Trên xuồng cứu nạn - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12 - Kết nối tri thức

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Trên xuồng cứu nạn Ngữ văn lớp 12 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 896 17/09/2024


Tác giả tác phẩm: Trên xuồng cứu nạn - Ngữ văn 12

I. Tác giả Y-an Ma-ten

- Y-an Ma-ten sinh năm 1963 tại Tây Ban Nha, là công dân Ca-na-đa (Canada), tác giả của một số cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn nổi tiếng.

- Tiểu thuyết Cuộc đời của Pi là cuốn sách thứ ba của nhà văn, đã được tặng giải thưởng Man Booker năm 2002.

Trên xuồng cứu nạn - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

II. Tìm hiểu văn bản Trên xuồng cứu nạn

1. Thể loại

- Tác phẩm Trên xuồng cứu nạn thuộc thể loại: tiểu thuyết.

2. Xuất xứ

- Tác phẩm được trích trong Cuộc đời của Pi, Trịnh Lữ dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2004, tr379 – 394)

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Bố cục Trên xuồng cứu nạn

- Phần 1 (Từ đầu đến…người tôi lạnh cứng): khung cảnh bầu trời dưới con mắt quan sát của Pi.

- Phần 2 (Tiếp theo đến….tất cả mọi chuyện): tâm trạng, suy nghĩ của Pi sau những ngày bị đắm tàu.

- Phần 3 (Đoạn còn lại): những chiêm nghiệm của Pi sau khi anh phát hiện ra những nghịch lý cuộc sống.

5. Tóm tắt Trên xuồng cứu nạn

Văn bản nói về trải nghiệm phong phú của người gặp nạn trên biển, tên là Pi, cậu đã kể lại cuộc hành trình của mình khi một mình đối mặt với sự bí ẩn vô cùng của vũ trụ. Khi tình hình chính trị ở Ần Độ có những biến động khó lường, bố Pi quyết định đưa cả gia đình sang định cư ở Ca-na-đa, đem theo phần lớn bầy thú trong vườn thú của gia đình trên một con tàu chở hàng Nhật Bản. Con tàu gặp bão và bị đắm ở vùng sâu nhất của Thái Bình Dương. Bố, mẹ, anh trai của Pi, toàn bộ thuỷ thủ đoàn cùng hẩu hết bầy thú bị biển sâu nuốt chửng. Pi may mắn sống sót nhờ được ném lên chiếc thuyền cứu hộ. Trên con thuyển nhỏ hẹp, ngoài Pi còn có con hổ Ben-gan tên là Ri-sác Pác-cơ, một con linh cẩu, một con đười ươi, một con ngựa vắn và một con chuột. Sau cuộc chiến sinh tồn bạo liệt, ngắn ngủi, cuối cùng, trên thuyên chì còn lại Pi và con hổ Pác-cơ. Tận dụng những kiến thức từng học về đời sống của thú hoang và cách chế ngự chúng, Pi đã làm chủ được tình thế, duy trì được sự gắn kết giữa hai sinh mạng cho đến khi chiếc xuồng tơi tả suốt 277 ngày đêm. Tại đây, những nghịch lí cuộc sống được nhìn qua con mắt của Pi.

6. Giá trị nội dung

- Văn bản kể về hành trình của Pi trên chiếc xuồng cứu nạn.

7. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn từ lôi cuốn, hấp dẫn, cách kể chuyện độc đáo.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Trên xuồng cứu nạn

Trên xuồng cứu nạn - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

1. Trải nghiệm phong phú của người gặp nạn trên biển khi một mình đối mặt với sự bí ẩn vô cùng của vũ trụ

- Thầy nhiều kiểu trời:

+ Trời có đám mây trắng

+ Trời tịnh không một gợn mây

+ Trời mỏng dính và u ám

+ Trời là trận mưa đen ngòm

+ Trời là trận nước đổ xuống, là trận đại hồng thủy…

- Thấy nhiều loại biển:

+ Biển gầm thét như một con hổ

+ Biển thì thầm vào tai ta như người bạn rủ rỉ tâm tình

+ Biển kêu lanh canh như một đồng xu lẻ trong túi quần

+ Biển sấm sét như những trận đất lở

+ Biển rít lên như giấy nháp cọ trên mặt gỗ

+ Biển kêu như người nôn mửa

+ Biển lặng ngắt như chết

- Cảm nhận thấy giữa trời và biển là gió

- Thấy được đêm và trăng

2. Những nghịch lí cuộc sống được nhìn qua con mắt của một nạn nhân vụ đắm tàu

- Là một kẻ đắm tàu tức là thường trực tại tâm điểm của một vòng tròn. Cho dù mọi vật có vẻ như biến động vô cùng… Cái hình học kia không bao giờ thay đổi.

Khi đắm tàu, khi nạn nhân đang tiến gần hơn với cửa tử thì góc nhìn cũng như suy nghĩ sẽ chỉ dừng lại ở một khía cạnh nhất định, dù mọi vật có biến động ra sao, có đang thay đổi theo hướng tích cực hay tiêu cực thì con người sẽ chỉ nhìn thấy rằng, mình đang bước vào cửa tử.

- Cái nhìn ngây dại của ta luôn luôn là đường bán kính mà thôi. Cái vòng tròn đó mãi lớn lao. Mà thực tế là, cái vòng tròn còn nhân bản lên nữa

Đây có thể là một cách miêu tả cho sự ngây thơ, sự tin tưởng mù quáng mà chúng ta thường có đối với thế giới xung quanh, Đôi khi, những niềm tin và hy vọng của chúng ta có thể bị lạc quan, ngây thơ, và chúng ta không nhận ra rằng thế giới có thể đầy rẫy những mặt trái và nguy hiểm.

- Một kẻ đắm tàu là kẻ bị mắc cạn trong một màn múa ba lê kì bí của các vòng tròn. Ta là tâm điểm của một vòng tròn, trong khi trên đầu ta, hai vòng tròn còn nhân bản lên nữa.

Khi đối mặt với cái chết, con người có thể hi vọng nhưng họ sẽ bị kéo về thực tại vì họ hiểu họ đã bị mắc kẹt và không thể nào thoát ra, họ dần chấp nhận với sự thực này.

- Là một kẻ đắm tàu là bị mắc kẹt giữa những đối nghịch lạnh lùng và mệt mỏi.

Khi đối mặt với cái chết, con người sẽ bị mắc kẹt giữa sự lạnh lùng và cảm giác lúc ấy chỉ là sự mệt mỏi.

- Nhiều khi cuộc đời là một chuỗi những chuyển dịch như quả lắc đồng hồ từ cái này sang cái kia.

Cuộc sống luôn luôn vận động và ta sẽ không biết chuyện gì có thể xảy ra.

- Cuộc sống trên một chiếc xuồng không thực sự là cuộc sống. Nó như một ván cờ đang lao vào kì chung cục, một ván cờ chỉ còn vài quân.

Khi bạn gặp nguy hiểm và đứng giữa một cơ hội mong manh để sống, bạn sẽ chẳng còn cơ hội nào khác và chỉ biết nỗ lực để tìm ra con đường sống.

3. Nét độc đáo trong cách kể chuyện của tác giả

- Tác giả tạo ra một tầm nhìn độc đáo thông qua nhân vật của mình đó là một nạn nhân đắm tàu. Cách nhìn của nhân vật về thế giới, về cuộc sống và về những giá trị cơ bản được trình bày một cách sâu sắc và tinh tế thông qua cái nhìn của nhân vật về sự vật xung quanh

- Từ những trải nghiệm riêng của nhân vật, tác giả khám phá và khái quát các chân lí, giá trị, và bài học muôn đời mà mọi người có thể cảm nhận và học hỏi.

- Dùng những từ ngữ mang tính triết lí, giàu hình ảnh tượng trưng, so sánh để khái quát được những chân lí muôn đời.

IV. Đọc văn bản Trên xuồng cứu nạn

Trên xuồng cứu nạn

(Trích Cuộc đời của Pi)

Y-an Ma-ten (Yann Martel)

Chương 78

Có nhiều kiểu trời. Trời đầy những đám mây trắng lớn, phẳng, tròn và nở rộng trên đầu. Trời lịnh không một gợn mây, xanh ngăn ngắt đến nỗi các giác quan của ta như bị rạn vỡ hết cả. Trời như một tấm chăn dày nghẹt thở đầy chặt mây xám, mà lại không có tí mưa nào. Trời mỏng dính và u ám. Trời phơ phất những vệt mây trắng nho nhỏ như lông cừu. Trời đầy những dải mây mỏng rất cao trông như thế một cục bông lớn bị kéo ra thành sợi. Trời như một đám mù màu sữa không có gì trong đó. Trời dày đặc những đám mây mưa tối đen và cuồn cuộn trôi qua mà không rơi xuống một hạt nào. Trời được vẽ lên một vài đám mây phẳng bẹt trông như những dải cát. Trời như một mảng phông chỉ để làm nổi bật những hiệu quả thị giác trên chân trời: ánh nắng chan hoà đại dương, các mép viền sáng tối thẳng đúng và rõ rệt. Trời như một tấm màn đen của làn mưa rất xa. Trời là các đám mây tầng tầng lớp lớp, có những đám thật dày và đục, có những đám trông như khói toả.

Trời là trận mưa đen ngòm và rát bỏng rơi xuống gương mặt đang cố cười của tôi. Trời chỉ là nước đổ xuống, một trận hồng thuỷ không ngừng làm da tôi nhăn nheo phồng rộp và người tôi lạnh cúng.

Có nhiều loại biển. Biển gầm thét như một con hổ. Biển thì thầm vào tai ta như người bạn rủ rỉ tâm tình. Biển kêu lạnh cạnh như một đồng xu lẻ trong túi quần. Biển sấm sét như những trận đất lở, Biển rít lên như giấy nháp cọ trên mặt gỗ. Biển kêu như người đang nôn mửa. Biển lặng ngắt như chết.

Và ở giữa hai cái đó, giữa trời và biển, là gió và chỉ gió mà thôi.

Rồi còn có đêm, trăng.

Là một kẻ đắm tàu tức là thường trực tại lâm điểm của một vòng tròn. Cho dù mọi vật có vẻ như biến động vô cùng - biển từ thì thầm đến gào thét, trời tù xanh ngắt đến trắng xoá rồi đen ngòm – cái hình học kia không bao giờ thay đổi. Cái nhìn ngây dại của ta luôn luôn là đường bán kính mà thôi. Cái vòng tròn đó mãi mãi lớn lao. Mà thực tế là, những vòng tròn còn nhân bản lên nữa. Một kẻ đắm tàu là kẻ bị mắc cạn trong một màn múa ba lê kì bí của các vòng tròn. Ta là tâm điểm của một vòng tròn, trong khi trên đầu ta, hai vòng tròn đối nghịch cùng đang quay tít xung quanh. Mặt trời quấy rối ta như một đám đông, một đám đông ồn ào, xô đẩy nhau khiến ta phải bịt tai, nhắm mắt, khiến ta muốn lẩn trốn. Mặt trăng quấy rối ta bằng cách nhắc cho ta nhớ đến tình cảnh cô quạnh của mình, ta mở to mắt để lẩn tránh nỗi cô quạnh đó, Khi ta nhìn lên, đôi khi ta tự hỏi không biết ở tâm điểm của trận bão vũ trụ, hay ở tâm điểm của Biển Yên Bình, liệu cũng có ai như ta, cũng đang nhìn lên, cũng đang mắc cạn bởi thứ hình học này, cũng đang tranh đấu với sợ hãi, giận dữ, điên cuồng vô vọng và vô tình.

Nếu không thể, thì là một kẻ đắm tàu lại là bị mắc kẹt giữa những đối nghịch lạnh lùng và mệt mỏi. Khi có ánh sáng, cái mênh mang của biển khiến ta mù loà và sợ hãi. Khi không có ánh sáng, bóng tối lại làm cho ta sợ như bị nhốt trong một nơi kín mít. Ban ngày, ta nóng nực và mong được mát mẻ, thèm kem, dội nước biển lên người. Ban đêm, ta rét và quấn hai ba cái chăn không đủ ấm. Khi nắng thì ta khô ran và thèm được ướt. Khi mưa thì ta ướt như chuột lội và chỉ thèm được khô ráo. Khi có thức ăn thì có thừa có thãi và ta phải ăn rõ nhiều. Khi đã không có gì thì tịnh chẳng còn gì và ta phải chịu đói. Lúc biển lặng, ta mong nó động lên. Lúc nó nổi sóng và cái vòng tròn giam hãm ta bị những núi nước bẻ gẫy, ta lại phải chịu đựng mọi sự thất thường của biển khơi, ngạt thở vì không gian bao la, và chỉ ước gì biển lặng trở lại. Những đối nghịch thường xảy ra vào cùng một lúc. Khi mặt trời thiêu đốt ta đến mức chỉ có thể ngồi im một chỗ, thì cái nắng thiêu đốt đó cũng đang sấy khô những dẻo thịt cá phơi trên dây và đang ban phước lành cho những chiếc máy cất nước của mình. Ngược lại, khi trời mưa như trút và làm đầy những bình chứa nước ngọt của ta, thì sự ướt át như thế sẽ làm thiu thổi những thực phẩm mà ta đã mất công phơi phóng và cất giấu. Khi thời tiết dữ dằn đã qua đi, và ta biết rằng trời biển đã để ta được sống thì nỗi vui mừng của ta lại nhanh chóng bị lan đi bởi ý nghĩ tiếc hận rằng biết bao nhiêu nước ngọt như thế đã phí phạm rơi xuống biển và bởi một nỗi lo không biết đó có phải là trận đông mua cuối cùng hay không, rằng liệu ta có chết khát trước khi trời lại mưa trở lại không.

Cặp đối nghịch tệ hại nhất là buồn chán và sợ hãi. Nhiều khi cuộc đời là một chuỗi những chuyển dịch như quả lắc đồng hồ từ cái này sang cái kia. Biển không một gợn sóng. Trời không một gợn gió. Thời gian như vô tận. Ta thấy buồn chán đến mức chìm hẳn vào một tâm trạng vô tình rất gần với bất tỉnh nhân sự. Rồi biển nổi sóng và quất vào các tình cảm của ta như những làn roi và khiến cho chúng phát cuồng. Nhưng ngay cả hai đối nghịch này cũng không tách biệt với nhau. Trong cơn buồn chán cũng vẫn có những yếu tố hãi hùng: ta bật khóc, ta tràn đầy sợ hãi, ta kêu thét, ta cố tình hành hạ bản thân cho đau đớn. Và trong gọng kìm của tình trạng hãi hùng – ví dụ như trong một cơn bão – ta vẫn cảm thấy buồn chán, một nỗi niềm mỏi mệt sâu thẳm về tất cả mọi chuyện.

Chỉ có cái chết là luôn luôn khích động những cảm xúc của ta, cho dù ta nghĩ về nó lúc đang an toàn và yên ắng, hay đang cảm thấy nó khi cuộc sống đang bị đe doạ và trở nên thật quý giá với ta.

Cuộc sống trên một chiếc xuồng không thật sự là cuộc sống. Nó như một ván cờ đang vào kì chung cục, một ván cờ chỉ còn vài quân. Các toan tính không thể nào đơn giản hơn được nữa, và các rủi ro cũng chẳng thể nào cao hơn được nữa.

Nó đặc biệt gian khổ về thể xác, và chết chóc về tinh thần. Ta phải điều chỉnh liên tục nếu muốn sống sót. Rất nhiều thứ có thể vứt bỏ đi được. Ta chộp lấy cảm giác hạnh phúc bất cứ lúc nào có thể được. Ta như rơi xuống tận đáy địa ngục, nhưng vẫn đứng khoanh tay với một nụ cười trên môi, và cảm thấy ta là người may mắn nhất trên thế gian này. Vì sao? Vì dưới chân La vẫn có được một con cá chết bé tí xíu.

(Y-an Ma-ten, Cuộc đời của Pi, Trịnh Lữ dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2004, tr. 379 – 384)

V. Sơ đồ tư duy Trên xuồng cứu nạn

Trên xuồng cứu nạn - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

1 896 17/09/2024


Xem thêm các chương trình khác: