Vĩ tuyến 17 - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12 - Kết nối tri thức

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Vĩ tuyến 17 Ngữ văn lớp 12 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 154 12/11/2024


Tác giả tác phẩm: Vĩ tuyến 17 - Ngữ văn 12

I. Tác giả Xuân Phượng

- Xuân Phượng, tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Phượng, sinh năm 1929, quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Bà là đạo diễn, nhà văn.

- Trong cuộc đời mình, bà đã tham gia hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực: làm công tác tuyên huấn, vào ngành y, làm quân giới, phiên dịch tiếng Pháp, làm báo, phóng viên chiến trường, đạo diện phim tài liệu,…

Vĩ tuyến 17 - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

II. Tìm hiểu văn bản Vĩ tuyến 17

1. Thể loại

- Tác phẩm Vĩ tuyến 17 thuộc thể loại: hồi kí.

2. Xuất xứ

- Theo Xuân Phượng, trích trong Gánh gánh… gồng gồng…, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2022, tr141 – 146.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Bố cục Vĩ tuyến 17

- Phần 1 (từ đầu đến …phóng viên chiến trường): Buổi gặp gỡ mở đầu cho hành trình làm bộ phim Vĩ tuyến 17 – Chiến tranh nhân dân.

- Phần 2 (tiếp theo đến … hết): Quá trình làm phim.

5. Tóm tắt Vĩ tuyến 17

Yếu tố thời gian và không gian của tác phẩm đặt trong bối cảnh của cuộc chiến tranh tại Vĩ tuyến 17, một khu vực biên giới quan trọng và căng thẳng của Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Câu chuyện diễn ra vào những năm 1960s, đặc biệt là năm 1967, khi cuộc chiến đang đi vào giai đoạn đặc biệt ác liệt. Tác giả không chỉ là người ghi chép mà còn là nhân chứng của những sự kiện được tả lại trong tác phẩm. Bà có mối liên hệ mật thiết với những gì diễn ra, vừa là người quan sát, vừa là người trải nghiệm, điều này làm cho những mô tả của bà trở nên sống động và thuyết phục hơn.

6. Giá trị nội dung

- Tác phẩm đã ghi chép đa dạng các khía cạnh của cuộc sống trong chiến tranh, từ sự kiên cường và ý chí chiến đấu của người dân, cho đến những khó khăn và đau thương mà họ phải trải qua. Đó là một bức tranh đa chiều về cuộc sống trong thời kỳ chiến tranh, phản ánh sự thật về lịch sử và xã hội của Việt Nam vào thời điểm đó.

7. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Vĩ tuyến 17

1. Các yếu tố thời gian, không gian; mối liên hệ giữa người ghi chép và sự việc được kể lại

- Yếu tố thời gian và không gian của tác phẩm đặt trong bối cảnh của cuộc chiến tranh tại Vĩ tuyến 17, một khu vực biên giới quan trọng và căng thẳng của Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Câu chuyện diễn ra vào những năm 1960s, đặc biệt là năm 1967, khi cuộc chiến đang đi vào giai đoạn đặc biệt ác liệt.

- Mối liên hệ giữa người ghi chép và sự việc: Xuân Phượng không chỉ là người ghi chép mà còn là nhân chứng của những sự kiện được tả lại trong tác phẩm. Bà có mối liên hệ mật thiết với những gì diễn ra, vừa là người quan sát, vừa là người trải nghiệm, điều này làm cho những mô tả của bà trở nên sống động và thuyết phục hơn.

Vĩ tuyến 17 - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

2. Sự việc, con người để lại ấn tượng sâu sắc với tác giả

- Cảnh vật về cuộc sống hàng ngày giữa cơn mưa bom bão đạn, các buổi biểu diễn nghệ thuật dưới lòng đất hay những lớp học của trẻ em dưới lòng đất để tránh bom, đã in sâu trong tâm trí của tác giả cũng như người đọc.

3. Hiện thực đời sống lịch sử - xã hội được phản ánh qua văn bản

- Tác phẩm đã ghi chép đa dạng các khía cạnh của cuộc sống trong chiến tranh, từ sự kiên cường và ý chí chiến đấu của người dân, cho đến những khó khăn và đau thương mà họ phải trải qua. Đó là một bức tranh đa chiều về cuộc sống trong thời kỳ chiến tranh, phản ánh sự thật về lịch sử và xã hội của Việt Nam vào thời điểm đó.

4. Cảm xúc cá nhân và văn phong của tác giả

- Tác giả thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào và sự đồng cảm sâu sắc đối với cả những người lính và dân thường trong cuộc chiến. Văn phong của bà được đặc trưng bởi tính chân thành và mạnh mẽ, rõ ràng phản ánh tinh thần và quan điểm của mình về cuộc chiến và những người tham gia vào nó.

IV. Đọc văn bản Vĩ tuyến 17

Vĩ tuyến 17

(Trích Gánh gánh… gồng gồng…)

Xuân Phượng

Giô-rít (Joris) đặt tay lên vai tôi: “Các bạn hiểu tại sao tôi yêu suốt đời cái nghề làm phim chiến trường không? Giữa cái Chết và cái Sống, chúng ta có hạnh phúc, có may mắn ghi được sự sống ngay cả trong lòng đất, ngay cả khi cái chết cận kề".

Một ngày tháng Năm năm 1967.

Anh Phạm Ngọc Thuần, chủ nhiệm Uỷ ban Liên lạc văn hoá với nước ngoài, thủ trưởng của tôi, gặp tôi. Giọng Nam Bộ nhỏ nhẹ: “Em ngưng mọi công việc, lên ngay Dinh Chủ tịch, nhận lệnh của Bác Hồ”.

Xe vừa đến trước sân trải sỏi của Chủ tịch Phủ, tôi đã thấy bốn anh giám đốc các Xưởng phim Thời sự Tài liệu Trung ương, Xưởng phim truyện Việt Nam, Xưởng phim Quân đội Việt Nam, Xưởng phim Giao thông vận tải đang đứng dưới bóng cây hoàng lan. Khoảng năm phút sau, anh Vũ Kỳ, thu kí riêng của Hồ Chủ tịch, xuất hiện trên thềm Phòng khách lớn: “Mời các anh chị vào”.

Bác Hồ đang ngồi nói chuyện với hai khách nước ngoài. Vị khách nam tóc bạc bồng bềnh, ngồi cạnh một phụ nữ, dáng người nhỏ nhắn, rất đặc biệt với mái tóc màu hung đỏ và đôi mắt xanh xám rất đẹp. Cả ba đang cười nói.

Thấy chúng tôi vào, Bác quay lại: “Bác giới thiệu với các cháu, đây là hai người bạn thân thiết của Bác, là những nhà điện ảnh cách mạng nổi tiếng trên thế giới. Ông Giô-rít I-ven đã làm hàng chục phim tài liệu nói về các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Người bạn đời của ông, bà Mác-xơ-lin Lô-ri-đan (Marceline Loridan), là một phụ nữ Do Thái đã bị tập trung vào lò thiêu người Ao-sờ-uýp (Auschwitz) của phát xít Đức. Chỉ còn năm ngày nữa là đến lượt bà bị vào lò thiêu, rất may mắn là quân Đồng minh đã kịp đến giải phóng”.

Ông bà I-ven tươi cười quay lại bắt tay chúng tôi...

Buổi gặp gỡ đầu tiên ấy đã mở đầu cho hành trình làm bộ phim Vĩ tuyến 17 – Chiến tranh nhân dân

Chuyến đi trong vùng chiến tranh ác liệt nhất miền Bắc năm 1967 đã thực sự thay đổi đời tôi. Mong rằng với vài câu chuyện ghi lại trong hồi kí này sau hai tháng làm phim ở Vĩnh Linh sẽ tay tôi tâm sự với các bạn vì sao tôi chuyển ngành, vì sao từ một bức sĩ có công việc rất ổn định tôi lại điện thân mày mò học tập, chịu đựng hiểm nguy để trở thành một phóng viên chiến trường.

Một ngày tháng Năm năm 1967.

Sau hai ngày đêm vượt phà, vượt những con đường lổn nhổn hố bom cày nát, mò mẫm đi trong đêm với ánh sáng leo lắt của một ngọn đèn nhỏ gắn ở gầm xe, chúng tôi từ Hà Nội đã đến địa phận tỉnh Thanh Hoá.

Cả ba chiếc xe Jeep, lá nguỵ trang phủ dầy, được cất giấu trong một con hào nửa chìm nửa nổi. Mười một anh em trong đoàn chia nhau mấy tấm phên tre đặt dưới hào, sát bên cạnh là những chiếc hầm sâu hơn để tránh bom. Đang mệt nhoài và ngủ mê mệt, bỗng những tiếng nổ chát chúa bên tai, những tia chớp xanh lét làm tôi bừng tỉnh dậy. Quay phim Đào Lê Bình hét lên: “Bom bi, bom bi!”. Chỉ kịp với tay giật chiếc túi cấp cứu, tôi nhảy vội xuống hầm. Ông bà I-ven đã ngồi nép vào một góc hầm, ba anh bảo vệ ngồi xung quanh. Mỗi phút trôi qua, hom bị càng nổ chát chúa, những tia chớp xanh lạnh, chói loà cả căn hầm. Bình hét lên: “Tôi bị thương rồi”.

Tôi đưa tay chạm vào cổ anh. Một dòng nước ấm nhơn nhớt chảy nhầy nhụa. Tôi cầm vội con dao mổ nhỏ, sờ soạng vào cổ Bình và cảm nhận được một vật tròn tròn dưới làn đa cổ. Một tia chớp, một bom bi lại nổ. Ông I-ven hét lên: “Phượng, hãy bình tĩnh! Săn sóc gấp cho Bình”.

Tôi cầm con dao mổ, một tay lớp mạnh để gắng cố định viên bị đang nằm dưới làn da, tay kia khía mạnh. Viên bị tròn còn nóng máu người đã rơi thỏm xuống lòng bàn tay lôi. Máu ngừng chảy, vết thương được dán kín.

Cuộc thả bom chớp nhoáng đột ngột dùng. Không gian trở lại yên tĩnh một cách khác thường.

Trời mờ sáng. Ba chiếc xe Jeep bị bom phá tan hoang, két nước thủng lỗ chỗ, nệm ngồi văng tứ tung. Phi Hùng, người phụ trách an toàn của đoàn, gọi điện về Hà Nội xin chỉ thị. Như đoán biết trước, ông I-ven đi men theo vách hầm đến đưa cho tôi một mảnh giấy: “Chưa đi được một phần mười của hành trình. Chúng tôi quyết định vẫn đi tiếp vào Vĩnh Linh. Chúng tôi không trở về đâu. Kí tên Giô-rít và Mác-xơ-lin”. Chiều hôm ấy, lệnh hoả tốc từ 1 là Nội vào: “Bổ sung cho ba xe khác. Đoàn tiếp tục lên đường. Gắng bảo vệ tính mạng cho khách”.

Và cứ thế, khi mặt trời lên, cả đoàn tìm vào các hầm trú ẩn của địa phương, hoặc chui vào các hốc đá, các hang đá nghỉ ngơi. Đôi khi vất vưởng ngồi dưới những hàng cây chạy dài ven suối. Chờ lúc chạng vạng tối lại lên xe, vượt bom, vượt pháo sáng qua cầu phao, qua các đèo nham nhở đất đã tung toé. Khó chịu đụng nhất, gây căng thẳng nhất và đáng sợ nhất là những đợt ánh sáng xanh ma quái khét lẹt kết hợp với tiếng gầm rú điên cuồng của đủ loại máy bay Mỹ chằng chịt xuyên qua bầu trời.

Đêm ấy, sau khi vượt an toàn qua hai phà, chiếc xe của Ngọc với ông bà I-ven, Phi Hùng, Bình và tôi, đang nghiêng ngả chạy như say rượu trên con đường chẳng chịt hố bom, dưới ánh sáng xanh ma quái của pháo sáng. Tôi lim dim ngủ. Một tiếng động chất tai. Xe Ngọc chạm phải phía sau một xe vận tải. Chiếc xe Jeep nhảy chồm lên, những mảnh kính vỡ vụn bắn vào mặt tôi, máu chảy ròng ròng Tôi nhảy vụt ra khỏi xe. Tiếng Mác-xơ-lin thét lên: “Ôi cái chân tôi!”. Trong bóng tối, hàng chục cánh tay của các em thanh niên xung phong đang lấp hố bom gần đẩy dìu chúng tôi vào một hố to khoét sâu bên thành vách đất. Những mảnh kính vỡ vụn được từ từ rút ra khỏi mặt tôi. Tôi mở mắt và thấy Mác-xơ-lin đang nép vào Giô-rít, chân phải đã được băng lại, cứng đờ. Đến một trạm quân y nằm khá xa tuyến lửa ở Hà Tĩnh, bác sĩ khám cho hai chúng tôi. Tôi được rửa sạch những vết thương trên mặt. Kì diệu thay tuổi trẻ, máu đã ngừng chảy. Vẫn còn bỏng rát, nhưng tôi đã có thể sẵn sàng lên đường. Riêng Mác-xơ-lin thì nghiêm trọng hơn, vết thương đầu gối khá nặng, phải nhập viện. Trạm quân y đã chiến này nằm cách đường khoảng hai mươi cây số, lẫn khuất trong những lùm tre. Ông l-ven quyết định ngay: “Để Mác-xơ-lin nằm điều trị tại đây. Tất cả đoàn chúng ta tối nay lên đường”. Lúc ấy, nhà quay phim Thái Dũng đang bị thương và cũng dạng nằm điều trị tại trạm quân y này. Tôi nhờ Thái Dũng trông nom giúp bà Mác-xơ-lin, rồi cả đoàn vội vã lên đường.

Xe ì ạch vượt đèo Đá Đẽo. Lại tiếng bom nổ, lại những ánh chớp xanh khét lẹt của pháo sáng, lại những lúc xe đang vượt cầu phao, bỗng máy bay ào đến, cầu phao nghiêng ngả, hạ chiếc xe mấy lần suýt rơi xuống sông.... Hết hom, lại mò mẫm trong đêm hướng về Vĩnh Linh. I-ven có lẽ lo lắng cho Mác-xo-lin nên ít chuyện trò hơn, đầu nghiêng nghiêng qua cánh của xe, đăm đăm quan sát bầu trời chẳng chịu pháo sáng.

Hết địa phận Quảng Bình, ba xe dùng lại. Bốn, năm người trong Uỷ ban Vĩnh Linh từ trong hầm bước lên chào đón.

Tính theo thời bình và xe chạy đàng hoàng dưới ánh mặt trời, đoạn đường Hà Nội – Vĩnh Linh là gần sáu trăm cây số.

Sau này, Phi Hùng thuộc Xưởng phim Giao thông vận tải, đã tổng kết:

“– Ba xe Jeep ngày nghỉ đêm đi trên một ngàn cây số, hành trình mất hai mươi tám ngày.

– Ba xe Jeep bị phá nát, được cấp ba xe Jeep khác, một xe để lại ở trạm quân y cấp ba xe Jeep” khác, một xe để Hà Tĩnh cho bà Mác-xo-lin đi sau.

- Năm ngày nằm ở hang động Quảng Bình vì bị tắc đường, hai mươi hai lần tránh bom, hai lần suýt chết. Còn nhảy ra xe, nhảy vào xe rồi lại nhảy ra xe, rồi lại nhảy vào xe,... thì có đến hàng chục lần đếm không hết.

- Nhai lương khô mất ba thùng trong mười lăm ngày, được hai bữa ăn thịt gà, ba bữa ăn tươi ở Thanh Hoá, ngoài ra, khoai sắn, bắp luộc thay bữa ăn không kể.

- Ngoài Bình, Phượng và Mác-xơ-lin bị thương nặng nhẹ khác nhau, còn tất cả thì: “Sợ thì có sợ, biết chạy tránh bom như chớp, biết bảo vệ ông I-ven an toàn, và bản thân mỗi người bình yên vượt qua cái chết. Rất dáng khen.”.

Mỗi người một bát nước chè xanh, một viên kẹo đường đen, một điếu thuốc lá, ai nấy đều hỉ hả”.

(Xuân Phượng, Gánh gành... gồng gồng. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2022, tr. 141 – 146)

1 154 12/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: