Chuyên đề Lịch sử 10 (Cánh diều) Di sản văn hóa
Với giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Phần 1: Di sản văn hóa sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 10 CD Phần 1.
Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Phần 1: Di sản văn hóa
Mở đầu trang 17 Chuyên đề Lịch sử 10: Hằng năm, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Xín Mần (Hà Giang) đều khuyến khích học sinh tìm hiểu về lễ hội, nghề truyền thống, trò chơi dân gian, cách làm và sử dụng một số nhạc cụ, đọa cụ dân gian,... Qua đó giúp học sinh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa ở địa phương.
Trả lời:
* Khái niệm di sản văn hóa:
- Di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, do con người sáng tạo nên trong một quá trình lịch sử lâu dài, được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau trong một nhóm cộng đồng hoặc xã hội, được giữ gìn, phát huy đến ngày nay.
- Di sản văn hoá là hệ giá trị cơ bản và bền vững theo thời gian trong văn hoá của mỗi dân tộc, là yếu tố gắn kết cộng đồng dân tộc và cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá.
* Ý nghĩa của di sản văn hóa:
- Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản vô giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại.
- Di sản văn hoá có vai trò quan trọng trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước của nhân dân Việt Nam và có giá trị to lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
* Cách phân loại di sản văn hóa
- Theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam, di sản văn hóa được chia thành các loại: di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể
- Mục đích của việc phân loại:
+ Bảo vệ, quản lý, khai thác và sử dụng tốt hơn giá trị của di sản văn hoá;
+ Giúp các tổ chức, cá nhân nhận diện được, hiểu được tính đa dạng, phong phú của di sản, làm cơ sở cho việc xác định các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá một cách hiệu quả.
- Ý nghĩa của việc phân loại: việc phân loại di sản văn hoá có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại bền vững của di sản văn hoá cũng như đối với việc phát huy những giá trị di sản văn hoá trong cộng đồng.
* Xếp hạng di sản văn hóa
- Các di sản văn hóa được xếp hạng theo các cấp độ: di tích cấp tỉnh; di yichs quốc gia; di tích quốc gia đặc biệt; di sản thế giới…
- Mục đích của việc xếp hạng:
+ Xác lập cơ sở pháp lí bảo vệ di sản văn hoá
+ Là cơ sở cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp chính quyền, đoàn thể và công dân đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Ý nghĩa của việc xếp hạng:
+ Có ý nghĩa thiết thực đối với sự tồn tại và việc bảo tồn, quảng bá, phát huy những giá trị của di sản văn hoá trong cộng đồng.
+ Tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quốc gia.
+ Tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư, cá nhân tích cực, chủ động tham gia hiệu quả vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
* Biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hoá trong cộng đồng.
- Đổi mới cơ chế, chính sách bảo tồn giá trị di sản văn hoá.
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ di sản văn hoá
1. Khái niệm di sản văn hóa
Câu hỏi trang 18 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát các hình 2.1, 2.2, hãy giải thích khái niệm di sản văn hóa. Quần thể di tích cố đô Huế có phải là di sản văn hóa không? Tại sao?
Trả lời:
- Khái niệm di sản văn hóa:
+ Di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, do con người sáng tạo nên trong một quá trình lịch sử lâu dài, được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau trong một nhóm cộng đồng hoặc xã hội, được giữ gìn, phát huy đến ngày nay.
+ Di sản văn hoá là hệ giá trị cơ bản và bền vững theo thời gian trong văn hoá của mỗi dân tộc, là yếu tố gắn kết cộng đồng dân tộc và cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá.
- Quần thể di tích cố đô Huế là sản phẩm do người Việt Nam sáng tạo ra dưới thời kì cai trị của nhà Nguyễn. Hệ thống các cung điện, lăng tẩm trong quần thể cố đô Huế được gìn giữ cho đến hiện nay. Do đó, quần thể di tích cố đô Huế là di sản văn hóa.
2. Ý nghĩa của di sản văn hóa
Câu hỏi trang 18 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát sơ đồ hình 2.1, hãy nêu ý nghĩa của di sản văn hóa.
Trả lời:
- Ý nghĩa của di sản văn hóa:
+ Lưu giữ giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc
+ Tôn vinh, quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
+ Giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ
+ Là cơ sở sáng tạo, giá trị văn hóa mới và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế
+ Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
3. Phân loại di sản văn hóa
Câu hỏi trang 20 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát bảng 2.1, hình 2.3, hãy nêu các cách phân loại di sản văn hóa. Phân tích mục đích và ý nghĩa của việc phân loại di sản văn hóa.
Trả lời:
- Các cách phân loại di sản văn hóa: di sản văn hóa được chia thành 2 loại hình là:
+ Di sản văn hóa phi vật thể.
+ Di sản Việt Nam vật thể.
- Mục đích của việc phân loại:
+ Bảo vệ, quản lý, khai thác và sử dụng tốt hơn giá trị của di sản văn hoá;
+ Giúp các tổ chức, cá nhân nhận diện được, hiểu được tính đa dạng, phong phú của di sản, làm cơ sở cho việc xác định các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá một cách hiệu quả.
- Ý nghĩa: việc phân loại di sản văn hoá có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại bền vững của di sản văn hoá cũng như đối với việc phát huy những giá trị di sản văn hoá trong cộng đồng.
4. Xếp hạnh di sản văn hóa
Câu hỏi trang 20 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát bảng 2.2, hình 2.4, hãy trình bày các cấp độ hạng di sản văn hóa. Phân tích mục đích và ý nghĩa của việc xếp hạng di sản văn hóa.
Trả lời:
- Các cấp độ hạng di sản văn hóa: theo Luật Di sản văn hóa, các di tích (thuộc loại hình di sản văn hóa vật thể) được xếp thành các 4 hạng như sau:
+ Di tích cấp tỉnh: là những di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quyết định xếp hạng và cấp bằng xếp hạng.
+ Di tích quốc gia: là những di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia được Bộ trưởng Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng và cấp bằng xếp hạng.
+ Di tích quốc gia đặc biệt: là những di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia được Thủ tướng chính phủ quyết định xếp hạng và cấp bằng xếp hạng.
+ Di sản thế giới: là những di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia được tổ chức UNESCO ghi danh.
- Mục đích của việc xếp hạng di tích:
+ Xác lập cơ sở pháp lí bảo vệ di sản văn hoá, phân cấp quản lý từ trung ương đến địa phương.
+ Là cơ sở cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp chính quyền, đoàn thể và công dân đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Ý nghĩa của việc xếp hạng di tích:
+ Có ý nghĩa thiết thực đối với sự tồn tại và việc bảo tồn, quảng bá, phát huy những giá trị của di sản văn hoá trong cộng đồng, đặc biệt là đối với di sản văn hoá phi vật thể;
+ Tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quốc gia.
+ Tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư, cá nhân tích cực, chủ động tham gia hiệu quả vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Lịch sử lớp 10 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác:
I. Thông sử và lịch sử theo lĩnh vực
II. Một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam
II. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
III. Một số di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam
I. Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 10 (hay nhất) – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 10 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 10 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Toán 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 10 – Cánh Diều
- Chuyên đề dạy thêm Toán 10 Cánh diều (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – Explore new worlds
- Giải sgk Tiếng Anh 10 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 10 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 10 i-learn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 10 - iLearn Smart World
- Giải sgk Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Vật lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Vật lí 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hóa học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Sinh học 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Sinh học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Sinh học 10 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Địa lí 10 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Kinh tế pháp luật 10 – Cánh diều
- Lý thuyết KTPL 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng - an ninh 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 10 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 10 – Cánh Diều
- Giải Chuyên đề Tin học 10 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 10 – Cánh Diều