Em hãy viết bài tuyên truyền về vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị Việt Nam

Trả lời Vận dụng 2 trang 70 KTPL 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10.

1 438 21/11/2022


Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Vận dụng 2 trang 70 KTPL 10: Em hãy viết bài tuyên truyền về vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Trả lời:

Vị trí của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị.

Ðảng Cộng sản Việt Nam là Ðảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Chức năng lãnh đạo của Đảng thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau: Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, chủ trương phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng.

Trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, đảng cộng sản luôn giữ vai trò lãnh đạo. Với bản chất là đội tiên phong của giai cấp công nhân, các đảng cộng sản luôn trung thành với mục tiêu, lợi ích lâu dài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Mặt khác, các đảng cộng sản có phương pháp luận đúng đắn trong nhận thức và hoạt động của mình là Học thuyết Mác - Lê Nin. Chính những ưu thế này đã quy định vai trò của các Đảng cộng sản trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.

Thứ nhất, Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội

Trong hệ thống chính trị của Việt Nam, Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị. Quyền lực của nhân dân có được thực hiện hay không là một nội dung cơ bản nói lên vai trò, uy tín và trình độ lãnh đạo của Đảng.

Đảng Cộng Sản Việt Nam được Hiến pháp thừa nhận là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội là vì:

- Vì Đảng mang trong mình bản chất giai cấp công nhân và đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời trước hết với tư cách là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào yêu nước và phong trào cách mạng. Đây chính là đặc thù riêng biệt của Đảng Cộng Sản Việt Nam bởi không có một Đảng nào trên thế giới ra đời có sự kết hợp của ba yếu tố trên. Nhìn nhận về lịch sử đấu tranh giành độc lập ta thấy muốn giải phóng và xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đồng thời phải giải phóng toàn thể nhân dân lao động,…. Lợi ích của mọi tầng lớp cơ bản là thống nhất. Đảng phải đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc, không chỉ là trước mắt mà cả về lâu dài. Đó không thể coi là sách lược mà là mục đích và lý tưởng của Đảng. Khi giành được chính quyền lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội trách nhiệm của Đảng trước giai cấp và dân tộc càng tăng lên gấp bội. Vai trò lãnh đạo và uy tín của Đảng phụ thuộc vào việc thực hiện trách nhiệm nặng nề đó. Ngoài lợi ích đó ra, Đảng không có lợi ích nào khác. Qua đây ta thấy được sự trong sạch của Đảng. Chính vì nói là làm được như vậy nên Đảng được cả dân tộc và xã hội thừa nhận là lực lượng lãnh đạo duy nhất, đảm bảo cho sự phát triển của xã hội.

Thứ hai, Đảng đảm bảo sự ổn định của hệ thống chính trị

Đảng còn có vai trò tiên phong, điều đó được thể hiện ở lý luận tiên phong và hoạt động tiên phong. Nhân dân cần Đảng lãnh đạo với tư cách là lãnh tụ chính trị, là người dẫn đường bởi Đảng được trang bị những lý luận tiên phong. Trong đó, chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng. Lý luận đó trước hết và chủ yếu là đem lại những căn cứ khoa học cho việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Những bộ phận của Đảng trong hệ thống chính trị luôn làm việc, hoạt động theo đường lối chính sách mà Đảng đề ra. Việc làm này đã tạo nên tính ổn định của hệ thống chính trị nước ta.

Thứ ba, biểu hiện cụ thể vai trò lãnh đạo của Đảng

Trong lĩnh vực giáo dục - một trong những lĩnh vực rất được Đảng quan tâm chú trọng đến, Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng từ 15% đến 18%, số lượng các trường đại học tăng gấp 3,7 lần, số sinh viên tăng gấp 13 lần, số lượng lao động có trình độ đại học ngày càng tăng, tỷ lệ mù chữ ở nước ta đã giảm rõ rệt…. Còn trên lĩnh vực kinh tế, chúng ta cũng đã thấy những tiến bộ đáng kể: Đảng đã đưa Nhà nước ta thoát khỏi nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp đó là thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của 10 năm (1990-2000) đạt 7,5%, và gần đây là việc Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO năm 2006, và trong những năm gần đây Việt Nam đang từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trên đấu trường quốc tế. Trong lĩnh vực đối ngoại, nước ta đã thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ và hợp tác với các nước trong khu vực và cả trên thế giới như: Thái Lan, Singapore, Mỹ, Pháp…. Ngoài ra vai trò của Đảng còn thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác (văn hóa, chính trị…) và trong phương châm hoạt động của các tổ chức.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

1 438 21/11/2022


Xem thêm các chương trình khác: