Hãy tìm hiểu và giới thiệu danh nhân tiêu biểu của thời Trần có công trong các cuộc kháng chiến

Trả lời Vận dụng 2 trang 68 Lịch Sử lớp 7 sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử lớp 7.

1 779 05/12/2022


Giải Lịch sử lớp 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

Vận dụng 2 trang 68 Lịch Sử lớp 7: Hãy tìm hiểu và giới thiệu danh nhân tiêu biểu của thời Trần có công trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII).

Trả lời:

(*) Giới thiệu: Hưng Đạo Đại Vương

- Hưng Đạo Đại vương tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Nam Định). Năm sinh của ông không rõ ràng, có tài liệu cho là năm 1228, có tài liệu thì cho là năm 1230 hay 1232.

- Ngài thông minh đĩnh ngộ, văn võ song toàn; chí biết dẹp thù nhà, thân biết đoàn kết anh em dòng họ cùng lo toan việc nước. Hưng Đạo Đại vương còn nghiên cứu binh thư, biết dùng người hiền tài như Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng; coi binh sĩ như chân với tay. Ở nơi Ngài thể hiện các đức tính: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, và Tín. Cả ba lần chống quân Mông - Nguyên, ngài đã lập nhiều công lớn.

- Hưng Đạo Đại vương vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên – Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ (Tổng tư lệnh quân đội). Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi giặc ra khỏi nước vì thế ngài được phong tước Hưng Đạo Vương

- Hưng Đạo Đại vương mất vào ngày 20 tháng Tám năm Canh Tý (1300). Thi hài được hỏa táng theo ý nguyện của ngài: tro thu vào một bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ.

- Sau khi mất, Hưng Đạo Đại vương được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay, nơi ngày xưa là phủ đệ của Ngài. Ngài được người dân bao đời sùng kính phong Thánh tức là Đức thánh Trần, đây là điều hiếm hoi trong lịch sử chỉ dành riêng cho vị danh tướng nhà Trần. Ngày lễ chính thức được tổ chức vào ngày Ngài mất (20 tháng 8 âm lịch hàng năm). Nhân dân không gọi trực tiếp tên của Ngài mà gọi là Hưng Đạo Vương, Hưng Đạo Đại Vương, Đức thánh Trần, hoặc gọi là Cha (Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ)./.

- Câu nói nổi tiếng của Hưng Đạo Đại vương:

+ “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”.

+ “Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ. Đó là thượng sách giữ nước.”

+ “Vua tôi một lòng, anh em hòa thuận, nước nhà chung sức, trăm họ là binh.”

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác: 

Câu hỏi mở đầu trang 63 Bài 17 Lịch Sử lớp 7: Đầu năm 1285, từ vùng đất Chăm-pa, tướng Toa Đô gửi thư về cho vua Nguyên là Hốt Tất Liệt... 

Câu hỏi trang 64 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 17.1, sơ đồ 17, hãy: Tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến... 

Câu hỏi trang 66 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 17.2, bảng 17, hãy: Tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến... 

Câu hỏi trang 67 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 17.3, hãy: Tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến lần thứ ba... 

Câu hỏi trang 68 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và kết hợp quan sát hình 17, hãy: Phân tích nguyên nhân dẫn đến thắng lợi... 

Luyện tập 1 trang 68 Lịch Sử lớp 7: Trình bày khái quát diễn biến, kết quả, ý nghĩa của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên... 

Vận dụng 3 trang 68 Lịch Sử lớp 7: Tinh thần yêu nước, đoàn kết của quân dân Đại Việt thời Trần được phát huy như thế nào... 

1 779 05/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: