Chuyên đề Tin học 10 Bài 3 (Cánh diều): Thực hành: Kiểm tra các bộ phận của robot giáo dục

Với giải bài tập Chuyên đề Tin học 10 Bài 3: Thực hành: Kiểm tra các bộ phận của robot giáo dục sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Tin học 10 CD Bài 3.

1 384 08/02/2023
Tải về


Giải bài tập Chuyên đề Tin học 10 Bài 3: Thực hành: Kiểm tra các bộ phận của robot giáo dục

Khởi động trang 16 Chuyên đề Tin học 10Theo em, nguồn điện ảnh hưởng như thế nào đến các thiết bị điện, điện tử của robot?

Trả lời:

Nếu nguồn điện không đủ cho các thiết bị điện, điện tử của robot thì robot có thể sẽ không hoạt động, hoặc hoạt động chập chờn, không chính xác. Với đèn LED, nếu nguồn điện không đủ sẽ thì đèn LED sẽ không sáng.

Bài 1 trang 16 Chuyên đề Tin học 10Kiểm tra đèn LED.

Trả lời:

a. Chuẩn bị:

- 1 đèn LED.

- 1 nguồn điện một chiều có điện áp 3V (mắc nối tiếp 2 viên pin AA 1,5V hoặc cấp nguồn điện khác).

b. Tiến hành

Bước 1. Quan sát, xác định các chân của đèn LED. Chân dương dài, gắn với bản cực nhỏ. Chân âm ngắn, gắn với bản cực to.

Bước 2. Kết nối mạch theo bảng nối dây (Hình 1)

Chuyên đề Tin học 10 Bài 3: Thực hành: Kiểm tra các bộ phận của robot giáo dục - Cánh diều (ảnh 1)

Bước 3. Quan sát đèn LED và cho biết hiện tượng.

Bước 4. Đảo chiều nguồn cấp điện, quan sát và cho biết hiện tượng.

Bước 5. Sử dụng nguồn điện áp 1.5V để cấp điện cho đèn LED (lưu ý đúng cực), quan sát và cho biết hiện tượng.

c. Xử lý lỗi:

Trường hợp đèn LED không sáng, kiểm tra các khả năng sau.

- Cấp nguồn cho đèn LED đã đúng cực chưa? Nếu chưa đúng thì đổi lại cực.

- Nguồn điện có bị yếu không? Nếu nguồn điện yếu, cần thay đổi nguồn điện mới.

- Nếu thử tất cả các khả năng trên mà đèn LED vẫn không sáng thì đèn LED đã hỏng, cần thay thế đèn LED mới.

Đèn LED có chân âm và chân dương. Chúng ta cần lắp nguồn đúng với cực và đủ công suất để đèn LED sáng.

Bài 2 trang 17 Chuyên đề Tin học 10Kiểm tra còi chip.

Trả lời:

a. Chuẩn bị

- 1 còi chip.

- 1 nguồn điện một chiều có điện áp 3V.

b. Tiến hành

Bước 1. Quan sát còi chip, phân biệt: chân âm (-) ngắn, chân dương (+) dài.

(Chú ý: Có dấu (+) ở mặt trên còi chip để nhận biết chân dương)

Bước 2. Kết nối mạch theo bảng nối dây (Hình 2)

Chuyên đề Tin học 10 Bài 3: Thực hành: Kiểm tra các bộ phận của robot giáo dục - Cánh diều (ảnh 1)

Bước 3. Lắng nghe còi chíp và cho biết hiện tượng.

c. Xử lý

Trường hợp còi chip không kêu, kiểm tra các khả năng sau:

- Cấp nguồn cho còi chip đã đúng cực chưa? Nếu chưa đúng thì đổi lại cực.

- Nguồn điện có bị yếu không? Nếu nguồn điện yếu, cần thay nguồn điện mới.

- Nếu thử tất cả các khả năng trên mà còi chip vẫn không kêu thì còi chip đã hỏng, cần thay thế còi chip mới.

Còi chip có chân âm và chân dương. Để còi chip kêu, chúng ta cần cấp nguồn điện đúng cực. Nếu cấp nguồn điện không đủ công suất thì còi chip sẽ không kêu.

Bài 3 trang 17 Chuyên đề Tin học 10Kiểm tra động cơ giảm tốc.

Trả lời:

a. Chuẩn bị

- 1 động cơ giảm tốc.

- 1 nguồn điện một chiệu 3V-9V

b. Tiến hành

Bước 1. Quan sát động cơ giảm tốc, xác định các chân cấp nguồn của động cơ giảm tốc.

Bước 2. Kết nối mạch theo bảng nối dây (Hình 3)

Chuyên đề Tin học 10 Bài 3: Thực hành: Kiểm tra các bộ phận của robot giáo dục - Cánh diều (ảnh 1)

Bước 3. Quan sát chiều quay của trục động cơ giảm tốc.

Bước 4. Đảo chiều nguồn cấp cho động cơ giảm tốc, quan sát và nhận xét về chiều quay của trục động cơ.

c. Xử lý lỗi

Trường hợp động cơ giảm tốc không quay, kiểm tra các khả năng sau:

- Kiểm tra các mối tiếp xúc và dây nối có bị hở hay đứt không? Nếu có thì nối phần bị hở đứt.

- Nguồn điện có bị yếu không? Nếu nguồn điện yếu, cần thay nguồn điện mới.

- Nếu đã khắc phục hai lỗi trên mà động cơ giảm tốc vẫn không quay thì động cơ giảm tốc hỏng, cần thay thế động cơ mới.

Động cơ giảm tốc không phân biệt chân âm, dương. Khi đảo chiều nguồn điện cấp cho động cơ giảm tốc, trục động cơ sẽ quay theo chiều ngược lại.

Bài 4 trang 18 Chuyên đề Tin học 10: Kiểm tra mạch điều khiển động cơ giảm tốc.

Trả lời:

a. Chuẩn bị

- 1 mạch điều khiển động cơ loại L298.

- 1 động cơ giảm tốc

- 1 nguồn 5V-9V

b. Tiến hành

Bước 2. Quan sát mạch L298. Xác định các chân IN1, IN2, IN3, IN4, 12V, GND, 5V và tên chúng được ghi trên mạch.

Bước 2. Kết nối mạch theo bảng dây nối (Hình 4)

Chuyên đề Tin học 10 Bài 3: Thực hành: Kiểm tra các bộ phận của robot giáo dục - Cánh diều (ảnh 1)

Bước 3. Quan sát chiều quay của trục động cơ

Bước 4. Bỏ kết nối chân 5V với chân IN3, sau đó kết nối chân 5V với chân IN4. Quan sát và nhận xét chiều quay của trục động cơ.

Bước 5. Kết nối chân 5V với 2 chân IN3 và IN4. Quan sát động cơ và nhận xét.

Bước 6. Bỏ kết nối chân 5V với hai chân IN3 và IN4. Kết nối chân GND với cả hai chân  IN3 và IN4. Quan sát động cơ và nhận xét.

c. Xử lý lỗi

Trường hợp động cơ không quay, ta cần kiểm tra để đảm bảo:

- Đã cấp nguồn cho mạch L298 đúng cực qua các chân 5V, GND.

- Đã kết nối mạch L298 với động cơ qua các chân OUT3, OUT 4.

- Đã sử dụng đúng chân IN3 hoặc IN4 để cấp tín hiệu điều khiển cho động cơ giảm tốc.

Mạch điều khiển động cơ giảm tốc, giúp tăng công suất điện cấp cho động cơ. Thông qua mạch điều khiển động cơ, có thể điều khiển nhiều động cơ và cả chiều quay của chúng.

Vận dụng trang 19 Chuyên đề Tin học 10: Em hãy kết nối mạch L298 (Hình 5) để điều khiển hai động cơ giảm tốc và thực hiện các công việc sau đây:

a) Lập bảng nối dây

b) Thiết lập các cặp đầu vào IN1, IN2, IN3, IN4 để hai động cơ giảm tốc: quay cùng chiều, quay ngược chiều, cùng dừng lại.

Chuyên đề Tin học 10 Bài 3: Thực hành: Kiểm tra các bộ phận của robot giáo dục - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

a. Thiết lập bảng nối dây:

Chuyên đề Tin học 10 Bài 3: Thực hành: Kiểm tra các bộ phận của robot giáo dục - Cánh diều (ảnh 1)

Bảng nối dây:

Chuyên đề Tin học 10 Bài 3: Thực hành: Kiểm tra các bộ phận của robot giáo dục - Cánh diều (ảnh 1) 

b. Thiết lập các cặp đầu vào IN1, IN2, IN3, IN4 để hai động cơ giảm tốc: quay cùng chiều, quay ngược chiều, cùng dừng lại:

- Kết nối chân 5V với IN3, IN4.

- Bỏ kết nối chân 5V với hai chân IN3, IN4. Kết nối chân GND với cả 2 chân IN3 và IN4.

- Bỏ kết nối chân 5V với chân IN3, sau đó kết nối chân 5V với IN4.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 1: Robot

Bài 2: Robot giáo dục

Bài 4: Thực hành: Lắp ráp các bộ phận của Robot giáo dục

Bài 1: Kết nối robot giáo dục với máy tính

Bài 2: Kết nối robot giáo dục qua các kênh truyền thông

1 384 08/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: