là danh nhân văn hóa thế giới.

- Lê Thánh Tông (1442 – 1497)

+ Lê Thánh Tông là vị vua thứ tư của nhà Lê sơ.

+ Lê Thánh Tông được ca ngợi là vị vua anh minh, vị anh hùng tài lược, có vốn kiến thức uyên thâm.

+ Lê Thánh Tông rất giỏi thơ văn, với nhiều tác phẩm nổi tiếng, như: Chinh Tây kí hành, Quỳnh uyển cửu ca (chữ Hán); Hồng Đức quốc âm thi tập (chữ Nôm)…

- Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV)

+ Ông là nhà sử học nổi tiếng của Đại Việt ở thế kỉ XV.

+ Ngô Sĩ Liên là người khởi thảo bộ Đại Việt sử kí toàn thư – bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại đến ngày nay, được khắc in vào cuối thế kỉ XVII.

- Lương Thế Vinh (1442 - ?)

+ Lương Thế Vinh là người đứng đầu Viện Hàn lâm thời vua Lê Thánh Tông.

+ Ông là người có tài năng ở nhiều lĩnh vực. Tác phẩm tiêu biểu của ông là: Đại thành toán pháp – đây được coi là bộ sách giáo khoa về toán học đầu tiên ở Việt Nam.

+ Lương Thế Vinh được tôn xưng là Trạng Lường hay “thần cơ diệu toán vạn niên sư”.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 82 Lịch Sử lớp 7: Hãy liệt kê các thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ.

Trả lời:

* Những thành tựu về văn hóa:

- Tư tưởng, tôn giáo:

+ Hệ tư tưởng Nho giáo chi phối đời sống xã hội.

+ Đạo giáo và Phật giáo bị hạn chế.

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, với các tác phẩm tiêu biểu như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo (của Nguyễn Trãi)…

+ Văn học chữ Nôm ghi dấu ấn với các tác phẩm: Hồng Đức quốc âm thi tập (của vua Lê Thánh Tông), Quốc âm thi tập (của Nguyễn Trãi)…

- Sử học: có nhiều bộ sử nổi tiếng, như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: các tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có tác phẩm Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học:Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

- Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học ở các lộ, phủ.

- Tổ chức nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Vận dụng 2 trang 82 Lịch Sử lớp 7: Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về di tích Lam Kinh hoặc Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Trả lời:

(*) Giới thiệu: Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Văn Miếu - Quốc Tử Giám thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội.

Trong lịch sử, di tích là nơi thờ Thánh Nho (Khổng Tử), Chu Công, tứ phối, thất thập nhị hiền, Chu Văn An và là trường Quốc Học đào tạo trí thức Nho học của nước ta từ thời Lý đến thời Lê; đồng thời cũng là nơi dựng bia “đề danh” (hiện còn 82 bia) những tiến sĩ đã đỗ đạt trong các kỳ thi tiến sĩ từ thời Lý đến thời Lê, trong đó có nhiều danh nhân trong lịch sử nước ta.

Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước đầu tư phục dựng năm 1999- 2000.

Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu - nơi thờ tự tiên Nho, và Quốc Tử Giám - trường đào tạo trí thức Nho học.

Văn Miếu được xây dựng trên khu đất hình chữ nhật (dài 300m, rộng 70m), xung quanh là tường gạch vồ, gồm các hạng mục sau: Hồ văn, Nghi môn ngoại, Nghi môn nội, Cửa Đại Trung; Khuê Văn các; hai dãy nhà bia tiến sĩ; Đại Thành môn; Đại bái; Điện Đại Thành; hai dãy nhà tả, hữu vu…

Quốc Tử Giám xưa ở phía sau khu Văn Miếu, có giảng đường, khu nhà dành cho học sinh, kho chứa ván (gỗ) khắc in sách. Khi Quốc Tử Giám chuyển vào Huế thì khu vực này trở thành khu Khải Thánh, nơi thờ cha mẹ Khổng Tử. Hai bên tòa Khải Thánh là tả, hữu vu, giữa là một sân rộng. Hiện nay, kiến trúc khu vực này gồm các hạng mục: tả, hữu vu; nhà Thái học; ngoài ra, trong khu Văn Miếu còn có một miếu thờ thổ thần và điện thờ Mẫu. Tại di tích hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị văn hóa, lịch sử và khoa học, như hệ thống đồ thờ tự, tượng thờ, cổ vật, đặc biệt là 82 bia tiến sĩ đã được UNESCO vinh danh là “Di sản tư liệu thế giới”.

Từ góc nhìn lịch sử và di sản văn hóa, có thể nhận thấy, di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám bao hàm các mặt giá trị tiêu biểu sau:

+ Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Trường Quốc học đầu tiên ở nước ta, đã đào tạo được nhiều thế hệ hiền tài từ thời Lý đến thời Lê - những người đã có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước. Những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học “kết tinh” trong di tích là “tấm gương” phản chiếu về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, coi trọng hiền tài của dân tộc ta trong lịch sử ngàn năm văn hiến. Trong số các di tích gắn với Nho học ở nước ta, đây là một di tích Nho học tiêu biểu, có giá trị cao về mặt kiến trúc - nghệ thuật và thẩm mỹ.

+Di tích lưu giữ nhiều hiện vật, tư liệu quý, đặc biệt là 82 bia tiến sĩ đã được UNESCO vinh danh là “Di sản tư liệu thế giới”.

+ Hiện nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách, đang có những đóng góp tích cực vào sự phát triển về mọi mặt của thủ đô cũng như của cả nước.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 3 trang 82 Lịch Sử lớp 7: Theo em, lời của Thân Nhân Trung trong bài văn khắc trên bia tiến sĩ tại Văn Miếu năm 1442 có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề trọng dụng nhân tài hiện nay.

Trả lời:

- Ý kiến của Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh; nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn” là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc:

+ Người “hiền tài” ở đây được hiểu là những người vừa có tài, vừa có đức trong xã hội. Những người “hiền tài” sẽ có những đóng góp lớn đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, ở thời đại nào thì "hiền tài cũng là nguyên khí của quốc gia". Do đó, cần phải biết quý trọng nhân tài, phải có những chính sách đãi ngộ tốt đối với họ.

+ Thấm nhuần tư tưởng ấy, nhà nước Việt Nam hiện nay luôn coi "giáo dục là quốc sách hàng đầu". Đồng thời vẫn tiếp tục có nhiều chính sách ưu đãi để người hiền tài có điều kiện được cống hiến hết mình cho đất nước.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)

1. Sự thành lập nhà Lê Sơ

- Tháng 4 – 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long).

- Nhà Lê Sơ tiến hành nhiều chính sách nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

2. Tình hình chính trị

a. Tổ chức bộ máy chính quyền

- Ở Trung ương: Đứng đầu là vua, trực tiếp nắm mọi quyền hành.

- Ở địa phương:

+ Thời Lê Thánh Tông: cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên.

+ Dưới đạo là: Phủ, huyện/ châu, xã.

b. Quân đội

- Tổ chức theo chế độ Ngụ binh ư nông”.

- Ban hành nhiều chính sách xây dung quân đội, có kỉ luật cao

- Quân đội đặt dưới sự chỉ huy tối cao nhà vua.

c. Luật pháp

- Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành Quốc triều hình luật (Hồng Đức).

- Nội dung chính:

+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc

+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.

+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia.

+ Bảo vệ phụ nữ…

3. Tình hình kinh tế, xã hội

a. Nông nghiệp

- Ban hành chế độ “quân điền” để chia lại ruộng đất cho nhân dân.

- Đặt ra các chức quan lo sản xuất nông nghiệp, như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.

- Chú trọng công tác thủy lợi.

=> Nhờ những chính sách tích cực của nhà nước, nông nghiệp được phục hồi và phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện.

b. Công thương nghiệp

- Thủ công nghiệp dân gian: có nhiều làng nghề nổi tiếng như Chu Đậu (Hải dương), Bát Tràng (Hà Nội).

- Các xưởng thủ công nhà nước gọi là cục Bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền,..

Lý thuyết Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527) - Cánh diều (ảnh 1)

c. Thương nghiệp

- Trong nước: khuyến khích lập chợ, họp chợ.

- Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài được duy trì, tuy nhiên được kiểm soát chặt chẽ.

4. Xã hội

- Tầng lớp trên của xã hội là: quý tộc, quan lại, địa chủ

- Tầng lớp bình dân: xuất thân từ nho sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Nông dân chiếm đại đa số, họ phải cày cấy ruộng công, nộp tô thuế và thực hiện nghĩa vụ lao dịch với nhà nước.

- Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất, số lượng nô tì giảm dần.

5. Phát triển văn hóa, giáo dục

a. Văn hóa

- Tư tưởng, tôn giáo:

+ Nho giáo chiếm vị trí độc tôn.

+ Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế.

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán chiêm ưu thế với tác phẩm: Bình Ngô Đại cáo, Quân Trung từ mệnh tập.

+ Văn học chữ Nôm ghi dấu ấn với các tác phẩm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập..

- Khoa học: có tác phẩm nổ tiếng như Đại Việt sử kí toàn thư (sử học); Hồng đức bản đồ (Địa lí)…

- Nghệ thuật

+ Nghệ thuật sân khấu : chèo, tuồng, ca hát…. được phục hồi và phát triển.

+ Nghệ thuật điêu khắc đặc sắc, kĩ thuật điêu luyện : Cung điện Lam Kinh, Bia Vĩnh Lăng,...

Lý thuyết Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527) - Cánh diều (ảnh 1)

Đôi rồng đá ở bậc thềm điện Kính Thiên (Khu di tích thành Thưng Long, Hà Nội)

Lý thuyết Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527) - Cánh diều (ảnh 1)

Khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa)

b. Giáo dục: Chú trọng tuyển chọn nhân tài.

- Năm 1482, mở lại Quốc Tử Giám và các trường học.

- Năm 1442, mở khoa thi Hội đầu tiên lấy đỗ tiến sĩ.

- Tổ chức thi cử chặt chẽ qua 3 kì thi : Hương, Hội, Đình.

- Thời Lê tổ chức thi được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

Lý thuyết Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527) - Cánh diều (ảnh 1)

Bia đá tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc tử giám (Hà Nội)

6. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ

a. Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

- Là bậc công thần hàng đầu nhà Lê sơ, danh nhân văn hóa thế giới.

- Có nhiều tác phẩm giá trị: Bình Ngô sách, Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập...

Lý thuyết Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527) - Cánh diều (ảnh 1)

b. Lê Thánh Tông (1442 - 1497)

- Là vị vua thứ tư nhà Lê sơ anh minh, tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực, kinh tế, chính trị, quân sự và thơ văn.

- Ông có nhiều tác phẩm có giá trị: Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Hồng Đức quốc âm thi tập...

c. Ngô Sỹ Liên (Thế kỷ XV)

- Từng giữ chức Đô ngự sử dưới thời Lê sơ

- Là nhà sử học nổi tiếng ở thế kỷ XV.

- Tác giả cuốn “Đại Việt sử kí toàn thư”.

Lý thuyết Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527) - Cánh diều (ảnh 1)

Đền thờ Ngô Sĩ Liên (Hà Nội)

d. Lương Thế Vinh ( 1442 - 1496)

- Người đứng đầu Viện hàn lâm thời Lê Thánh Tông.

- Là người tài năng trên nhiều lĩnh vực đặc biệt môn Toán học.

- Có nhiều công trình có giá trị như: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa…

Lý thuyết Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527) - Cánh diều (ảnh 1)

Đền thờ Lương Thế Vinh (Nam Định)

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)

Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Xem thêm tài liệu Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)

1 1,787 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: