Chuyên đề Lịch sử 10 (Cánh diều) Thông sử và lịch sử theo lĩnh vực

Với giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Phần 1: Thông sử và lịch sử theo lĩnh vực sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 10 CD Phần 1.

1 26,990 06/02/2023
Tải về


Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Phần 1: Thông sử và lịch sử theo lĩnh vực

Mở đầu trang 4 Chuyên đề Lịch sử 10: Lịch sử thường được trình bày bằng những cách nào? Lịch sử được phân chia theo những lĩnh vực nào? Thế nào là lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới? Nội dung chính của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới; đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội, lịch sử kinh tế Việt Nam là gì?

Trả lời:

- Lịch sử thường được trình bày theo 2 cách: câu truyện lịch sử bằng lời kể và lịch sử thành văn

- Lịch sử được phân chia thành 4 lĩnh vực: lịch sử văn hóa, lịch sử tư tưởng, lịch sử xã hội và lịch sử kinh tế.

- Phân biệt lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới:

+ Lịch sử dân tộc: là lịch sử của một quốc gia.

+ Lịch sử thế giới: là lịch sử chung của các quốc gia - dân tộc trên thế giới.

- Đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam

+ Đối tượng: là những giá trị vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong quá trình lịch sử. Do tính đa dạng đó, đối tượng thường tập trung vào những giá trị văn hoá cốt lõi, tiêu biểu.

+ Phạm vi: là những giá trị vật chất và tinh thần trên lãnh thổ Việt Nam (về không gian) từ khi con người xuất hiện đến nay (về thời gian).

- Đối tượng và phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam

+ Đối tượng: là hệ thống những quan điểm, nhận thức của người Việt Nam về tự nhiên, xã hội và con người trong quá khứ.

+ Phạm vi: tập trung vào hai lĩnh vực chính là tư tưởng chính trị và tư tưởng tôn giáo.

- Đối tượng và phạm vi của lịch sử xã hội Việt Nam

+ Đối tượng của lịch sử xã hội Việt Nam là những vấn đề xã hội diễn ra trong quá khứ.

+ Phạm vi của lịch sử xã hội Việt Nam là những lĩnh vực như cơ cấu giai cấp, quan hệ xã hội, phân tầng xã hội,...

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của lịch sử kinh tế Việt Nam:

+ Đối tượng: là các nền kinh tế, các hiện tượng và lĩnh vực kinh tế trên lãnh thổ Việt Nam trong quá khứ.

Phạm vi: chủ yếu tập trung vào các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ,... và mối quan hệ giữa các ngành kinh tế đó trong nền kinh tế nói chung.

1. Khái quát về một số cách trình bày lịch sử truyền thống

Câu hỏi trang 6 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 1.1 đến 1.5, hãy nêu tóm tắt một số cách trình bày lịch sử truyền thống. Lấy ví dụ

Trả lời:

Lịch sử truyền thống thường được trình bày qua những cách thức khác nhau, phổ biến nhất là các câu chuyện lịch sử bằng lời kể, tác phẩm lịch sử thành văn.

- Câu chuyện lịch sử bằng lời kể:

+ Không có tác giả cụ thể

+ Được truyền miệng từ đời này sang đời khác.

+ Nội dung truyện thường có yếu tố hoang đường.

+ Một số câu chuyện có thể được sưu tầm và biên soạn thành sách.

+ Ví dụ: sự tích bánh chưng, bánh giày; truyện Phù Đổng Thiên vương; truyền thuyết An Dương vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy; (sách) Lĩnh Nam chích quái…

- Tác phẩm lịch sử thành văn là công trình lịch sử được trình bày bằng chữ viết. Về cơ bản, các tác phẩm lịch sử thành văn được trình bày theo hai cách khác nhau:

+ Công trình ghi chép lịch sử (xuất hiện từ thời cổ đại, gồm: sử biên niên, sử kỉ truyện, sử cương mục, sử thực lục, tiểu thuyết lịch sử,...). Ví dụ, các bộ sử: sử kí Tư Ma Thiên; Đại Việt sử kí toàn thư; Khâm định Việt sử thông giám cương mục; Đại Nam thực lục…

+ Công trình nghiên cứu lịch sử (xuất hiện phổ biến từ thế kỉ XIX, gồm: sách chuyên khảo, bài báo, luận văn, luận án,...). Ví dụ: sách Lịch sử Đông Nam Á từ nguyên thủy đến ngày nay do GS. Lương Ninh (chủ biên); sách chuyên khảo “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam từ 1940 – 2000” của GS. Vũ Dương Ninh…

- Ngoài ra,  lịch sử còn được trình bày và thể hiện thông qua phim, kịch, chèo, tuồng, lễ hội,... Ví dụ: vở chèo “Bài ca giữ nước” của Tào Mạt; phim tài liệu “Hà Nội 12 ngày đêm”; lễ cày Tịch điền ở Đọi Sơn (Hà Nam)…

2. Thông sử

Câu hỏi trang 6 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin, hãy:

- Giải thích khái niệm thông sử.

- Nêu nội dung chính của thông sử.

Trả lời:

- Khái niệm: Thông sử là lịch sử trình bày một cách có hệ thống, toàn diện về các lĩnh vực của đời sống con người trong quá khứ.

- Nội dung chính của thông sử thường tập trung vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.

3. Lịch sử theo lĩnh vực

Câu hỏi trang 7 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát sơ đồ hình 1.1, hình 1.6, hãy nêu khái quát một số lĩnh vực của lịch sử. Giải thích ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực

Trả lời:

- Một số lĩnh vực của lịch sử:

+ Lịch sử văn hóa: nghiên cứu về những thành tựu vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra

+ Lịch sử tư tưởng: nghiên cứu về hệ thống những quan điểm, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và con người.

+ Lịch sử kinh tế: nghiên cứu về các hoạt động của con người liên quan đến quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối của cải vật chất.

+ Lịch sử xã hội: nghiên cứu về quan hệ xã hội, phân tầng xã hội, cơ cấu giai cấp, mâu thuẫn xã hội

- Ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực:

+ Tìm hiểu, cung cấp những tri thức chuyên sâu về một lĩnh vực trong quá khứ

+ Giúp bổ sung và làm phong phú thêm tri thức tổng quát về lịch sử.

4. Lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới

Câu hỏi trang 7 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát các hình 1.7, 1.8 hãy nêu khái niệm và nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.

Trả lời:

- Lịch sử dân tộc:

+ Khái niệm: là lịch sử của một quốc gia. Ví dụ: lịch sử Việt Nam, lịch sử Nhật Bản,...

+ Nội dung chính: phản ánh quá trình vận động, phát triển của quốc gia - dân tộc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,... Quá trình này là lịch sử chung của các địa phương, các dân tộc đã và đang tạo thành dân tộc đó.

- Lịch sử thế giới:

+ Khái niệm: là lịch sử chung của các quốc gia - dân tộc trên thế giới.

+ Nội dung chính: phản ánh về quá trình vận động, phát triển của nhân loại theo tiến trình thời gian. Quá trình này là sản phẩm tương tác của nhiều chủ thể và lực lượng lịch sử, không phải là phép cộng đơn thuần của lịch sử tất cả các quốc gia, cũng không chỉ giới hạn ở lịch sử của một số quốc gia - dân tộc có vai trò nổi bật.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Lịch sử lớp 10 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

II. Một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam

I. Di sản văn hóa

II. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

III. Một số di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam

I. Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)

1 26,990 06/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: