Chuyên đề Lịch sử 10 (Cánh diều) Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)

Với giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Phần 1: Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 10 CD Phần 1.

1 5,391 07/02/2023
Tải về


Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Phần 1: Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)

Mở đầu trang 39 Chuyên đề Lịch sử 10: Trong lịch sử, Việt Nam đã trải qua nhiều mô hình nhà nước khác nhau. Vậy mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam có đặc điểm gì? Bối cảnh lịch sử, ý nghĩa của sự ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là gì? Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ và một số bản hiến pháp đã ban hành trong lịch sử Việt Nam có những nội dung chính nào?

Trả lời:

a/ Mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam

+ Thời Lý – Trần: nhà nước quân chủ chuyên chế mang tính quý tộc.

+ Thời Lê: nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền mang tính quan liêu.

+ Thời Nguyễn: nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền cao độ mang tính quan liêu.

b/ Bối cảnh và ý nghĩa ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- Với thành công của cách mạng tháng Tám (1945), ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, công bố trước quốc dân và thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Ý nghĩa:

+ Là thành quả của quá trình đấu tranh giành lại độc lập dân tộc, chấm dứt thời kì thực dân Pháp và quân phiệt Nhật đô hộ, mở ra kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.

+ Góp phần cổ vũ cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.

c/ Nội dung của Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ

- Củng cố tính chuyên chế của nhà nước quân chủ;

- Bảo vệ quyền lợi của nhà vua và quý tộc;

- Bao quát nhiều lĩnh vực, như quy định về hình phạt, chế độ quan lại, hôn nhân,...

d/ Nội dung chính trong các bản Hiến pháp của Việt Nam

- Xác định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của đất nước, như chế độ chính trị, bản chất nhà nước, tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội…

- Thể hiện những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

- Thể hiện tính dân chủ và quyền lực của nhân dân.

1. Một số mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam

1.1 Nhà nước quân chủ thời Lý – Trần

Câu hỏi trang 40 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin tư liệu và quan sát các sơ đồ 3.1, 3.2 hãy nêu đặc điểm mô hình nhà nước thời Lý - Trần.

Chuyên đề Lịch sử 10 Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Đặc điểm mô hình nhà nước thời Lý - Trần:

- Là nhà nước quân chủ chuyên chế mang tính quý tộc.

+ Đứng đầu đất nước là vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối. Thời Trần, thiết lập chế độ Thái Thượng hoàng.

+ Đội ngũ quan lại trong bộ máy chính quyền chủ yếu là quý tộc.

+ Tính chất thân dân của nhà nước được thể hiện rõ nét qua: các chính sách như chăm lo phát triển kinh tế nông nghiệp, mối quan hệ giữa vua và người dân còn khá gần gũi.

1.2 Nhà nước quân chủ thời Lê sơ

Câu hỏi trang 41 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 3.3 hãy nêu đặc điểm mô hình nhà nước thời Lê sơ

Chuyên đề Lịch sử 10 Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

* Nhà nước quân chủ thời Lê sơ là nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền mang tính quan liêu:

- Ở Trung ương:

+ Từ thời vua Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức quan lớn (Tể tướng, Đại hành khiển) cùng một số cơ quan trung gian (khu mật viện; Trung thư sảnh...),... Vua trực tiếp điều hành và can thiệp mọi công việc quản lí.

+ Lục bộ (Lại, Hộ,Lễ, Binh, Hình, Công) là cơ quan hành chính trực tiếp thì hành mệnh lệnh của vua và chịu trách nhiệm trước nhà vua.

+ Quan lại được tuyển chọn bằng nhiều hình thức nhưng chủ yếu là khoa cử.

- Ở địa phương:

+ Từ năm 1471, theo cải cách của Lê Thánh Tông cả nước có 13 đạo thừa tuyên và một phủ Phụng Thiên (Thăng Long).

+ Tại mỗi đạo có: Thừa Ti, Đô Ti, Hiến Ti.

1.3 Nhà nước quân chủ thời Nguyễn

Câu hỏi trang 42 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 3.4 hãy nêu đặc điểm mô hình nhà nước thời Nguyễn.

Chuyên đề Lịch sử 10 Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Nhà nước quân chủ thời Nguyễn là nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền cao độ mang tính quan liêu:

+ Vua trực tiếp điều hành bộ máy chính quyền với sự tham mưu, giúp việc của Nội các và Cơ mật viện.

+ Năm 1832, vua Minh Mệnh thống nhất cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên (Huế). Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc (ở tỉnh lớn) hoặc Tuần phủ (ở tỉnh nhỏ).

+ Khoa cử tiếp tục là hình thức tuyển chọn quan lại chủ yếu.

2. Một số bộ luật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858

2.1 Quốc triều hình luật

Câu hỏi trang 42 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Bảng 3.1 hãy nêu hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của bộ Quốc triều hình luật

Chuyên đề Lịch sử 10 Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Quốc triều hình luật ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng nền quân chủ tập trung thống nhất dưới thời Lê sơ.

+ Từ năm 1428, vua Lê Thái Tổ đã hạ lệnh cho các quan biên soạn luật định.

+ Trên cơ sở tổng hợp và bổ sung các điều luật đã có, vua Lê Thánh Tông tiếp tục hoàn thiện và ban hành Quốc triều hình luật vào năm 1483.

+ Bộ luật gồm có 6 quyển, 13 chương và 722 điều.

- Nội dung cơ bản:

+ Bảo vệ nhà nước quân chủ, lợi ích của vua và quý tộc

+ Đề cao các giá trị truyền thống, chú ý đến vai trò và quyền lợi của người phụ nữ,...

- Ý nghĩa: Quốc triều hình luật là cơ sở để triều Lê sơ quản lí và cai trị đất nước.

2.2 Hoàng Việt Luật lệ

Câu hỏi trang 43 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin tư liệu và quan sát Bảng 3.2 hãy nêu hoàn cảnh ra đời, nội dung chính và ý nghĩa của Hoàng Việt luật lệ.

Chuyên đề Lịch sử 10 Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Hoàng Việt luật lệ được ban hành năm 1815 dưới triều vua Gia Long nhằm quản lí đất nước và ổn định trật tự xã hội.

+ Bộ luật gồm 22 quyển, 398 điều.

- Nội dung cơ bản:

+ Củng cố tính chuyên chế của nhà nước quân chủ;

+ Bảo vệ quyền lợi của nhà vua và quý tộc;

+ Bao quát nhiều lĩnh vực, như quy định về hình phạt, chế độ quan lại, hôn nhân,...

- Ý nghĩa: Hoàng Việt luật lệ là cơ sở pháp lý để nhà Nguyễn điều chỉnh quan hệ xã hội trên phạm vi cả nước.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Lịch sử lớp 10 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác:

II. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 – 1976)

III. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 đến nay

IV. Một số bản hiến pháp của Việt Nam từ năm 1946 đến nay

I. Thông sử và lịch sử theo lĩnh vực

II. Một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam

1 5,391 07/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: