Cẩn thận hão - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12 - Kết nối tri thức
Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Cẩn thận hão Ngữ văn lớp 12 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 12. Mời các bạn đón xem:
Tác giả tác phẩm: Cẩn thận hão - Ngữ văn 12
I. Tác giả Bô-mác-se
- Bô-mác-se (1732 -1799) tên đẩy đủ là Pi-e-Ô-guýt-xơ-tanh Ca-rông đờ Bô-mác-se (Pierre-Augustin Caron de Beaumarchais), nhà soạn kịch nổi tiếng người Pháp thời kì cuối của chế độ quân chủ chuyên chế, trước cuộc Đại cách mạng tư sản năm 1789.
- Từng kinh qua nhiều nghề nghiệp, nếm trải cuộc sống cả trong cung đình lẫn ngoài xã hội, Bô-mác-se đã đem những điểu mình quan sát được vào trong những vở hài kịch với tiếng cười tiễn đưa cái cũ và chào đón cái mới.
- Hài kịch của Bô-mác-se được xem là đỉnh cao của sân khấu Pháp thế kỉ XVIII. Các tác phẩm tiêu biểu: Thợ cạo thành Xê-vin (1775), Đám cưới Phi-ga-rô (1784).
II. Tìm hiểu văn bản Cẩn thận hão
1. Thể loại
- Tác phẩm Cẩn thận hão thuộc thể loại: Hài kịch
2. Xuất xứ
- Kiệt tác sân khấu thế giới, Bô-mác-se, Thợ cạo thành Xê-vin, Trọng Đức dịch, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2006, tr.157 – 163.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
4. Bố cục Cẩn thận hão
- Phần 1 (lớp VII): Ba-đin và Phi-ga-rô đến nhà Bác-tô-lô làm phép cưới cho An-ma-vi-a và Rô-đin.
- Phần 2 (lớp VIII): tính cách, hành động của nhân vật Bác-tô-lô và những lần “cẩn thận hão” của hắn.
5. Tóm tắt Cẩn thận hão
Văn bản nói về tính cẩn thận hão của nhân vật Bác-tô-lô, đồng thời phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Trong vở kịch có nhân vật Bác-tô-lô và Ba-din đầy mưu mô, xảo quyệt còn An-ma-vi-a và Rô-đin lại vô cùng thông minh, và nhanh trí. Tình huống cao trào, gây cười đó chính việc Bác-tô-lô phát hiện ra mình đã bị lừa. Người mình yêu cũng mất, mà mình cũng bị mất tiền oan. Ông Bác-tô-lô đã làm nhiều việc, thế nhưng cũng chỉ là “cẩn thận hão” vì cuối cùng cũng không thể đạt được mục đích của mình.
6. Giá trị nội dung
- Văn bản nói về tính cẩn thận hão của nhân vật Bác-tô-lô, đồng thời phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
7. Giá trị nghệ thuật
- Xây dựng tình huống gây cười đặc sắc.
- Thủ pháp trào phúng khéo léo.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Cẩn thận hão
1. Đặc điểm của nhân vậ hài kịch xuất hiện trong đoạn trích
- Tính cách: háo danh, sĩ diện và thích khoe khoang, ngoài ra còn cả tin, thiếu hiểu biết.
- Hành động: Luôn ra vẻ hiểu biết, bốc đông, thiếu suy nghĩ và hay gặp những tình huống dở khóc dở cười.
2. Tình huống gây cười và chi tiết về sự “cẩn thận hão”
- Tác giả đã khéo léo sử dụng những tình huống gây cười và những chi tiết về sự “cẩn thận hão” để tạo ra những đoạn văn sống động, vui nhộn, từ đó làm nổi bật tính cách lố bịch và hài hước của nhân vật.
- Những tình huống hài hước không chỉ mang lại tiếng cười cho độc giả mà còn giúp tác giả phê phán một cách hình thức về những thói hư tật xấu trong xã hội.
- Bằng cách tạo ra những tình huống đầy sáng tạo và bất ngờ, tác giả đã khắc họa những tình tiết hài hước một cách tinh tế và hấp dẫn.
- Việc sử dụng chi tiết về “cẩn thận hão” của nhân vật càng làm cho bức tranh văn học thêm sinh động và thú vị.
=> Qua việc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội thông qua các nhân vật, tác giả đã góp phần tạo ra một tác phẩm mang tính nhân văn và châm biếm sâu sắc về xã hội hiện đại.
IV. Đọc tác phẩm Cẩn thận hão
Cẩn thận hão
(trích Thợ cạo thành Xê – vin – Sesville)
Bô – mác- se
PHI-GA-RÔ – Bẩm ông lớn, đây là viên chưởng khế của chúng ta.
BÁ TƯỚC – Và ông bạn Ba-din cùng đi!
BA-DIN – Ôi! Tôi trông thấy gì thế này!
PHI-GA-RÔ – Do sự tình cờ nào, ông bạn ơi?.
BA-DIN – Do sự biến cố nào, thua các ngài?...
CHƯỞNG KHẾ – Có phải đây là cô dâu, chú rể?
BÁ TƯỚC – Phải, ông ạ. Đáng lẽ ông phải phối hợp cô nương Rô-din với tôi đêm nay, ở nhà ông thợ cao Phi-ga-Tô; nhưng chúng tôi ưng chọn mái nhà này vì những lí do mà ông sẽ biết. Ông có đem theo hôn ước của chúng tôi đấy chứ?
CHƯỞNG KHẾ – Vậy ra tôi được vinh dự nói chuyện với ông lớn bá tước An-ma-vi-va!
PHI-GA-RÔ – Đúng vậy.
BA-DIN – (Nói riêng) Nếu vì thế mà lão đã đưa cho ta chìa khoá cổng.
CHƯỞNG KHẾ – Là vì tôi có hai khế ước hôn nhân, bẩm ông lớn; ta đừng có lầm lẫn: đây là của ông lớn, còn đây là của ngài Bác-tô-lô, với cô nương... cũng Rô-din
Hai cô, hiển nhiên là hai chị em ruột cùng một tộc danh?
BÁ TƯỚC – Ta cứ kí di. Đôn Ba-din sẽ vui lòng làm người chứng thứ hai cho
chúng ta. (Họ kí)
BA-DIN – Nhưng mà, bẩm ông lớn... tôi không hiệu...
BÁ TƯỚC – Ba-din Liên sinh ơi, chuyện cỏn con cũng làm ngài lúng túng, và tất cả đều làm ngài ngạc nhiên.
BA-DIN – Bẩm ông lớn... nhưng nếu ông bác sĩ...
BÁ TƯỚC (Ném cho y một túi tiền) – Còn làm bộ ngây thơ! Kí mau lên nào!
BA-DIN (Ngạc nhiên) – A!
PHI-GA-RÔ – Kí thì có khó khăn gì nào?
BA-DIN (Cân nhắc tôi tiên) – Cha khó khăn gì nữa; là vì tôi, một khi tôi đã hứa lời, thì phải có những lí do nặng đồng cân... (Y kí.)
LỚP VIII
(Bức-tô-lô, một thẩm phán, những cảnh binh, những gia nhân cầm đuốc, các diễn viên trên)
BÁC-TÔ-LÔ (Trông thấy bá tước hôn bàn tay Rô-din và Phi-ga-nô ôm hôn Đôn Ba-đin một cách kệch cỡn; lão kêu lên và túm lấy cổ viên chưởng khế ) – Rơ-din với lũ ăn cắp này! Bắt tất cả! Tôi tóm cổ được một đứa đây rồi.
CHƯỞNG KHẾ – Chưởng khế của ngài dây mà.
BA-DIN – Chưởng khế của ngài đây mà. Ngài đùa đấy à?
BÁC-TÔ-LÔ – À! Đôn Ba-din, ở hay, sao mà ông lại có mặt ở đây?
BA-DIN – Đúng ra là ngài, sao ngài lại không có mặt ở đây?
THẨM PHÁN (Trò Phi-gư-rô) – Khoan; tôi quen biết anh này. Anh đến làm cái trò nhà này, vào những giờ bất tiện?
PHI-GA-RÔ – Giờ bất tiện? Ông thấy rõ là bây giờ gần buổi sáng cũng ngang với gần buổi chiều. Vả chăng, tôi thuộc đảm tuỳ tùng của ông lớn bá tước An-ma-vi-va tướng công.
BÁC-TÔ-LÔ - An-ma-vi-va!
THẨM PHÁN - Vậy ra không phải kẻ trộm?
BÁC-TÔ-LÔ – Hãy mặc kệ chuyện đó. Bất cứ nơi nào khác, thưa ngài bá tước, tôi đều là kẻ hầu ông lớn, nhưng ngài thấy rằng ưu thế của tước vị ở đây không có uy lực gì. Xin ngài làm ơn có lòng tốt rút lui đi cho.
BÁ TƯỚC - Phải, đúng lẽ là tước vị ở đây không có uy lực gì, nhưng cuộc sống một cái có rất nhiều uy lực, đó là sự ưu đãi mà cô nương đây vừa mới ban cho tôi
hơn ngài, bằng cách tự nguyện trao thân gửi phận cho tôi.
BÁC-TÔ-LÔ – Ông ta nói gì, Rô-din?
RÔ-DIN – Ông ấy nói thực. Vì cớ gì mà ông ngạc nhiên? Há chẳng phải là, ngay đêm nay, tôi phải được báo thù một kẻ lừa đối? Tôi đã được báo thù.
BA-DIN – Tôi đã bảo ngài rằng chính là bá tước đấy mà, ngài bác sĩ ơi!
BÁC-TÔ-LÔI – Tôi cần quái gì? Hôn nhân tức cười! Những người chúng đâu?
CHƯỞNG KHẾ – Không thiếu cái gì cả. Tôi đã được hai ngài này làm chứng tá.
BÁC-TÔ-LÔ – Thế nào, Ba-din.... ông đã kí à?
BA-DIN – Ngài bảo làm thế nào? Con người quỷ quái đó lúc nào túi cũng đầy những lí lẽ không cưỡng được.
BÁC-TÔ-LÔ – Tội các cần những lí lẽ của ông ta. Tôi sẽ sử dụng uy quyền của tôi.
BÁ TƯỚC - Ông đã mất uy quyền đó vì đã lạm dụng.
BÁC-TÔ-LÔ – Cô gái còn vị thành niên.
PHI-GA-RÔ – Cô vừa mới tự thoát li rồi.
BÁC-TÔ-LÔ – Ai nói với anh, đồ trùm bịp bợm?
BÁ TƯỚC – Cô nương đây dòng dõi quý tộc và nhan sắc xinh đẹp, tôi là người quý hiển, trẻ tuổi và giàu có, cô nương là vợ tôi; với danh nghĩa đó, nó làm cả khi chúng tôi vinh hạnh ngang nhau, người ta định tranh giành với tôi chẳng?
BÁC-TÔ-LÔ – Không đời nào người ta cướp được cô ấy khỏi tay tôi.
BÁ TƯỚC – Cô ấy không còn ở dưới quyền lực của ông nữa. Tôi đặt cô dưới quyền của pháp luật; và ngài đây, mà chính ông đã đưa đến, sẽ che cho cô khỏi sự cường bạo mà ông định dùng để đối xử với cô. Những vị thẩm phán chân chính, là những cột trụ nâng đỡ tất cả những kẻ bị áp bức.
THẨM PHÁN – Hẳn thế rồi. Và sự kháng cự vô ích để chống với một cuộc hôn nhân vẻ vang bậc nhất, đủ chứng tỏ lòng lo sợ của ông ta về việc quản lí không tốt những tài sản của cô con đỡ đầu, mà ông ta sẽ phải thanh toán.
BÁ TƯỚC – Ổ! Ông ta chỉ việc đồng ý mọi việc, là tôi sẽ không đòi hỏi ông ta
gì cả.
PHI-GA-RÔ - Ngoài cái biên lai nhận một trăm ê-quy của tôi; ta không nên loạn trí.
BÁC-TÔ-LÔ (Cứu) – Tất cả đều chống lại ta... ta đã rúc đầu vào một cái tổ ong!
BA-DIN – Tổ ong nào? Không chiếm được người đàn bà, nhưng bác sĩ ơi, xin
hãy tính rằng tiền của hãy còn, phải rồi, hãy còn mà,
BÁC-TÔ-LÔ - Ề! Để tôi yên nào, Ba-din! Ông chỉ nghĩ đến tiền. Tôi, tôi cần quái gì tiền! Ừ thì, tôi vẫn giữ được tiền: nhưng ông tưởng đó là động cơ quyết định tôi chăng? (Lão kí.)
PHI-GA-RÔ (Cười) – Ai Ha! Ha! Ông lớn ơi, họ cùng một dòng cả.
CHƯỞNG KHẾ – Nhưng mà, các ngài ơi, tôi chả còn hiểu gì cả. Không phải là hai chị em cùng một tên họ hay sao!
PHI-GA-RÔ – Thưa ngài, không, họ chỉ là một người.
BÁC-TÔ-LÔ (Đau khổ) - Thế mà tôi đã cất thang của họ đi, để cho việc cưới xin được chắc chắn hơn! Chà! Tôi bị nguy hại vì thiếu cẩn mật.
PHI-GA-RÔ – Vì thiếu lương tri. Ta nên chân thực đi bác sĩ ạ; khi tuổi trẻ và tình yêu đồng tình để lừa gạt một ông già, thì tất cả những việc ông ta làm để ngăn ngừa, đều có thể gọi tên rất chỉ lí là Cẩn thận hão.
(Kiệt tác sản khấu thế giới, Bộ-mac-se, Thợ cạo thành Xê-vin, Trọng Đức dịch, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2006, tr. 157 – 163)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 12 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 12 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 12 - Global success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 12 Global success đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 12 Global success đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 12 – Global Success
- Giải sgk Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hóa học 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa 12 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 12 cả 3 sách (chương trình mới 2025)
- Giải sgk Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 12 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 12 - Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Kinh tế pháp luật 12 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 12 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 – Kết nối tri thức