Giải Lịch sử 7 Bài 10 (Cánh diều): Khái quát lịch sử Đông Nam Á

Với soạn, giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch sử 7 Bài 10.

1 2085 lượt xem
Tải về


Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á

Video giải Lịch sử 7 Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á

Câu hỏi mở đầu trang 34 Bài 10 Lịch Sử lớp 7: “Dọc theo các con đường. người ta mang gia súc đi trao đổi, cưỡi ngựa đi bán. Ai muốn mua bán voi cũng được; ai muốn mua bán ngựa cũng được; ai muốn trao đổi vàng bạc cũng đuợc. Đây là đoạn văn bia mô tả về sự thịnh vượng cùa Vương quốc Xu-khô-thai ra đời ở Đông Nam Á vào thế kỉ XIII.

Vậy các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI đã hình thành và phát triển như thế nào? Thành tựu văn hoá tiêu biểu của khu vực thời kì này là gì?

Trả lời:

* Quá trình hình thành:

- Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI, ở Đông Nam Á diễn ra quá trình hình thành của nhiều vương quốc mới.

- Tại vùng Đông Nam Á lục địa:

+ Nhà nước độc lập của người Việt được xác lập trên vùng châu thổ sông Hồng.

+ Tại khu vực sông I-ra-oa-đi, vương quốc Pa-gan được thành lập.

+ Dọc theo đồng bằng sông Mê Công và Chao Phray-a, nhiều vương quốc mới của người Thái đã ra đời, như: Lan-na, Xu-khô-thai, Lan Xang…

- Ở Đông Nam Á hải đảo:

+ Vương quốc Mô-giô-pa-hit ra đời ở thế kỉ XIII trên đảo Gia-va

+ Nhiều vương quốc Hồi giáo được thành lập: Ma-lắc-ca, A-chê…

* Sự phát triển:

- Bộ máy cai trị được củng cố, kiện toàn.

- Kinh tế phát triển tương đối toàn diện trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.

* Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á:

- Tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Hin-đu giáo….

- Chữ viết: trên cơ sở chữ Phạn, chữ Hán sáng tạo ra chữ viết riêng.

- Nghệ thuật, kiến trúc: Hoàng Thành Thăng Long (Đại Việt); đền tháp Ăng-co (Camphuchia),…

1. Quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á

Câu hỏi trang 35 Lịch Sử lớp 7: Hãy mô tả quá trình hình thành, phát triển của các vương quốc Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

* Quá trình hình thành:

- Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI, ở Đông Nam Á diễn ra quá trình hình thành của nhiều vương quốc mới.

- Tại vùng Đông Nam Á lục địa:

+ Nhà nước độc lập của người Việt được xác lập trên vùng châu thổ sông Hồng.

+ Tại khu vực sông I-ra-oa-đi, vương quốc Pa-gan được thành lập.

+ Dọc theo đồng bằng sông Mê Công và Chao Phray-a, nhiều vương quốc mới của người Thái đã ra đời, như: Lan-na, Xu-khô-thai, Lan Xang…

- Ở Đông Nam Á hải đảo:

+ Vương quốc Mô-giô-pa-hit ra đời ở thế kỉ XIII trên đảo Gia-va

+ Nhiều vương quốc Hồi giáo được thành lập: Ma-lắc-ca, A-chê…

* Sự phát triển:

- Về chính trị, các nhà nước phong kiến khu vực ngày càng được củng cố, phát triển về tổ chức hành chính, bộ máy quan lại, luật pháp.

- Về kinh tế:

+ Sản xuất nông nghiệp được mở rộng, đặc biệt là ở đồng bằng Chao Phray-a, đồng bằng sông Hồng và đảo Gia-va.

+ Các ngành thủ công nghiệp như làm gốm sứ, dệt lụa, đúc đồng, chế tạo vũ khí cũng phát triển.

+ Đông Nam Á còn là một trong những thị trường thương mại sôi động nhất thế giới, nơi nổi tiếng với các hương liệu, gia vị như trầm hương, hồ tiêu, đậu khẩu, sa nhân,...

2. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

Câu hỏi trang 36 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 10.2, 10.3 hãy trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI và rút ra nhận xét.

Đọc thông tin và quan sát hình 10.2, 10.3 hãy trình bày những thành tựu văn hóa

Trả lời:

* Những thành tựu văn hóa tiêu biểu:

- Tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo, Nho giáo…. chi phối đời sống tinh thần và chính trị tại nhiều quốc gia.

- Chữ viết:

+ Trên cơ sở chữ Phạn, nhiều nhóm cư dân ở Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình, như: chữ Thái, chữ Chăm, chữ Khơ-me, chữ Mã Lai…

+ Trên cơ sở chữ Hán, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm.

- Có nhiều tác phẩm văn học, sử học nổi tiếng, như: sử thi Riêm Kê (Campuchia); Đại Việt sử kí toàn thư (Đại Việt)…

- Nhiều công trình kiến trúc đặc sắc, như:

+ Hoàng Thành Thăng Long (Đại Việt);

+ Đền tháp Ăng-co (Camphuchia).

+ Đền tháp Pa-gan, Chùa Suê-đa-gon (Mianma)

+ Đền tháp A-giút-thay-a (Thái Lan).

* Nhận xét:

- Cư dân Đông Nam Á đã có nhiều đóng góp lớn cho kho tàng văn minh nhân loại.

- Các thành tựu văn hóa đã phản ánh trình độ phát triển cao về tư duy, sự lao động, sáng tạo miệt mài và tài hoa của cư dân Đông Nam Á.

- Nhiều thành tựu văn hóa Đông Nam Á thời phong kiến vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay. Ví dụ: các công trình: Đền Ăng-co Vát, Ăng-co Thom (ở Campuchia); Đền tháp Pa-gan, Chùa Suê-đa-gon (Mianma)… trở thành những địa điểm thu hút khách du lịch; các tác phẩm văn học như: sử thi Riêm Kê (Campuchia); Truyện Kiều (Việt Nam)… vẫn làm say đắm lòng người.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 36 Lịch Sử lớp 7: Trình bày những biểu hiện về sự phát triển của các vương quốc Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

Biểu hiện của sự phát triển:

- Chính trị: Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, kiện toàn.

- Về kinh tế:

+ Sản xuất nông nghiệp được mở rộng.

+ Thủ công nghiệp phát triển đa dạng với nhiều ngành nghề.

+ Thương nghiệp phát triển, Đông Nam Á còn là một trong những thị trưởng thương mại sôi động nhất thế giới.

- Văn hóa: Các nước Đông Nam Á thời kì này đã xây dựng được nền văn hóa mang nhiều nét riêng và đóng góp vào kho tàng văn hóa nhân loại những giá trị độc đáo.

Vận dụng 2 trang 36 Lịch Sử lớp 7: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về một công trình kiến trúc tiêu biểu ở Đông Nam Á trong giai đoạn từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

(*) Giới thiệu về: Đền Ăng-co Vát

Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.

Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Đây, những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhăn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.

Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối của đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng uy nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách./.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác: 

Bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia

Bài 12: Vương quốc Lào

Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (938 – 1009)

Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)

Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)

Xem thêm tài liệu Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác: 

Lý thuyết Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á

1 2085 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: