Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về di tích Lam Kinh hoặc Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Trả lời Vận dụng 2 trang 82 Lịch Sử lớp 7 sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử lớp 7.

1 422 05/12/2022


Giải Lịch sử lớp 7 Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)

Vận dụng 2 trang 82 Lịch Sử lớp 7: Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về di tích Lam Kinh hoặc Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Trả lời:

(*) Giới thiệu: Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Văn Miếu - Quốc Tử Giám thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội.

Trong lịch sử, di tích là nơi thờ Thánh Nho (Khổng Tử), Chu Công, tứ phối, thất thập nhị hiền, Chu Văn An và là trường Quốc Học đào tạo trí thức Nho học của nước ta từ thời Lý đến thời Lê; đồng thời cũng là nơi dựng bia “đề danh” (hiện còn 82 bia) những tiến sĩ đã đỗ đạt trong các kỳ thi tiến sĩ từ thời Lý đến thời Lê, trong đó có nhiều danh nhân trong lịch sử nước ta.

Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước đầu tư phục dựng năm 1999- 2000.

Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu - nơi thờ tự tiên Nho, và Quốc Tử Giám - trường đào tạo trí thức Nho học.

Văn Miếu được xây dựng trên khu đất hình chữ nhật (dài 300m, rộng 70m), xung quanh là tường gạch vồ, gồm các hạng mục sau: Hồ văn, Nghi môn ngoại, Nghi môn nội, Cửa Đại Trung; Khuê Văn các; hai dãy nhà bia tiến sĩ; Đại Thành môn; Đại bái; Điện Đại Thành; hai dãy nhà tả, hữu vu…

Quốc Tử Giám xưa ở phía sau khu Văn Miếu, có giảng đường, khu nhà dành cho học sinh, kho chứa ván (gỗ) khắc in sách. Khi Quốc Tử Giám chuyển vào Huế thì khu vực này trở thành khu Khải Thánh, nơi thờ cha mẹ Khổng Tử. Hai bên tòa Khải Thánh là tả, hữu vu, giữa là một sân rộng. Hiện nay, kiến trúc khu vực này gồm các hạng mục: tả, hữu vu; nhà Thái học; ngoài ra, trong khu Văn Miếu còn có một miếu thờ thổ thần và điện thờ Mẫu. Tại di tích hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị văn hóa, lịch sử và khoa học, như hệ thống đồ thờ tự, tượng thờ, cổ vật, đặc biệt là 82 bia tiến sĩ đã được UNESCO vinh danh là “Di sản tư liệu thế giới”.

Từ góc nhìn lịch sử và di sản văn hóa, có thể nhận thấy, di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám bao hàm các mặt giá trị tiêu biểu sau:

+ Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Trường Quốc học đầu tiên ở nước ta, đã đào tạo được nhiều thế hệ hiền tài từ thời Lý đến thời Lê - những người đã có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước. Những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học “kết tinh” trong di tích là “tấm gương” phản chiếu về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, coi trọng hiền tài của dân tộc ta trong lịch sử ngàn năm văn hiến. Trong số các di tích gắn với Nho học ở nước ta, đây là một di tích Nho học tiêu biểu, có giá trị cao về mặt kiến trúc - nghệ thuật và thẩm mỹ.

+Di tích lưu giữ nhiều hiện vật, tư liệu quý, đặc biệt là 82 bia tiến sĩ đã được UNESCO vinh danh là “Di sản tư liệu thế giới”.

+ Hiện nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách, đang có những đóng góp tích cực vào sự phát triển về mọi mặt của thủ đô cũng như của cả nước.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác: 

Câu hỏi mở đầu trang 77 Bài 20 Lịch Sử lớp 7: Về nhà Lê sơ, trong dân gian lưu truyền câu ca: Đời vua Thái Tổ, Thái Tông... 

Câu hỏi trang 77 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 20.1, hãy mô tả sự thành lập nhà Lê sơ... 

Câu hỏi trang 78 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu, hãy nêu những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội, pháp luật của Đại Việt... 

Câu hỏi trang 79 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và kết hợp quan sát các hình 20.2, 20.3, hãy nêu nhận xét về tình hình kinh tế... 

Câu hỏi trang 80 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, hãy trình bày cơ cấu xã hội Đại việt thời Lê sơ... 

Câu hỏi trang 81 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 20.4 đến 20.6 hãy giới thiệu sự phát triển văn hóa, giáo dục... 

Câu hỏi trang 82 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 20.7 đến 20.9 hãy giới thiệu một số danh nhân văn hóa... 

Luyện tập 1 trang 82 Lịch Sử lớp 7: Hãy liệt kê các thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ... 

Vận dụng 3 trang 82 Lịch Sử lớp 7: Theo em, lời của Thân Nhân Trung trong bài văn khắc trên bia tiến sĩ tại Văn Miếu năm 1442 có ý nghĩa... 

1 422 05/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: