Giải Lịch sử 7 Bài 21 (Cánh diều): Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Với soạn, giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Lịch sử 7 Bài 21.

1 2,234 07/10/2024
Tải về


Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Video giải Lịch sử 7 Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Câu hỏi mở đầu trang 83 Bài 21 Lịch Sử lớp 7: Nhóm tháp A1 thuộc quần thể di tích Thánh địa Mỹ Sơn (được xây dựng vào khoảng thế kỉ X) là một công trình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm ở vùng đất phía Nam.

Vậy diễn biến cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa ở vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI đã diễn ra như thế nào?

Trả lời:

a. Tình hình Chăm-pa nửa đuầ thế kỉ X – thế kỉ XVI

- Chính trị:

+ Thế kỉ XI, vương triều Vi-giay-a được xác lập.

+ Thế kỉ XI - XIII, vương triều Vi-giay-a thường có nhiều biến động.

+ Từ nửa sau thế kỉ XIII – đầu thế kỉ XIV, Chăm-pa bước vào thời kì ổn định.

+ Từ khoảng giữa thế kỉ XIV, Chăm-pa rơi vào khủng hoảng.

- Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.

- Văn hóa tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu.

b. Vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X – đầu thế kỉ XVI

- Chính trị:

+ Thế kỉ VII, Chân Lạp xâm chiếm Phù Nam.

+ Thế kỉ VIII, Chân Lạp rơi vào tình trạng khủng hoảng và phân tán lãnh thổ phân chia thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp (Nam Bộ ngày nay). Trong nhiều thế kỉ sau đó, khu vực Thủy Chân Lạp (Nam Bộ Việt Nam hiện nay) gần như không có sự quản lí hành chính của triều đinh Chân Lạp.

+ Từ thế ki XVI, một bộ phận người Việt bắt đầu đến khai phá vùng đất này.

- Kinh tế: kết hợp làm nông nghiệp với đánh cá, khai thác lâm sản.

- Văn hóa chịu ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Ấn Độ.

1. Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Câu hỏi trang 83 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, hãy nêu diễn biến cơ bản về chính trị của Chăm-pa từ nửa đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

- Từ đầu thế kỉ X, Chăm-pa thường xuyên phải đối phó với các cuộc tấn công của Chân Lạp từ phía nam

- Đến cuối thế kỉ X, Vương triều In-đờ-ra-pu-ra (thuộc Quảng Nam ngày nay) suy yếu, khủng hoảng

- Khoảng năm 1000, vua Vi-giay-a Sơ-ri rời kinh đô In-đờ-ra-pu-ra, trở lại xây dựng kinh đô Vi-giay-a (còn gọi là thành Đồ Bàn hoặc Chà Bàn, thuộc Bình Định ngày nay). Vương triều Vi-giay-a được xác lập

- Từ thế kỉ XI - XIII, vương triều Vi-giay-a có nhiều biến động. Năm 1220, cuộc chiến tranh kéo dài nhiều năm giữa Chân Lạp và Chăm-pa kết thúc

- Từ nửa sau thê skir XIII, tình hình chính trị của Chăm-pa ổn định, quyền lực của chính quyền trung ương được củng cố.

- Giữa thế kỉ XIV, Chăm-pa rơi vào khủng hoảng.

Câu hỏi trang 84 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, hãy nêu tình hình kinh tế của Chăm-pa từ nửa đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

- Nông nghiệp:

+ Nghành kinh tế chủ yếu ở Chăm-pa

+ Sử dụng guồng nước, đào kênh mương, canh tác lúa trên những ruộng thấp, ruộng bậc thang,…

+ Nghề đánh bắt thuỷ hải sản phát triển, giữ vai trò quan trọng

- Thủ công nghiệp: nghề thủ công truyền thống nổi tiếng: đồ gốm, đóng thuyền, chế tác đồ trang sức bằng vàng, bạc.

- Thương nghiệp:

+ Nội thương gắn liền với trao đổi ven sông

+ Ngoại thương phát triển có sự trao đổi buôn bán với nước ngoài; Chăm-pa có vai trò quan trọng trong khu vực và trên tuyến đường biển Ấn Độ - Trung Quốc. Thương cảng Thị Nại (nay thuộc Bình Định) trở thành địa điểm giao thương sầm uất…

Câu hỏi 1 trang 85 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát các hình 21.1. 21.2, hãy nêu những thành tựu chính về văn hóa của Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. Đọc thông tin và quan sát các hình 21.1. 21.2, hãy nêu những thành tựu

Trả lời:

- Chữ viết:

+ Sử dụng chữ Phạn và chữ Chăm.

+ Chữ Chăm hần hoàn thiện từ kiểu vuông vức đến nét chữ thoáng đãng.

- Tôn giáo:

+ Hinđu giáo giữ vai trò chủ đạo, Phật giáo dần phai nhạt.

+ Hồi giáo được du nhập vào Chăm-pa từ khoảng thế kỉ XIII.

- Kiến trúc: xây dựng nhiều đền tháp với những họa tiết sinh động, tỉ mỉ, phản ánh ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

- Nghệ thuật ca múa đa dạng, nhiều hình thức múa quạt, múa lụa…

2. Vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế ki XVI

Câu hỏi 2 trang 85 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và tư liệu, hãy nêu những nét chính về vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

- Từ cuối thế kỉ VI đến đầu thế kỉ VII, Chân Lạp từng bước xâm chiếm Phù Nam

- Đến thế kỉ VIII, Chân Lạp rơi vào khủng hoảng, phân tán. Lãnh thổ chia thành Lục Chân Lạp (vùng đất gốc của người Khơ-me nay thuộc Cam-pu-chia) và Thuỷ Chân Lạp (Nam Bộ ngày nay)..

- Ở vùng đất Thủy Chân Lạp, nhiều nơi bị ngập mặn hoặc chủ yếu là rừng rậm, cư dân thưa thớt, gần như không có sự quản lí hành chính của triều đinh Chân Lạp.

- Từ thế ki XVI, một bộ phận người Việt bắt đầu đến khai phá vùng đất này.

- Cư dân vùng đất Nam Bộ thời kì này ch yếu khai thác thuỷ hi sản, lâm sản kết hợp với nghề nông trồng lúa, làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ.

- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến đời sống của cư dân nơi đây vẫn rất rõ nét, đặc biệt là: sự phổ biến của Phật giáo, Hin-đu giáo; các tác phẩm điêu khắc phổ biến là tượng thần, phật.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 85 Lịch Sử lớp 7: Lập niên biểu về diễn biến chính trị của Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

Thời gian

Sự kiện

Cuối thế kỉ X

Vương triều In-đờ-ra-pu-ra suy yếu, khủng hoảng.

Thế kỉ XI

Vương triều Vi-giay-a được xác lập.

Thế kỉ XI - XIII

Vương triều Vi-giay-a có nhiều biến động.

Thế kỉ XIII – đầu thế kỉ XIV

Chăm-pa bước vào thời kì ổn định.

Giữa thế kỉ XIV

Chăm-pa rơi vào khủng hoảng.

Vận dụng 2 trang 85 Lịch Sử lớp 7: Hãy sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một thành tựu văn hóa tiêu biểu của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

(*) Giới thiệu: Tháp Pô Klong Garai

Tháp Pô Klong Garai (còn được gọi là Tháp Pô Klông Giarai, tháp Pô Klaung Garai, PoKlaun Garai, tháp Bửu Sơn), thuộc phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Theo truyền thuyết của người Chăm, tháp Pô Klaung Garai được Chế Mân (vua Jaya Simhavarman III) cho xây dựng để thờ Pô Klaung Garai - vị vua có nhiều công trạng đối với người Chăm trong việc chống giặc ngoại xâm, khai mương, đắp đập làm cho ruộng đồng tươi tốt… Chính vì lẽ đó mà ông đã được người Chăm coi như một vị vua - tối thượng thần (Shiva) và được thờ phụng trong tháp Pô Klong Garai đến nay.

Dựa trên bia ký, phong cách kiến trúc, nghệ thuật trang trí, cùng hiện vật gắn với di tích và một số tư liệu khác…, có thể suy đoán rằng, tháp Pô Klong Garai hiện nay có thể được xây dựng trên nền móng hoặc được tu bổ, tôn tạo trên cơ sở của một ngôi tháp cũ vào khoảng cuối thế kỷ XIII - đầu thế kỷ XIV.

Di tích tọa lạc trên khu đất có tổng diện tích 86.969,3m2, gồm 3 kiến trúc gốc tương đối hoàn chỉnh là: tháp trung tâm (KaLan), tháp cổng (Gopura) và tháp nhà.

Tháp trung tâm (KaLan) là tháp thờ chính, được xây dựng trên vị trí trung tâm ngọn đồi, có quy mô lớn nhất, cao trên 20m, bình đồ mặt bằng hình vuông, kích thước 10,5 x 10,5 m.

Tháp cổng (Gopura) có mặt bằng hình vuông và là hình ảnh thu nhỏ của tháp chính, cao khoảng 10m, nằm ở phía Đông tháp thờ chính, mở hai cửa theo hướng Đông Tây đồng trục với cửa ra vào lòng tháp thờ.

Tháp nhà nằm xế về phía Đông - Nam, là tháp chứa đồ thờ trong nghi lễ hay còn cho là tháp thờ thần Hỏa (thần lửa Anhi). Tháp có mặt bằng hình chữ nhật, quay hướng Đông - Tây, dài 8m, rộng 4m, cao gần 10m. Lòng tháp chia làm hai phòng, mở ba cửa, hai cửa thông nhau theo trục Bắc - Nam và một cửa quay về hướng Đông.

Vượt qua những biến cố, thăng trầm lịch sử, tháp Pô Klong Garai cùng với các tháp Chăm khác luôn khẳng định được vai trò là nơi quy tụ, cố kết cộng đồng tộc người, quốc gia - dân tộc, thể hiện được bản sắc văn hóa tộc người, góp phần khẳng định tính đa dạng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Sự tồn tại của kiến trúc tháp Pô Klong Garai đã góp phần vào sự đa dạng phong cách kiến trúc tháp Chăm-pa - một nền kiến trúc đã phát triển đến đỉnh cao từ thời Trung đại, có sức lan tỏa và phát triển liên tục trong khoảng hơn 10 thế kỷ.

Với những giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Pô Klong Garai (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (năm 2016)./.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

1. Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

a. Chính trị

- Đầu thế kỉ X, Chăm-pa bị Chân Lạp tấn công.

- Đến cuối thế kỉ X, vương triều In-đờ-ra-pu-ra suy yếu, khủng hoảng.

- Năm 1000, vua Vi-giay-a Sơ-ri rời kinh đô In-đờ-ra-pu-ra (thuộc Quảng Nam ngày nay), trở lại xây dựng kinh đô tại Vi-giay-a (còn gọi là thành Đồ Bàn hoặc Chà Bàn, thuộc Bình Định ngày nay), vương triều Vi-giay-a được xác lập.

- Thế kỉ XI - XIII, vương triều Vi-giay-a thường có nhiều biến động.

- Từ nửa sau thế kỉ XIII – đầu thế kỉ XIV, Chăm-pa bước vào thời kì ổn định về chính trị, quyền lực chính quyền trung ương được củng cố.

- Từ khoảng giữa thế kỉ XIV, Chăm-pa rơi vào khủng hoảng.

b. Kinh tế

- Nông nghiệp: là nghành kinh tế chính. Người dân sử dụng guồn nước, đào kênh mương, canh tác trên ruộng bậc thang.

- Đánh bắt thủy sản phát triển, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

- Thủ công nghiệp: các nghề thủ công truyền thống nổi bật ở Chăm-pa là: đồ gốm, đóng thuyền, chế tác trang sức bằng vàng, bạc…

- Thương nghiệp:

+ Nội thương gắn liền với mạng lưới trao đổi ở ven sông.

+ Ngoại thương phát triển với hoạt động trao đổi, buôn bán của nhiều tàu thuyền nước ngoài. Chăm-pa đóng vai trò là đầu mối giao thương trong khu vực và trên tuyến đường biển kết nối Ấn Độ và Trung Quốc.

c. Văn hóa

- Chữ viết: sử dụng chữ Phạn và chữ Chăm; chữ Chăm dần hoàn thiện

- Tôn giáo:

+ Hinđu giáo giữ vai trò chủ đạo, Phật giáo dần phai nhạt.

+ Hồi giáo được du nhập vào Chăm-pa từ khoảng thế kỉ XIII.

- Kiến trúc: xây dựng nhiều đền tháp với những họa tiết sinh động, tỉ mỉ, phản ánh ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

- Nghệ thuật ca múa đa dạng, nhiều hình thức múa quạt, múa lụa…

Lý thuyết Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI - Cánh diều (ảnh 1)

Điệu múa truyền thông của nhân dân Chăm-pa

2. Vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

a. Chính trị

- Từ cuối thế kỉ VI – đầu thế kỉ VII, Chân Lạp từng bước xâm chiếm Phù Nam.

- Thế kỉ VIII, Chân Lạp rơi vào tình trạng khủng hoảng và phân tán lãnh thổ phân chia thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp (Nam Bộ ngày nay).

- Ở vùng đất Thủy Chân Lạp (Nam Bộ), nhiều nơi bị ngập mặn hoặc chủ yếu là rừng rậm, cư dân thưa thớt, gần như không có sự quản lí hành chính của triều đinh Chân Lạp.

- Từ thế ki XVI, một bộ phận người Việt bắt đầu đến khai phá vùng đất này.

Lý thuyết Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI - Cánh diều (ảnh 1)

Vùng đất Nam Bộ (ngày nay)

b. Kinh tế

- Cư dân vùng đất Nam Bộ thời kì này chủ yếu khai thác thuỷ hải sản, lâm sản kết hợp với nghề nông trồng lúa, làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ.

c. Văn hóa

- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến đời sống của cư dân nơi đây vẫn rất rõ nét, đặc biệt là:sự phổ biến của Phật giáo, Hin-đu giáo;

- Các tác phẩm điêu khắc phổ biến là tượng thần, phật.

Lý thuyết Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI - Cánh diều (ảnh 1)

Điêu khắc đá thủy quái Ma-ka-na (thế kỉ XIII)

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)

Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)

Xem thêm tài liệu Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

1 2,234 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: