Giải Hóa 10 Bài 15 ( Chân trời sáng tạo ): Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng
Với giải bài tập Hóa 10 Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 10 Bài 15.
Giải bài tập Hóa lớp 10 Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng
Lời giải:
Để đánh giá mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học ta dùng đại lượng tốc độ phản ứng hóa học.
- Xét phản ứng đơn giản có dạng: aA + bB → cC + dD
+ Mối quan hệ giữa nồng độ và tốc độ tức thời của phản ứng hóa học được biểu diễn bằng biểu thức:
Trong đó:
k là hằng số tốc độ phản ứng;
CA; CB là nồng độ (M) chất A, B tại thời điểm đang xét.
+ Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản ứng:
Trong đó:
: tốc độ trung bình của phản ứng
∆C = C2 – C1: sự biến thiên nồng độ
∆t = t2 – t1 : biến thiên thời gian
C1, C2 là nồng độ của một chất tại hai thời điểm tương ứng t1 và t2.
1. Tốc độ phản ứng
Lời giải:
Quá trình cháy của lá cây khô diễn ra nhanh, tức thời, dễ quan sát; Quá trình oxi hóa thân tàu biển trong điều kiện tự nhiên diễn ra chậm, khó quan sát trong thời gian ngắn.
Lời giải:
- Ở cùng điều kiện, nhiều chất khác nhau sẽ biến đổi hóa học nhanh, chậm khác nhau.
Ví dụ: Trong cùng một môi trường:
+ Phản ứng đốt cháy khí gas xảy ra nhanh;
+ Phản ứng oxi hóa kim loại ở kiềng bếp gas xảy ra chậm hơn.
- Với cùng một chất, trong điều kiện khác nhau cũng biến đổi hóa học nhanh, chậm khác nhau.
Ví dụ:
+ Than đá có kích thước nhỏ dễ cháy hơn than đá có kích thước lớn trong cùng một điều kiện;
+ Cơm để trong tủ lạnh sẽ lâu bị thiu hơn cơm để ngoài môi trường nóng.
Lời giải:
- Nồng độ của chất phản ứng giảm dần theo thời gian.
- Nồng độ của chất sản phẩm tăng dần theo thời gian.
Luyện tập trang 95 Hóa học 10: Xét phản ứng phân hủy N2O5 ở 45oC
Lời giải:
= 1,36.10-3 (M/s)
Vậy tốc độ trung bình của phản ứng theo N2O4 trong 184 giây đầu tiên là 1,36.10-3 (M/s)
2. Biểu thức tốc độ phản ứng
Lời giải:
Theo định luật tác dụng khối lượng tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ các chất tham gia phản ứng ⇒ Tốc độ phản ứng tăng khi tăng nồng độ chất phản ứng và ngược lại.
Lời giải:
+ Đám cháy nhỏ sẽ bùng nhanh thành đám cháy lớn khi có gió, gió làm tăng nồng độ oxygen cho sự cháy;
+ Để tăng nhiệt lượng của quá trình đun nấu bằng bếp gas: mở van khí để lượng khí cung cấp từ bình gas nhiều hơn, tốc độ phản ứng cháy diễn ra nhanh, cung cấp nhiệt lượng cao hơn.
Luyện tập trang 96 Hóa học 10: Cho phản ứng đơn giản sau:
a) Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng trên
b) Tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi nồng độ H2 giảm 2 lần và giữ nguyên nồng độ Cl2?
Lời giải:
H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g)
a) Biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng viết theo định luật là:
b) Nồng độ H2 giảm 2 lần và giữ nguyên nồng độ Cl2
⇒
Vậy tốc độ phản ứng giảm một nửa khi nồng độ H2 giảm 2 lần và giữ nguyên nồng độ Cl2.
Lên men sữa chua tạo sữa chua (3)
Lời giải:
Sắp xếp theo thứ tự tốc độ giảm dần: (2) > (1) > (3) > (4)
Bài 1 trang 97 Hóa học 10: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g)
a) Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng
b) Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi
- nồng độ O2 tăng 3 lần, nồng độ NO không đổi?
- nồng độ NO tăng 3 lần, nồng độ O2 không đổi?
- nồng độ NO và O2 đều tăng 3 lần?
Lời giải:
a) Biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng:
b) - nồng độ O2 tăng 3 lần, nồng độ NO không đổi
⇒ Tốc độ phản ứng tăng 3 lần.
- nồng độ NO tăng 3 lần, nồng độ O2 không đổi
⇒ Tốc độ phản ứng tăng 9 lần.
- nồng độ NO và O2 đều tăng 3 lần
⇒ Tốc độ phản ứng tăng 27 lần.
2CO(g) + 2NO(g) → 2CO2(g) + N2(g)
Lời giải:
Tốc độ trung bình của phản ứng trong một đơn vị thời gian ∆t là:
(Dấu “ – “ biểu diễn cho chất tham gia bị giảm sau phản ứng)
Vậy trong phản ứng trên, tốc độ tiêu hao của NO gấp 2 lần tốc độ tạo thành N2.
Bài 3 trang 97 Hóa học 10: Cho phản ứng:
Lời giải:
Tốc độ trung bình của phản ứng là:
Bài 4 trang 97 Hóa học 10: Dữ liệu thí nghiệm của phản ứng:
SO2Cl2(g) → SO2(g) + Cl2(g) được trình bày ở bảng sau
a) Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo SO2Cl2 trong thời gian 100 phút.
b) Sau 100 phút, nồng độ của SO2Cl2 còn lại là bao nhiêu?
c) Sau 200 phút, nồng độ của SO2 và Cl2 thu được là bao nhiêu?
Lời giải:
a) Tốc độ trung bình của phản ứng theo SO2Cl2 trong thời gian 100 phút.
(M/phút)
b) Sau 100 phút, nồng độ của SO2Cl2 còn lại là 1,00 – 0,13 = 0,87 M
c) Sau 200 phút, nồng độ của SO2Cl2 còn lại là: 0,78 M
⇒ Nồng độ của SO2Cl2 đã phản ứng là: 1,00 – 0,78 = 0,22 M
⇒ Nồng độ của SO2 và Cl2 thu được là 0,22 M
Lý thuyết Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng
I. Tốc độ phản ứng
1. Khái niệm tốc độ phản ứng hóa học
- Tốc độ phản ứng của phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
- Tốc độ phản ứng hóa học dùng để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản ứng.
- Tốc độ phản ứng kí hiệu là v, có đơn vị: (đơn vị nồng độ)/ (đơn vị thời gian).
- Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản ứng.
- Tốc độ tức thời của phản ứng là tốc độ phản ứng tại một thời điểm nào đó
2. Tính tốc độ trung bình của phản ứng hóa học
Cho phản ứng tổng quát: aA + bB → cC + dD
Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng:
Trong đó:
: tốc độ trung bình của phản ứng
∆C = C2 – C1: sự biến thiên nồng độ
∆t = t2 – t1: biến thiên thời gian
C1, C2 là nồng độ của một chất tại hai thời điểm tương ứng t1 và t2.
Ví dụ: Trong phản ứng hóa học: N2O5(g) → N2O4(g) + O2(g)
Sau 184 giây đầu tiên, nồng độ của N2O4 là 0,25M. Tốc độ trung bình của phản ứng theo nồng độ N2O4 trong khoảng thời gian trên là:
= 1,36.10-3 (M/s)
II. Biểu thức tốc độ phản ứng
- Năm 1864, hai nhà bác học Guldberg và Waage khi nghiên cứu sự phụ thuộc của tốc độ vào nồng độ đã đưa ra định luật tác dụng khối lượng: Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng tỉ lệ với tích số nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp.
- Biểu thức tốc độ phản ứng:
Xét phản ứng đơn giản có dạng: aA + bB → cC + dD
+ Mối quan hệ giữa nồng độ và tốc độ tức thời của phản ứng hóa học được biểu diễn bằng biểu thức:
+ Trong đó:
k là hằng số tốc độ phản ứng;
CA; CB là nồng độ (M) chất A, B tại thời điểm đang xét.
Chú ý:
+ Khi nồng độ chất phản ứng bằng đơn vị (1M) thì k = v, vậy k là tốc độ phản ứng và được gọi là tốc độ riêng, đây là ý nghĩa của hằng số tốc độ phản ứng.
+ Hằng số k chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất phản ứng và nhiệt độ.
+ Định luật tác dụng khối lượng chỉ đúng cho các phản ứng đơn giản, đó là phản ứng một chiều, chỉ qua một giai đoạn từ chất phản ứng tạo ra sản phẩm.
Ví dụ: Xét phản ứng: H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g)
Biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng viết theo định luật là:
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals
Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống
Bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học
Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học
Xem thêm tài liệu Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu lớp 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Toán 10 – Chân trời sáng tạo
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Chân trời sáng tạo (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Tiếng Anh 10 Friends Global – Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 Friends Global đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Lịch sử 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Địa Lí 10 - Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Kinh tế và pháp luật 10 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết KTPL 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Chân trời sáng tạo