Giải bài tập trang 32 Chuyên đề Toán 10 Bài 1 - Chân trời sáng tạo

Với Giải bài tập trang 32 Chuyên đề Toán 10 trong Bài 1: Phương pháp quy nạp toán học sách Chuyên đề Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo  hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề Toán 10 trang 32.

1 17,032 20/07/2022


Giải bài tập trang 32 Chuyên đề Toán 10 Bài 1 - Chân trời sáng tạo

Bài 1 trang 32 Chuyên đề Toán 10:

Chứng minh các đẳng thức sau đúng với mọi n*:

a) 1.2+2.3+3.4++n.(n+1)=n(n+1)(n+2)3;

b) 1+4+9++n2=n(n+1)(2n+1)6;

c) 1+2+22+23+24++2n1=2n1.

Lời giải:

a) Bước 1. Với n = 1, ta có 1(1 + 1) = 2 = 11+11+23. 

Do đó đẳng thức đúng với n = 1.

Bước 2. Giả sử đẳng thức đúng với n = k ≥ 1, nghĩa là có:

1.2+2.3+3.4++k.(k+1)=k(k+1)(k+2)3.

Ta cần chứng minh đẳng thức đúng với n = k + 1, nghĩa là cần chứng minh:

1.2+2.3+3.4++k.(k+1)+k+1k+1+1

=(k+1)(k+1)+1k+1+23.

Sử dụng giả thiết quy nạp, ta có:

Chuyên đề Toán 10 Bài 1: Phương pháp quy nạp toán học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vậy đẳng thức đúng với n = k + 1.

Theo nguyên lí quy nạp toán học, đẳng thức đúng với mọi số tự nhiên n 1.

b) Bước 1. Với n = 1, ta có 12 = 1 = 11+12.1+26. 

Do đó đẳng thức đúng với n = 1.

Bước 2. Giả sử đẳng thức đúng với n = k ≥ 1, nghĩa là có:

1+4+9++k2=k(k+1)(2k+1)6.

Ta cần chứng minh đẳng thức đúng với n = k + 1, nghĩa là cần chứng minh:

1+4+9++k2+k+12=(k+1)k+1+12k+1+16.

Sử dụng giả thiết quy nạp, ta có:

Chuyên đề Toán 10 Bài 1: Phương pháp quy nạp toán học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Chuyên đề Toán 10 Bài 1: Phương pháp quy nạp toán học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vậy đẳng thức đúng với n = k + 1.

Theo nguyên lí quy nạp toán học, đẳng thức đúng với mọi số tự nhiên n 1.

c) Bước 1. Với n = 1, ta có 21 – 1 = 20 = 1 = 21 – 1.

Do đó đẳng thức đúng với n = 1.

Bước 2. Giả sử đẳng thức đúng với n = k ≥ 1, nghĩa là có:

1+2+22+23+24++2k1=2k1.

Ta cần chứng minh đẳng thức đúng với n = k + 1, nghĩa là cần chứng minh:

1+2+22+23+24++2k1+2k+11=2k+11.

Sử dụng giả thiết quy nạp, ta có:

Chuyên đề Toán 10 Bài 1: Phương pháp quy nạp toán học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vậy đẳng thức đúng với n = k + 1.

Theo nguyên lí quy nạp toán học, đẳng thức đúng với mọi số tự nhiên n 1.

Bài 2 trang 32 Chuyên đề Toán 10: Chứng minh rằng, với mọi n*, ta có:

a) 52n – 1 chia hết cho 24;

b) n3 + 5n chia hết cho 6.

Lời giải:

a) Bước 1. Với n = 1, ta có 52.1 – 1 = 24 ⁝ 24. Do đó khẳng định đúng với n = 1.

Bước 2. Giả sử khẳng định đúng với n = k ≥ 1, nghĩa là có: 52k – 1 ⁝ 24.

Ta cần chứng minh đẳng thức đúng với n = k + 1, nghĩa là cần chứng minh:

52(k + 1) – 1 ⁝ 24.

Sử dụng giả thiết quy nạp, ta có:

52(k + 1) – 1 = 52k + 2 – 1 = 25 . 52k – 1 = 24 . 52k + (52k – 1)

24 . 52k và (52k – 1) đều chia hết cho 24 nên 24 . 52k + (52k – 1) ⁝ 24 hay 52(k + 1) – 1 ⁝ 24.

Vậy khẳng định đúng với n = k + 1.

Theo nguyên lí quy nạp toán học, khẳng định đúng với mọi số tự nhiên n 1.

b) Bước 1. Với n = 1, ta có 13 + 5 . 1 = 6 ⁝ 6. Do đó khẳng định đúng với n = 1.

Bước 2. Giả sử khẳng định đúng với n = k ≥ 1, nghĩa là có: k3 + 5k ⁝ 6.

Ta cần chứng minh đẳng thức đúng với n = k + 1, nghĩa là cần chứng minh:

(k + 1)3 + 5(k + 1) ⁝ 6.

Sử dụng giả thiết quy nạp, ta có:

(k + 1)3 + 5(k + 1) = k3 + 3k2 + 3k + 1 + 5k + 5 = (k3 + 5k) + (3k2 + 3k) + 6

= (k3 + 5k) + 3k(k + 1) + 6.

Vì k và k + 1 là hai số tự nhiên liên tiếp nên có một số chia hết cho 2, do đó 3k(k + 1) ⁝ 6.

Do đó (k3 + 5k) và 3k(k + 1) đều chia hết cho 6, suy ra (k3 + 5k) + 3k(k + 1) + 6 ⁝ 6 hay (k + 1)3 + 5(k + 1) ⁝ 6.

Vậy khẳng định đúng với n = k + 1.

Theo nguyên lí quy nạp toán học, khẳng định đúng với mọi số tự nhiên n 1.

Bài 3 trang 32 Chuyên đề Toán 10: Chứng minh rằng nếu x >  –1 thì (1 + x)n ≥ 1 + nx với mọi n*.

Lời giải:

Bước 1. Với n = 1 ta có (1 + x)1 = 1 + x = 1 + 1.x.                                 

Như vậy khẳng định đúng cho trường hợp n = 1.

Bước 2. Giả sử khẳng định đúng với n = k, tức là ta có: (1 + x)k ≥ 1+ kx.

Ta sẽ chứng minh rằng khẳng định cũng đủng với n = k + 1, nghĩa là ta sẽ chứng minh: (1 + x)k + 1 ≥ 1+ (k + 1)x.

Thật vậy, sử dụng giả thiết quy nạp ta có:

(1 + x)k + 1

= (1 + x)(1 + x)k ≥ (1 + x)(1+ kx) = 1 + x + kx + kx2 > 1 + x + kx = 1+ (k + 1)x.

Vậy khẳng định đúng với mọi số tự nhiên n 1.

Bài 4 trang 32 Chuyên đề Toán 10: Cho a, b ≥ 0. Chứng minh rằng bất đẳng thức sau đúng với mọi n*:

an+bn2a+b2n

Lời giải:

Bước 1. Với n = 1, ta có a1+b12=a+b2=a+b21. Do đó bất đẳng thức đúng với n = 1.

Bước 2. Giả sử bất đẳng thức đúng với n = k ≥ 1, nghĩa là có: ak+bk2a+b2k

Ta cần chứng minh đẳng thức đúng với n = k + 1, nghĩa là cần chứng minh:

ak+1+bk+12a+b2k+1

Ta có:

Vì (ak – bk) và (a – b) cùng dấu nên (ak – bk)(a – b) ≥ 0 với mọi k ≥ 1,

suy ra ak + 1 + bk + 1 ≥ akb + abk

 (ak + 1 + bk + 1) + (ak + 1 + bk + 1) ≥ (akb + abk) + (ak + 1 + bk + 1) = (a + b)(ak + bk)

 2(ak + 1 + bk + 1) ≥ (a + b)(ak + bk)

ak+1+bk+12a+b2.ak+bk2

ak+1+bk+12a+b2.ak+bk2a+b2.a+b2k=a+b2k+1

Vậy bất đẳng thức đúng với n = k + 1.

Theo nguyên lí quy nạp toán học, bất đẳng thức đúng với mọi số tự nhiên n 1.

Bài 5 trang 32 Chuyên đề Toán 10: Chứng minh rằng bất đẳng thức sau đúng với mọi số tự nhiên n ≥ 2:

1+12+13++1n>2nn+1.

Lời giải:

Bước 1. Với n = 2, ta có 1+12=32>43=2.22+1. Do đó bất đẳng thức đúng với n = 2.

Bước 2. Giả sử bất đẳng thức đúng với n = k ≥ 2, nghĩa là có:

1+12+13++1k>2kk+1.

Ta cần chứng minh đẳng thức đúng với n = k + 1, nghĩa là cần chứng minh:

1+12+13++1k+1k+1>2k+1k+1+1.

Sử dụng giả thiết quy nạp, ta có:

1+12+13++1k+1k+1 > 2kk+1+1k+1=2k+1k+1=2k+1k+2k+1k+2=2k2+5k+2k+1k+2

>2k2+4k+2k+1k+2=2k+12k+1k+2=2k+1k+2=2k+1k+1+1.

Vậy bất đẳng thức đúng với n = k + 1.

Theo nguyên lí quy nạp toán học, bất đẳng thức đúng với mọi số tự nhiên n 1.

Bài 6 trang 32 Chuyên đề Toán 10: Trong mặt phẳng, cho đa giác A1 A2 A3... An có n cạnh (n ≥ 3). Gọi Sn là tổng số đo các góc trong của đa giác.

a) Tính S3, S4, S5 tương ứng với trường hợp đa giác là tam giác, tứ giác, ngũ giác.

b) Từ đó, dự đoán công thức tính Sn và chứng minh công thức đó bằng phương pháp quy nạp toán học.

Lời giải:

a) S3 = 180o, S4 = 360o, S5 = 540o.

b) Từ a) ta dự đoán Sn = (n – 2) . 180o.

Ta chứng minh công thức bằng phương pháp quy nạp toán học.

Bước 1. Với n = 3, ta có tổng ba góc của một tam giác bằng 180o = (3 – 2) . 180o. Vậy công thức đúng với n=3.

Bước 2. Giả sử công thức đúng với n = k ≥ 3, ta sẽ chứng minh công thức đúng với n = k + 1.

Chuyên đề Toán 10 Bài 1: Phương pháp quy nạp toán học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Thật vậy, xét đa giác k + 1 cạnh A1A2...AkAk + 1, nối hai đỉnh A1 và Ak ta được đa giác k cạnh A1A2...Ak. Theo giả thiết quy nạp, tồng các góc của đa giác k cạnh này bằng (k – 2) . 180o

Dễ thấy tổng các góc của đa giác A1A2...AkAk + 1 bằng tổng các góc của đa giác

A1A2...Ak cộng với tổng các góc của tam giác Ak + 1AkA1, tức là bằng

(k – 2) . 180o + 180o = (k – 1) . 180o = [(k+1) – 2] . 180o.

Vậy công thức đúng với mọi đa giác n cạnh, n ≥ 3.

Bài 7 trang 32 Chuyên đề Toán 10: Hàng tháng, một người gửi vào ngân hàng một khoản tiền tiết kiệm không đổi a đồng. Giả sử lãi suất hằng tháng là r không đổi và theo thể thức lãi kép (tiền lãi của tháng trước được cộng vào vốn của tháng kế tiếp). Gọi Tn (n ≥ 1) là tổng tiền vốn và lãi của người đó có trong ngân hàng tại thời điểm ngay sau khi gửi vào khoản thứ n + 1.

a) Tính T1, T2, T3.

b) Dự đoán công thức tính Tn và chứng minh công thức đó bằng phương pháp quy nạp toán học.

Lời giải:

a)

T1 là tổng tiền vốn và lãi của người đó có trong ngân hàng tại thời điểm ngay sau khi gửi vào khoản thứ 2:

T1 = (a + ar) + a = a(1 + r) + a = a[(1 + r) + 1].

T2 là tổng tiền vốn và lãi của người đó có trong ngân hàng tại thời điểm ngay sau khi gửi vào khoản thứ 3:

T2 = T1 + T1 . r + a

= a[(1 + r) + 1] + a[(1 + r) + 1]r + a

= a[(1 + r) + 1](1 + r) + a

= a(1 + r)2 + a(1 + r) + a

= a[(1 + r)2 + (1 + r) + 1].

T3 là tổng tiền vốn và lãi của người đó có trong ngân hàng tại thời điểm ngay sau khi gửi vào khoản thứ 4:

T3 = T2 + T2 . r + a

= a[(1 + r)2 + (1 + r) + 1] + a[(1 + r)2 + (1 + r) + 1]r + a

= a[(1 + r)2 + (1 + r) + 1](1 + r) + a

= a(1 + r)3 + a(1 + r)2 + a(1 + r) + a

= a[(1 + r)3 + (1 + r)2 + (1 + r) + 1].

b) Từ câu a) ta có thể dự đoán:

Tn = a[(1 + r)n + ... + (1 + r)2 + (1 + r) + 1]

=a.11+rn+111+r=a.11+rn+1r=a.1+rn+11r.

Ta chứng minh bằng quy nạp toán học.

Bước 1. Với n = 1 ta có:

T1 = a[(1 + r) + 1]

=a.r2+2rr=a.r2+2r+11r=a.1+r21r=a.1+r1+11r.   

Như vậy khẳng định đúng cho trường hợp n = 1.

Bước 2. Giả sử khẳng định đúng với n = k ≥ 1, tức là ta có: Tk = a.1+rk+11r.

Ta sẽ chứng minh rằng khẳng định cũng đủng với n = k + 1, nghĩa là ta sẽ chứng minh: Tk + 1 = a.1+rk+1+11r.

Thật vậy,

Tk + 1 = Tk + Tk . r + a

Chuyên đề Toán 10 Bài 1: Phương pháp quy nạp toán học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Chuyên đề Toán 10 Bài 1: Phương pháp quy nạp toán học - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vậy khẳng định đúng với n = k + 1.

Theo nguyên lí quy nạp toán học, khẳng định đúng với mọi số tự nhiên n 1.

Vậy Tn = a.1+rn+11r với mọi số tự nhiên n 1.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải bài tập trang 27 Chuyên đề Toán 10 Bài 1

Giải bài tập trang 29 Chuyên đề Toán 10 Bài 1

Giải bài tập trang 31 Chuyên đề Toán 10 Bài 1

 

1 17,032 20/07/2022


Xem thêm các chương trình khác: