Trả lời:
Lời giải
*Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất kết hợp: a . (b + c) = a . b + a . c
*Lý thuyết:
1. Phép cộng và phép nhân
Phép cộng (+) và phép nhân (×) các số tự nhiên đã được biết đến ở tiểu học.
Chú ý: Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số ta có thể không viết dấu nhân ở giữa các thừa số; dấu “×” trong tích các số cũng có thể thay bằng dấu “.”.
2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên
Với a, b, c là các số tự nhiên, ta có:
− Tính chất giao hoán:
a + b = b + a
a . b = b . a
− Tính chất kết hợp:
(a + b) + c = a + (b + c)
(a . b) . c = a . (b . c)
− Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
a . (b + c) = a . b + a . c
− Tính chất cộng với số 0, nhân với số 1:
a + 0 = a
a . 1 = a.
3. Phép trừ và phép chia
Ở Tiểu học ta đã biết cách tìm x trong phép toán b + x = a; trong đó a, b, x là các số tự nhiên, a ≥ b.
Nếu có số tự nhiên x thỏa mãn b + x = a, ta có phép trừ a – b = x và gọi x là hiệu quả của phép trừ số a cho số b, a là số bị trừ, b là số trừ.
Tương tự với a, b là các số tự nhiên, b ≠ 0, nếu có số tự nhiên x thỏa mãn bx = a, ta có phép chia a : b = x và gọi a là số bị chia, b là số chia, x là thương của phép chia số a cho số b.
Chú ý: Phép nhân cũng có tính chất phân phối đối với phép trừ:
a . (b − c) = a . b – a . c (b > c)
Xem thêm
Lý thuyết Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên – Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 14:
Cho biểu thức sau B= (n-1) ( n+6) - ( n+1) ( n-6)
Chứng minh rằng B chia hết cho 10 với mọi n thuộc z
Câu 15:
Thực hiện phép tính bằng cách hợp lí nhất
a; (44 . 52 . 60) : (11 . 13 . 15)
b; 123 . 456456 - 456 . 123123
c, 341 . 67 + 341 . 16 + 659 . 83
d; (98 . 7676 - 9898 . 76) : (2001 . 2002 . 2003....2010)