Giải Lịch sử 7 Bài 17 (Cánh diều): Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

Với soạn, giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII) sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch sử 7 Bài 17.

1 2,457 07/10/2024
Tải về


Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

Video giải Lịch sử 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

Câu hỏi mở đầu trang 63 Bài 17 Lịch Sử lớp 7: Đầu năm 1285, từ vùng đất Chăm-pa, tướng Toa Đô gửi thư về cho vua Nguyên là Hốt Tất Liệt.

“Giao Chỉ [tức Đại Việt] liền đất với Chân Lạp. Chiêm Thành. Vân Nam [Trung Quốc]. Xiêm [Thái Lan], Miến [My-an-ma], nên lập tỉnh ngay trên đất ấy và đóng quân trấn giữ,... lấy lương ở đó cấp cho quân si. tránh được việc vận tải đường biền mệt nhọc".

(Nguyên sử- sử triều Nguyên, An Nam truyện)

Lời đề nghị của Toa Đô được Hốt Tất Liệt thực hiện, nhưng 50 vạn quân Nguyên đã bị quân dân nhà Trần đánh tan.

Vậy quân dân Đại Việt đã kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên và giành thắng lợi như thế nào? Thắng lợi đó có nguyên nhân từ đâu và có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Trả lời:

- Quân và dân Đại Việt đã 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược và giành thắng lợi trọn vẹn cả 3 lần.

+ Cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (năm 1258)

+ Cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (năm 1285)

+ Cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (năm 1287 - 1288)

- Nguyên nhân giành thắng lợi

+ Truyền thống yêu nước và tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân Đại Việt

+ Tinh thần đoàn kết của quý tộc, tướng lĩnh nhà Trần với nhân dân Đại Việt

+ Sự lãnh đạo tài tình của vua Trần và tướng lĩnh nhà Trần (Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông/ Trần Thủ Độ, Lê Phụ Thần,…

+ Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông - Nguyên

+ Bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền của dân tộc, nâng cao vị thế của Đại Việt

+ Khẳng định quyết tâm, sức mạnh và tinh thần quật cường của nhân dân Việt Nam trong lịch sử chống ngoại xâm

+ Góp phần làm suy yếu đế quốc Mông - Nguyên, ngăn chặn sự xâm lược của Mông - Nguyên với Nhật Bản và các nước khác

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về công cuộc chống giặc ngoại xâm.

1. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)

Câu hỏi trang 64 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 17.1, sơ đồ 17, hãy:

- Tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258).

- Nêu vai trò của vua Trần Thái Tông và Thái sư Trần Thủ Độ trong cuộc kháng chiến

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 17.1, sơ đồ 17, hãy: Tóm tắt diễn biến chính

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Diễn biến chính của kháng chiến chống quân Mông Cổ:

- Ngày 17/1/1258, Ngột Lương Hợp Thao dẫn 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào vùng Bình Lệ Nguyên của Đại Việt.

- Vua Trần Thái Tông ra trận, trực tiếp chỉ huy cuộc chiến đấu, sau đó chủ động cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng.

- Ngày 21/1/1258, triều đình nhà Trần tạm rời kinh thành Thăng Long. Nhân dân Thăng Long thực hiện kế sách “thanh dã”.

- Quân Mông Cổ tiến vào kinh thành Thăng Long gặp cảnh vườn không, nhà trống, bị lâm vào tình cảnh không có lương thực và gặp nhiều khó khăn.

- Ngày 29/1/1258, quân dân nhà Trần tổ chức phản công ở Đông Bộ Đầu (Hà Nội). Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Yêu cầu số 2: Vai trò của vua Trần Thái Tông và Thái sư Trần Thủ Độ:

- Vua Trần Thái Tông và Thái sư Trần Thủ Độ giữ vai trò chỉ huy quân đội, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mông Cổ của nhân dân Đại Việt.

- Vua và Thái sư đã đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, đó chính là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Sự chỉ đạo quyết liệt và khí thế hiên ngang của vua Trần Thái Tông và Thái sư Trần Thủ Độ đã trở thành điểm tựa tinh thần, góp phần làm yên lòng quân sĩ và nhân dân.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

2. Cuộc kháng chiến lần thứ hai, chống quân xâm lược Nguyên (1285)

Câu hỏi trang 66 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 17.2, bảng 17, hãy:

- Tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1258).

- Nêu vai trò của Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến.

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 17.2, bảng 17, hãy: Tóm tắt diễn biến

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 17.2, bảng 17, hãy: Tóm tắt diễn biếnTrả lời:

Yêu cầu số 1: Diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ hai

- Cuối tháng 1/1285, quân Nguyên tiến đánh Đại Việt từ nhiều phía:

+ Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân từ Trung Quốc tiến vào.

+ Toa Đô dẫn 10 vạn quân từ Chăm-pa , Thanh Hoá đánh ra,…

- Từ đầu tháng 2/1285, trước thế giặc mạnh, quân nhà Trần rút về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), sau đó về Thăng Long (Hà Nội), rồi rút lui về Thiên Trường để củng cố lực lượng, chớp thời cơ phản công.

- Tháng 3 đến tháng 4/1285, nhân dân thực hiện kế sách “thanh dã”; phối hợp với triều đình chống giặc khắp nơi khiến quân Nguyên rơi vào tình thế khó khăn

- Tháng 5 đến 6/1285, quân dân nhà Trần tổ chức phản công, thắng lợi lớn ở Tây Kết (2 lần), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội),… Toa Đô Tử trận, Thoát Hoan bỏ chạy.

=> Đất nước sạch bóng quân thù, cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần 2 của quân và dân nhà Trần kết thúc thắng lợi.

Yêu cầu số 2: Vai trò của Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn

- Vua Trần Nhân Tông là người lãnh đạo tối cao còn Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn giữ vai trò là tổng chỉ huy của cuộc kháng chiến.

- Vua và Đại vương đã đề ra đường lối quân sự độc đáo, sáng tạo, giúp nhân dân Đại Việt chiến thắng kẻ thù xâm lược.

- Trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến, khi đối mặt với quân Nguyên hùng mạnh, vua Trần Nhân Tông có lo lắng, hỏi ý kiến của Hưng Đạo Đại vương về chủ trương đánh giặc, Đại vương đã không hề nao núng mà khẳng khái tâu với vua rằng: “Nếu bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu thần trước đã” - câu nói trên đã thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt, khí thế hiên ngang của Đại vương đồng thời cũng góp phần làm yên lòng quân sĩ và nhân dân.

- Mặt khác, trong quá trình diễn ra cuộc kháng chiến, Hưng Đạo Đại vương đã chủ động hòa giải, xóa bỏ mâu thuẫn trong nội bộ gia tộc để củng cố khối đoàn kết trong triều đình, nhân dân chung sức đồng lòng chiến đấu chống ngoại xâm.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

3. Cuộc kháng chiến lần thứ ba, chống quân xâm lược Nguyên (1287 - 1288)

Câu hỏi trang 67 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 17.3, hãy:

- Tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 - 1288).

- Nêu vai trò của Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến.

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 17.3, hãy: Tóm tắt diễn biến chính

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ ba

- Tháng 12/1287, Thoát Hoan làm tổng chỉ huy, dẫn 30 vạn quân theo đường bộ từ Trung Quốc vào Đại Việt. Ô Mã Nhi chỉ huy hơn 600 chiến thuyền theo đường thuỷ đổ bộ vùng biển Đông Bắc. Tiếp theo sau là đoàn thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy.

- Tháng 1/1288, Thoát Hoan cùng đại quân tiến vào Thăng Long, gặp cảnh “Vườn không nhà trống”. Quân Nguyên tiến đánh các căn cứ của vua Trần, lùng bắt vua Trần nhưng thất bại.

- Tháng 2/1288, Trần Khánh Dư cho quân mai phục, tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.

- Từ tháng 3/1288, nhà Trần tổ chức phản công ở nhiều nơi và giành thắng lợi quyết định trên sông Bạch Đằng.

=> Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Yêu cầu số 2: Vai trò của Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn

- Vua Trần Nhân Tông và Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn là những chỉ huy quân sự tối cao của cuộc kháng chiến.

- Vua và Đại vương đã đề ra đường lối quân sự độc đáo, sáng tạo, giúp nhân dân Đại Việt chiến thắng kẻ thù xâm lược.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

Câu hỏi trang 68 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và kết hợp quan sát hình 17, hãy:

- Phân tích nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII)

- Nêu ý nghĩa lịch sử của 3 lần nhà Trần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

Đọc thông tin, tư liệu và kết hợp quan sát hình 17, hãy: Phân tích nguyên nhân

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Nguyên nhân thắng lợi:

- Truyền thống yêu nước và tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân Đại Việt.

- Tinh thần đoàn kết của quý tộc, tướng lĩnh nhà Trần với nhân dân Đại Việt

- Sự lãnh đạo tài tình của vua Trần và tướng lĩnh nhà Trần, như: vua Trần Thái Tông, vua Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông, Thái sư Trần Thủ Độ, Hưng Đạo Đại vương, tướng Lê Phụ Thần,…

Yêu cầu số 2: Ý nghĩa lịch sử

+ Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông - Nguyên.

+ Bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền của dân tộc, nâng cao vị thế của Đại Việt.

+ Khẳng định quyết tâm, sức mạnh và tinh thần quật cường của nhân dân Việt Nam trong lịch sử chống ngoại xâm.

+ Góp phần làm suy yếu đế quốc Mông - Nguyên, ngăn chặn sự xâm lược của Mông - Nguyên với Nhật Bản và các nước khác.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về công cuộc chống giặc ngoại xâm.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 68 Lịch Sử lớp 7: Trình bày khái quát diễn biến, kết quả, ý nghĩa của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần (Thế kỉ XIII).

Trả lời:

a. Diễn biến chính của 3 lần chống Mông - Nguyên

- Cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258)

+ Ngày 17/1/1258, Ngột Lương Hợp Thao dẫn 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào vùng Bình Lệ Nguyên của Đại Việt.

+ Vua Trần Thái Tông ra trận, trực tiếp chỉ huy cuộc chiến đấu, sau đó chủ động cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng.

+ Ngày 21/1/1258, triều đình nhà Trần tạm rời kinh thành Thăng Long. Nhân dân Thăng Long thực hiện kế sách “thanh dã”.

+ Quân Mông Cổ tiến vào kinh thành Thăng Long gặp cảnh vườn không, nhà trống, bị lâm vào tình cảnh không có lương thực và gặp nhiều khó khăn.

+ Ngày 29/1/1258, quân dân nhà Trần tổ chức phản công ở Đông Bộ Đầu (Hà Nội).

- Cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285)

+ Cuối tháng 1/1285, quân Nguyên tiến đánh Đại Việt từ nhiều phía: Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân từ Trung Quốc tiến vào; Toa Đô dẫn 10 vạn quân từ Chăm-pa , Thanh Hoá đánh ra,…

+ Từ đầu tháng 2/1285, trước thế giặc mạnh, quân nhà Trần rút về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), sau đó về Thăng Long (Hà Nội), rồi rút lui về Thiên Trường để củng cố lực lượng, chớp thời cơ phản công.

+ Tháng 3 đến tháng 4/1285, nhân dân thực hiện kế sách “thanh dã”; phối hợp với triều đình chống giặc khắp nơi khiến quân Nguyên rơi vào tình thế khó khăn

+ Tháng 5 đến 6/1285, quân dân nhà Trần tổ chức phản công, thắng lợi lớn ở Tây Kết (2 lần), Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội),… Toa Đô Tử trận, Thoát Hoan bỏ chạy.

- Cuộc kháng chiến lần thứ ba (1287 - 1288)

+ Tháng 12/1287, Thoát Hoan dẫn 30 vạn quân theo đường bộ từ Trung Quốc vào Đại Việt. Ô Mã Nhi chỉ huy hơn 600 chiến thuyền theo đường thuỷ đổ bộ vùng biển Đông Bắc. Tiếp theo sau là đoàn thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy.

+ Tháng 1/1288, Thoát Hoan cùng đại quân tiến vào Thăng Long, gặp cảnh “Vườn không nhà trống”. Quân Nguyên tiến đánh các căn cứ của vua Trần, lùng bắt vua Trần nhưng thất bại.

+ Tháng 2/1288, Trần Khánh Dư cho quân mai phục, tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.

+ Từ tháng 3/1288, nhà Trần tổ chức phản công ở nhiều nơi và giành thắng lợi quyết định trên sông Bạch Đằng.

b. Kết quả: Thắng lợi

c. Ý nghĩa:

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.

- Nâng cao vị thế của Đại Việt.

- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.

- Góp phần làm suy yếu đế quốc Mông - Nguyên, ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước khác.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; làm phong phú nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Vận dụng 2 trang 68 Lịch Sử lớp 7: Hãy tìm hiểu và giới thiệu danh nhân tiêu biểu của thời Trần có công trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII).

Trả lời:

(*) Giới thiệu: Hưng Đạo Đại Vương

- Hưng Đạo Đại vương tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Nam Định). Năm sinh của ông không rõ ràng, có tài liệu cho là năm 1228, có tài liệu thì cho là năm 1230 hay 1232.

- Ngài thông minh đĩnh ngộ, văn võ song toàn; chí biết dẹp thù nhà, thân biết đoàn kết anh em dòng họ cùng lo toan việc nước. Hưng Đạo Đại vương còn nghiên cứu binh thư, biết dùng người hiền tài như Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng; coi binh sĩ như chân với tay. Ở nơi Ngài thể hiện các đức tính: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, và Tín. Cả ba lần chống quân Mông - Nguyên, ngài đã lập nhiều công lớn.

- Hưng Đạo Đại vương vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên – Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ (Tổng tư lệnh quân đội). Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi giặc ra khỏi nước vì thế ngài được phong tước Hưng Đạo Vương

- Hưng Đạo Đại vương mất vào ngày 20 tháng Tám năm Canh Tý (1300). Thi hài được hỏa táng theo ý nguyện của ngài: tro thu vào một bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ.

- Sau khi mất, Hưng Đạo Đại vương được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay, nơi ngày xưa là phủ đệ của Ngài. Ngài được người dân bao đời sùng kính phong Thánh tức là Đức thánh Trần, đây là điều hiếm hoi trong lịch sử chỉ dành riêng cho vị danh tướng nhà Trần. Ngày lễ chính thức được tổ chức vào ngày Ngài mất (20 tháng 8 âm lịch hàng năm). Nhân dân không gọi trực tiếp tên của Ngài mà gọi là Hưng Đạo Vương, Hưng Đạo Đại Vương, Đức thánh Trần, hoặc gọi là Cha (Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ)./.

- Câu nói nổi tiếng của Hưng Đạo Đại vương:

+ “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”.

+ “Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ. Đó là thượng sách giữ nước.”

+ “Vua tôi một lòng, anh em hòa thuận, nước nhà chung sức, trăm họ là binh.”

Vận dụng 3 trang 68 Lịch Sử lớp 7: Tinh thần yêu nước, đoàn kết của quân dân Đại Việt thời Trần được phát huy như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc hiện nay?

Trả lời:

- Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, Đảng và nhà nước Việt Nam luôn củng cố và phát huy tinh thần yêu nước, khối đại đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam.

- Dù trong thời bình, nhưng Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam vẫn phải đoàn kết, trên dưới một lòng cùng nhau phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

- Đảng và Nhà nước đưa ra những chính sách phù hợp để phát triển đất nước, nhân dân ấm no, hạnh phúc

- Trong các đợt thiên tai (mưa lũ…) và đại dịch Covid-19, toàn thể nhân dân Việt Nam đoàn kết, một lòng chung sức giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

1. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)

a. Âm mưu của Mông Cổ: xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tiêu diệt Nam Tống.

Lý thuyết Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII) - Cánh diều (ảnh 1)

b. Chuẩn bị của nhà Trần:

+ Cử Trần Quốc Tuấn làm chỉ huy, đem quân phòng ngự biên giới.

+ Ban lệnh cả nước sắm sửa vũ khí.

+ Tống giam sứ giả Mông Cổ

c. Diễn biến:

- Tháng 1/1258, Ngột Lương Hợp Thai dẫn 3 vạn quân Mông Cổ tiến đánh vào Bình Lệ Nguyên.

- Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy chiến đấu, và chủ động rút lui.

- Ngày 21/1/1258, nhà Trần cho quân rút lui khỏi kinh thành Thăng Long để bảo toàn lực lượng, thực hiện chủ trương “ vườn không nhà trống”.

- Quân Tống kéo vào thành Thăng Long trống vắng không một bóng người và lương thực.

- Ngày 29/1/1258, nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu, quân Mông Cổ thua to phải tháo chạy khỏi thành Thăng Long.

- Trên đường rút chạy, quân Tống bị quân đội nhà Trần truy kích.

d. Kết quả: chưa đầy một tháng cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

2. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285)

a. Âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên

- Năm 1279, Mông Cổ tiêu diệt Nam Tống thống Trị hoàn toàn Trung Quốc.

- Nhà Nguyên âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt làm cầu nối thôn tính các nước phía Nam Trung Quốc.

- Quân Tống đánh Cham-pa làm bàn đạp tấn công phía Nam Đại Việt, phối hợp với cánh quân từ Trung Quốc đánh vào phía Bắc nhưng thất bại.

=> Kế hoạch dùng Cham-pa làm bàn đạp tấn công Đại Việt của nhà Nguyên bước đầu phá sản.

- Năm 1283, Hốt Tất Liệt quyết định tấn công Đại Việt.

b. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến

- Vua Trần triệu tập hội nghị Bình Than bàn kế đánh giặc

- Trần Quốc Tuấn được cử làm Quốc công tiết chế, chỉ huy cuộc kháng chiến.

- Tổ chức cuộc tập trận và duyệt binh, quân lính thích chữ “ Sát thát” lên cánh tay.

c. Diễn biến

- Tháng 1/1285, quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào xâm lược Đại Việt. Toa Đô dẫn 10 vạn quân từ Cham-pa ra Thanh Hóa.

- Đầu tháng 2/1285, quân ta rút về Vạn Kiếp, sau đó rút về Thăng Long và Thiên Trường (Nam Định) để củng cố lực lượng.

- Tháng 3, 4/1285, nhân dân thực hiện chính sách “vườn không nhà trống, quân Nguyên gặp khó khăn.

- Giữa năm 1285, quân Trần phản công và giành thắng lợi ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long… Toa Đô tử trận. Đước sạch bóng quân thù.

Lý thuyết Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII) - Cánh diều (ảnh 1)

d. Kết quả

- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

- Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

3. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288)

a. Âm mưu của nhà Nguyên: tạm hoãn cuộc xâm lược Nhật Bản, tập trung lực lượng quyết tâm đánh bại Đại Việt lần thứ ba.

b. Chuẩn bị của nhà Trần

- Tuyển thêm binh bính, chấn chỉnh lực lượng

- Trần Quốc Tuấn tiếp tục chỉ huy

- Tổ chức cuộc diễn tập lớn.

c. Diễn biến

- Cuối tháng 12 – 1287, quân Nguyên tiến vào nước ta theo hai đường:

+ Quân bộ: do Thoát Hoan chỉ huy teođường bộ từ Trung Quốc tiến vào Đại Việt.

+ Quân thủy do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào vùng biển Đông Bắc nước ta; theo sau là đoàn thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy.

- Tháng 1/1288, nhà Trần thực hiện kế “Vườn không nhà trống”.

- Tháng 2/1288, Trần Khánh Dư cho quân mai phục đoàn thuyền Trương Văn Hổ và tiêu diệt.

- Tháng 3/1288, nhà Trần tổ chức phản công và giành thắng lợi sông Bạch Đằng.

Lý thuyết Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII) - Cánh diều (ảnh 1)

d. Kết quả: Thắng lợi.

4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên

a. Nguyên nhân thắng lợi

- Truyền thống yêu nước và tình thần đấu tranh anh dung nhân dân ta.

- Nhân dân ta có tinh thần đoàn kết

- Nhà Trần có nhiều vua tài, tướng giỏi, có tài chỉ huy quân sự đặc biệt là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo biết tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu của giặc.

Lý thuyết Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII) - Cánh diều (ảnh 1)

b. Ý nghĩa lịch sử

- Bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.

- Khẳng định sự quyết tâm, sức mạnh quật cường của dân tộc

- Suy yếu đế quốc Mông- Nguyên ngăn chặn cuộc xâm lược đối với Nhật bản và các nước khác.

- Để lại bài học quý giá, củng kết khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)

Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)

Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Xem thêm tài liệu Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

1 2,457 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: