Chuyên đề Lịch sử 10 (Cánh diều) Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Với giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Phần 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 10 CD Phần 2.

1 13,924 06/02/2023
Tải về


Giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 10 Phần 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

1. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Câu hỏi trang 21 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát hình 2.5, hãy giải thích khái niệm “bảo tồn di sản văn hóa”

Chuyên đề Lịch sử 10 Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Khái niệm: Bảo tồn di sản văn hoá là việc giữ gìn nguyên dạng giá trị gốc của di sản hoặc giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có.

Câu hỏi trang 22 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin, hãy phân tích mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản...

Trả lời:

- Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá có mối quan hệ biện chứng, thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau và đều nhằm mục đích chung là lưu truyền và phát triển những giá trị của di sản văn hoá.

+ Làm tốt công tác bảo tồn là cơ sở để phát huy giá trị to lớn của di sản văn hoá.

+ Phát huy giá trị của di sản văn hoá sẽ góp phần quan trọng vào việc giữ gìn, bảo vệ sự tồn tại của di sản văn hoá theo dạng thức vốn có của chúng.

2. Cơ sở khoa học, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Câu hỏi trang 23 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 2.6, hãy phân tích cơ sở khoa học của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Chuyên đề Lịch sử 10 Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Giá trị của di sản văn hoá: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá trước hết xuất phát từ những giá trị to lớn của di sản văn hoá đối với cộng đồng.

- Thực trạng di sản văn hoá: Hiện nay, nhiều di sản văn hoá vật thể bị xuống cấp nghiêm trọng; di sản văn hoá phi vật thể đang dần bị mai một, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của di sản văn hoá.

- Văn bản pháp quy của Nhà nước: Để bảo tồn hiệu quả giá trị của di sản văn hoá, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo tồn di sản, như:

+ Sắc lệnh số 65 ngày 23-11-1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về bảo tồn di sản văn hoá

+ Luật Di sản văn hoá Việt Nam năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2013);

+ Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25-6-2014 của Chính phủ về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể,...

Câu hỏi trang 24 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 2.7, hãy nêu các giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Chuyên đề Lịch sử 10 Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hoá trong cộng đồng, như:

+ Nâng cao nhận thức của tập thể và cá nhân về giá trị của di sản văn hóa

+ Chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm của cộng đồng và cá nhân đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Đổi mới cơ chế, chính sách bảo tồn giá trị di sản văn hoá, như:

+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động bảo tồn và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn vốn.

+ Bảo đảm tính xác thực, tính nguyên vẹn và giá trị nổi bật của di sản trong quá trình bảo tồn

+ Đào tạo đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp và hiệu quả vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Tăng cường các biện pháp bảo vệ di sản văn hoá, như:

+ Nâng cao năng lực tổ chức, quản lý nhà nước về di sản;

+ Gắn liền hoạt động bảo tồn với cộng đồng dân cư tại các địa phương;

+ Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế - xã hội;

+ Thực hiện xã hội hoá hoạt động văn hoá và hợp tác quốc tế về di sản;...

3. Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Câu hỏi trang 25 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát bảng 2.3,hình 2.8, hãy giải thích vai trò của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Chuyên đề Lịch sử 10 Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Vai trò của hệ thống chính trị là: tạo ra khuôn khổ pháp li và cơ chế chính sách cho công tác bảo tồn di sản văn hóa.

- Vai trò của doanh nghiệp là: huy động nguồn vốn cho công tác bảo tồn di sản văn hóa

- Vai trò của cộng đồng dân cư là chủ thể, giữ vai trò then chốt trong công tác bảo tồn di sản văn hóa.

- Vai trò của từng cá nhân là: trực tiếp tham gia bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa tại địa phương.

Câu hỏi trang 25 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát bảng 2.4, hãy nêu trách nhiệm của các tổ chức xã hội và cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

Chuyên đề Lịch sử 10 Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Trách nhiệm của các tổ chức xã hội là:

+ Huy động các nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

+ Thực hiện quản lí di sản văn hóa theo phân cấp

- Trách nhiệm của các cá nhân là:

+ Chấp hành phát luật, chính sách, quy định về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

+ Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và vận động người khác cùng tham gia vào việ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Lịch sử lớp 10 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

I. Thông sử và lịch sử theo lĩnh vực

II. Một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam

I. Di sản văn hóa

III. Một số di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam

I. Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)

1 13,924 06/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: