Chuyên đề Toán 11 Bài 12 (Kết nối tri thức): Bản vẽ kĩ thuật
Với giải bài tập Chuyên đề Toán 11 Bài 12: Bản vẽ kĩ thuật sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Toán 11.
Giải Chuyên đề Toán 11 Bài 12: Bản vẽ kĩ thuật
Lời giải:
- Bản vẽ kĩ thuật cần tuân thủ các nguyên tắc:
+ Nguyên tắc phản chuyển: các hình biểu diễn trên bản vẽ kĩ thuật xác định duy nhất hình dạng và cấu tạo của vật thể được biểu diễn.
+ Nguyên tắc đầy đủ: các kích thước của vật thể được biểu diễn đầy đủ trên bản vẽ kĩ thuật.
- Đọc thông tin từ bản vẽ kĩ thuật cần tuân theo trình tự sau:
+ Khung tên: xác định tên gọi của vật thể, vật liệu sử dụng để chế tạo vật thể, tỉ lệ bản vẽ.
+ Hình biểu diễn: xác định tên gọi của các hình chiếu có trong bản vẽ và các hình biểu diễn khác (nếu có).
+ Kích thước: xác định kích thước chung của vật thể và kích thước các thành phần.
+ Yêu cầu kĩ thuật: xác định yêu cầu về gia công, xử lí bề mặt của vật thể.
- Lập bản vẽ kĩ thuật của một vật thể ta thực hiện theo các bước sau:
+ Bước 1: Quan sát vật thể và phân tích vật thể thành các hình khối đơn giản.
+ Bước 2: Chọn các hướng chiếu phù hợp, thường là các hướng vuông góc với các mặt của vật thể.
+ Bước 3: Vẽ hình chiếu vuông góc của các hình khối cấu tạo nên vật thể.
+ Bước 4: Xóa các nét thừa, chỉnh sửa các nét vẽ theo đúng tiêu chuẩn và ghi kích thước trên các hình chiếu.
+ Bước 5: Từ ba hình chiếu vuông góc vừa vẽ, vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều của vật thể.
+ Bước 6: Kẻ khung bản vẽ, khung tên, ghi các nội dung vào khung tên để hoàn thành bản vẽ.
1. Một số tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật
HĐ1 trang 69 Chuyên đề Toán 11: Quan sát bản vẽ kĩ thuật trong Hình 3.32 và trả lời các câu hỏi sau.
a) Bản vẽ kĩ thuật được vẽ trên khổ giấy nào?
b) Các cạnh của khung bản vẽ cách các cạnh của khổ giấy bao nhiêu milimét?
c) Khung tên được đặt ở vị trí nào của bản vẽ và trình bày những thông tin cơ bản nào?
Lời giải:
a) Bản vẽ kĩ thuật được vẽ trên khổ giấy A3 (420 mm × 297 mm).
b) Cạnh của khung bản vẽ cách cạnh trái của khổ giấy là 20 mm; cách cạnh phải của khổ giấy là 10 mm; cách cạnh trên và cạnh dưới của khổ giấy là 10 mm.
c) Khung tên được đặt ở góc dưới bên phải của bản vẽ và trình bày các thông tin cơ bản: - tên vật thể/đề bài tập;
- tên vật liệu;
- tỉ lệ của bản vẽ;
- kí hiệu số bài tập;
- họ, tên người vẽ;
- ngày lập bản vẽ;
- chữ kí của người kiểm tra;
- ngày kiểm tra;
- tên trường, lớp.
Lời giải:
Chiều dài của khổ giấy là 564 + 20 + 10 = 594 (mm)
Chiều rộng của khổ giấy là 400 + 10 + 10 = 420 (mm).
Do đó, bản vẽ được vẽ trên khổ giấy A2 (594 mm × 420 mm).
Lời giải:
Bản vẽ có các nét: nét liền đậm, nét liền mảnh, nét đứt mảnh. Chiều rộng (hay độ dày) của các nét không giống nhau.
Luyện tập 2 trang 71 Chuyên đề Toán 11: Trên bản vẽ kĩ thuật ở Hình 3.32 có bao nhiêu nét liền mảnh?
Lời giải:
Bản vẽ kĩ thuật ở Hình 3.32 có 21 nét liền mảnh.
Lời giải:
Nếu đường kích thước nằm dọc thì các chữ số kích thước nằm bên trái so với đường kích thước.
Nếu đường kích thước nằm ngang thì các chữ số kích thước nằm bên trên so với đường kích thước.
Lời giải:
Quan sát Hình 3.37b, ta thấy kí hiệu D ứng với đường kích thước, kí hiệu C ứng với chữ số kích thước.
2. Nguyên tắc cơ bản trong bản vẽ kĩ thuật
HĐ4 trang 72 Chuyên đề Toán 11: Quan sát bản vẽ kĩ thuật trong Hình 3.32 và trả lời các câu hỏi sau:
b) Có kích thước nào của vật thể mà em không thể xác định được từ bản vẽ hay không?
Lời giải:
a) Các hình biểu diễn trong bản vẽ giúp hình dung được hình dạng và cấu tạo của vật thể.
b) Không có kích thước nào của vật thể mà em không thể xác định được từ bản vẽ.
Lời giải:
Bản vẽ trong Hình 3.38b thể hiện duy nhất vật thể cần được biểu diễn, đồng thời các kích thước của vật thể có thể được xác định đầy đủ từ bản vẽ. Do đó bản vẽ trong Hình 3.38b đáp ứng được các nguyên tắc cơ bản của vẽ kĩ thuật.
Lời giải:
Để phân biệt hình hộp chữ nhật và hình trụ trong Hình 3.39a ta nên sử dụng thêm hình chiếu bằng do đáy của hình hộp chữ nhật là hình chữ nhật và đáy của hình trụ là hình tròn.
Lời giải:
Bản vẽ không đáp ứng nguyên tắc đầy đủ trong vẽ kĩ thuật vì thiếu đường kích thước của đáy trên ở hình chiếu đứng và kích thước hai hình nhỏ ở hình chiếu bằng.
3. Đọc và vẽ bản vẽ kĩ thuật đơn giản
HĐ5 trang 74 Chuyên đề Toán 11: Quan sát bản vẽ kĩ thuật trong Hình 3.32 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Vật thể được biểu diễn trên bản vẽ có tên gọi là gì?
b) Bản vẽ thể hiện các hình chiếu nào của vật thể?
c) Em xác định chiều cao của vật thể từ bản vẽ bằng cách nào?
Lời giải:
a) Vật thể được biểu diễn trên bản vẽ có tên gọi là khối chữ T.
b) Bản vẽ thể hiện hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh, hình chiếu bằng và hình chiếu trục đo của vật thể.
c) Chiều cao của vật thể từ bản vẽ xác định qua kích thước ở hình chiếu đứng và số liệu tỉ lệ trên bản vẽ.
Cụ thể, chiều cao vật thể trong bản vẽ là: 20 + 40 = 60 (mm).
Chiều cao thực của vật thể là: 60 : 5 = 12 (mm) (do tỉ lệ 5 : 1).
Luyện tập 6 trang 75 Chuyên đề Toán 11: Đọc bản vẽ kĩ thuật trong Hình 3.41b.
Lời giải:
Bản vẽ kĩ thuật trong Hình 3.41b cho ta các nội dung sau:
- Khung tên:
+ Tên gọi vật thể: lăng trụ lục giác đều;
+ Vật liệu: sắt;
+ Tỉ lệ: 1 : 5.
- Hình biểu diễn:
+ Tên gọi hình chiếu: hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh và hình chiếu trục đo vuông góc đều.
- Kích thước:
+ Vật thể có kích thước chung là: cao 40, ngang 40;
+ Vật thể có kích thước các thành phần: cạnh đáy 20.
- Yêu cầu kĩ thuật:
+ Gia công: làm tủ cạnh;
+ Xử lí bề mặt: mạ kẽm.
Lời giải:
Đổi 1 mm = 0,001 m.
Với tỉ lệ 5 : 1, các kích thước thật của vật thể là:
20 : 5 = 4 mm = 0,004 m;
40 : 5 = 8 mm = 0,008 m;
30 : 5 = 6 mm = 0,006 m.
Công thức tính khối lượng riêng: D = (D là khối lượng riêng (tấn/m3); m là khối lượng của vật (tấn); V là thể tích của vật (m3)).
Chia vật thể thành hai hình hộp chữ nhật A và B (như hình vẽ dưới).
+ Hình hộp chữ nhật A có:
Chiều dài đáy 0,006 + 0,004 + 0,004 = 0,014 (m)
Chiều rộng đáy 0,004 m, chiều cao 0,004 m.
Thể tích hình hộp chữ nhật A là: 0,014 . 0,004 . 0,004 = 2,24 . 10-7 (m3).
+ Hình hộp chữ nhật B có:
Chiều dài đáy 0,004 m, chiều rộng đáy 0,004 m, chiều cao 0,008 m.
Thể tích hình hộp chữ nhật B là: 0,004 . 0,004 . 0,008 = 1,28 . 10-7 (m3).
Do đó, thể tích của vật thể là: 2,24 .10-7 + 1,28 . 10-7 = 3,52 .10-7 (m3).
Theo công thức khối lượng riêng ta có:
(tấn).
Do đó, số lượng chi tiết máy sản xuất được là: cái.
a) Chọn hướng chiếu phù hợp.
b) Chỉnh sửa các nét vẽ và ghi kích thước.
c) Vẽ hình chiếu vuông góc của mỗi hình khối cấu tạo nên vật thể.
d) Phân tích vật thể thành các hình khối đơn giản.
e) Từ các hình chiếu vuông góc và hình biểu diễn của vật thể dựng hình chiếu trục đo.
f) Kẻ khung bản vẽ, khung tên để hoàn thành bản vẽ.
Lời giải:
Trình tự đúng là: d → a → c → b → e → f.
Lời giải:
Bước 1: Nhận thấy rằng vật thể có dạng khối chữ U được bao bởi một hình hộp chữ nhật, phần rãnh cũng là hình hộp chữ nhật.
Bước 2: Chọn các hướng chiếu lần lượt vuông góc với mặt trước, mặt trên và mặt bên trái của vật thể.
Bước 3: Lần lượt vẽ hình chiếu vuông góc của hình hộp chữ nhật bao bên ngoài vật thể, của khối chữ U và của rãnh hộp chữ nhật.
Bước 4: Xóa các nét thừa, chỉnh sửa các nét vẽ theo quy tắc: các đường thấy vẽ bằng nét liền; các đường khuất vẽ bằng nét đứt. Ghi các kích thước của vật thể trên các hình chiếu.
Bước 5: Vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều của vật thể.
Bước 6: Hoàn thành khung tên, khung bản vẽ cuối cùng có dạng như sau:
Giải bài tập trang 78, 79 Chuyên đề Toán 11 Bài 12
Lời giải:
Bản vẽ trong Hình 3.47 thể hiện duy nhất vật thể cần được biểu diễn, tuy nhiên các kích thước của vật thể không được xác định đầy đủ từ bản vẽ. Kích thước bị thiếu là:
Bài 3.13 trang 79 Chuyên đề Toán 11: Đọc bản vẽ kĩ thuật trong Hình 3.48.
Lời giải:
Bản vẽ kĩ thuật trong Hình 3.48 cho ta các nội dung sau:
- Khung tên:
+ Tên gọi vật thể: Hộp chữ nhật;
+ Vật liệu: Thép;
+ Tỉ lệ: 1 : 10.
- Hình biểu diễn:
+ Tên gọi hình chiếu: hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, và hình chiếu trục đo vuông góc đều.
- Kích thước:
+ Vật thể có kích thước chung là: cao 20, ngang 40, dài 40.
- Yêu cầu kĩ thuật:
+ Xử lí bề mặt: Mạ kẽm.
Lời giải:
Bước 1: Nhận thấy rằng vật thể có dạng khối chữ U được bao bởi một hình hộp chữ nhật, phần rãnh cũng là hình hộp chữ nhật.
Bước 2: Chọn các hướng chiếu lần lượt vuông góc với mặt trước, mặt trên và mặt bên trái của vật thể.
Bước 3: Lần lượt vẽ hình chiếu vuông góc của hình hộp chữ nhật bao bên ngoài vật thể, của khối chữ U và của rãnh hộp chữ nhật.
c)
Bước 4: Xóa các nét thừa, chỉnh sửa các nét vẽ theo quy tắc: các đường thấy vẽ bằng nét liền; các đường khuất vẽ bằng nét đứt. Ghi các kích thước của vật thể trên các hình chiếu.
Bước 5: Vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều của vật thể.
Bước 6: Hoàn thành khung tên, khung bản vẽ để được bản vẽ cuối cùng có dạng như sau:
Lời giải:
Ta có: Thể tích vật thể giá chữ U này bằng hiệu thể tích của hình hộp chữ nhật bao ngoài vật thể và thể tích rãnh hộp chữ nhật.
Hình hộp chữ nhật bao ngoài có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm, chiều cao 4 cm.
Suy ra, thể tích hình hộp chữ nhật bao ngoài là: 5 . 3 . 4 = 60 (cm3).
Rãnh hộp chữ nhật có chiều dài 3 cm, chiều rộng 3 cm, chiều cao 2 cm.
Suy ra, thể tích rãnh hộp chữ nhật là: 3 . 3 . 2 = 18 (cm3).
Vậy thể tích vật thể giá chữ U là: 60 – 18 = 42 (cm3).
Lời giải:
Chọn vật thể hộp chữ nhật rỗng giữa. Quy ước mỗi cạnh của tam giác đều có chiều dài 1 cm.
Lập bản vẽ kĩ thuật:
Bước 1: Nhận thấy rằng vật thể có dạng khối hộp chữ nhật rỗng được bao bởi một hình hộp chữ nhật, phần rãnh cũng là hình hộp chữ nhật.
Bước 2: Chọn các hướng chiếu lần lượt vuông góc với mặt trước, mặt trên và mặt bên trái của vật thể.
Bước 3: Lần lượt vẽ hình chiếu vuông góc của hình hộp chữ nhật bao bên ngoài vật thể, của khối hộp chữ nhật rỗng và của rãnh hộp chữ nhật.
Bước 4: Xóa các nét thừa, chỉnh sửa các nét vẽ theo quy tắc: các đường thấy vẽ bằng nét liền; các đường khuất vẽ bằng nét đứt. Ghi các kích thước của vật thể trên các hình chiếu.
Bước 5: Vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều của vật thể.
Bước 6: Hoàn thành khung tên, khung bản vẽ để được bản vẽ cuối cùng có dạng như sau:
Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Toán lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 9: Đường đi Euler và đường đi Hamilton
Bài 10: Bài toán tìm đường tối ưu trong một vài trường hợp đơn giản
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức - hay nhất
- Văn mẫu lớp 11 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Bài tập Tiếng Anh 11 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 11 Global success
- Giải sgk Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Kết nối tri thức