Đọc thông tin và quan sát các hình từ 1.1 đến 1.5, hãy nêu tóm tắt

Trả lời Câu hỏi trang 6 Chuyên đề Lịch sử 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10.

1 565 06/02/2023


Giải Chuyên đề Lịch sử 10 Cánh diều Phần 1: Thông sử và lịch sử theo lĩnh vực

Câu hỏi trang 6 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 1.1 đến 1.5, hãy nêu tóm tắt một số cách trình bày lịch sử truyền thống. Lấy ví dụ.

Trả lời:

Lịch sử truyền thống thường được trình bày qua những cách thức khác nhau, phổ biến nhất là các câu chuyện lịch sử bằng lời kể, tác phẩm lịch sử thành văn.

- Câu chuyện lịch sử bằng lời kể:

+ Không có tác giả cụ thể

+ Được truyền miệng từ đời này sang đời khác.

+ Nội dung truyện thường có yếu tố hoang đường.

+ Một số câu chuyện có thể được sưu tầm và biên soạn thành sách.

+ Ví dụ: sự tích bánh chưng, bánh giày; truyện Phù Đổng Thiên vương; truyền thuyết An Dương vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy; (sách) Lĩnh Nam chích quái…

- Tác phẩm lịch sử thành văn là công trình lịch sử được trình bày bằng chữ viết. Về cơ bản, các tác phẩm lịch sử thành văn được trình bày theo hai cách khác nhau:

+ Công trình ghi chép lịch sử (xuất hiện từ thời cổ đại, gồm: sử biên niên, sử kỉ truyện, sử cương mục, sử thực lục, tiểu thuyết lịch sử,...). Ví dụ, các bộ sử: sử kí Tư Ma Thiên; Đại Việt sử kí toàn thư; Khâm định Việt sử thông giám cương mục; Đại Nam thực lục…

+ Công trình nghiên cứu lịch sử (xuất hiện phổ biến từ thế kỉ XIX, gồm: sách chuyên khảo, bài báo, luận văn, luận án,...). Ví dụ: sách Lịch sử Đông Nam Á từ nguyên thủy đến ngày nay do GS. Lương Ninh (chủ biên); sách chuyên khảo “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam từ 1940 – 2000” của GS. Vũ Dương Ninh…

- Ngoài ra,  lịch sử còn được trình bày và thể hiện thông qua phim, kịch, chèo, tuồng, lễ hội,... Ví dụ: vở chèo “Bài ca giữ nước” của Tào Mạt; phim tài liệu “Hà Nội 12 ngày đêm”; lễ cày Tịch điền ở Đọi Sơn (Hà Nam)…

1 565 06/02/2023


Xem thêm các chương trình khác: