Pa-ra-na - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12 - Kết nối tri thức

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Pa-ra-na Ngữ văn lớp 12 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 12. Mời các bạn đón xem:

1 25 12/11/2024


Tác giả tác phẩm: Pa-ra-na - Ngữ văn 12

I. Tác giả Cờ-lốt Lê-vi-Xtơ-rốt

- Cờ-lốt Lê-vi-Xtơ-rốt (1908 - 2009) là nhà nhân học, dân tộc học, triết học nổi tiếng người Pháp. Các nghiên cứu của Cờ-lốt Lê-vi-Xtơ-rốt bao trùm nhiểu lĩnh vực, có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới, luôn thể hiện một tẩm nhìn toàn cẩu vể nhân loại, chống lại việc độc tôn văn minh phương Tây, bảo vệ sự đa dạng văn hoá và cảnh báo nguy cơ thiên nhiên bị huỷ diệt.

- Các công trình tiêu biểu của ông: Những cấu trúc sơ đẳng vể thân tộc (1949), Chủng tộc và lịch sử (1952), Nhiệt đới buổn (1955), Nhân loại học cấu trúc (1958), Tư tưởng hoang dã (1962),...

Pa-ra-na - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

II. Tìm hiểu văn bản Pa-ra-na

1. Thể loại

- Tác phẩm Pa-ra-na thuộc thể loại: văn bản thông tin.

2. Xuất xứ

- Trích trong Nhiệt đới buồn, Ngô Bình Lâm dịch, NXB Tri thức, Hà Nội, 2009, tr156 – 158.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Bố cục Pa-ra-na

- Phần 1 (từ đầu đến …cách phổ biến): dẫn dắt, giới thiệu vấn đề.

- Phần 2 (tiếp theo đến … của chính phủ): thái độ, quan điểm của tác giả.

- Phần 3 (đoạn còn lại): thái độ, hành xử của người Anh điêng với sản phẩm văn minh, tiến bộ.

5. Tóm tắt Pa-ra-na

Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin liên quan đến những người dân bản địa trong lịch sử. Qua đó, tác giả cũng bày tỏ thái độ, quan điểm của mình buồn bã, tuyệt vọng, lạc lõng, cô đơn và có phần tiêu cực. Tuy nhiên, những cảm xúc này cũng thể hiện sự tinh tế trong việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và tâm trạng con người của tác giả. Ngoài ra, tác giả còn đề cập tới thái độ, hành xử của người Anh điêng với những thứ được coi là sản phẩm của văn minh, tiến bộ trong đoạn trích Pa-ra-na.

6. Giá trị nội dung

- "Pa-ra-na" mang đến cho chúng ta một số thông tin về số phận của người bản địa trong lịch sử. Mặc dù thông tin vẫn còn hạn chế và mang tính chủ quan, nhưng đoạn văn vẫn có giá trị tư liệu nhất định. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này và có được một cái nhìn toàn diện và khách quan hơn, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu thêm.

7. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng phong phú các chi tiết hiện thực cùng với thái độ đánh giá của người viết.

- Lí lẽ, lập luận xác đáng, chặt chẽ.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Pa-ra-na

1. Thông tin về số phận của người bản địa trong lịch sử

- Bị xâm lăng và áp bức bởi người da trắng (châu Âu).

- Văn hóa bản địa chịu ảnh hưởng và đang dần mai một.

- Số lượng người bản địa giảm đi đáng kể, nhiều cộng đồng bị tiêu diệt hoàn toàn.

- Tình cảm bi thảm và đáng tiếc.

- Những người là nạn nhân của sự xâm lược và áp bức.

- Dữ liệu:

+ Bị tước đoạt đất đai và tự do.

+ Bị khai thác lao động một cách bất công.

+ Bị ép buộc phải tuân thủ theo cách sống mới.

- Mối quan hệ:

+ Gặp phải sự bất bình đẳng và áp đặt.

+ Chính quyền thực dân: thống trị và bóc lột.

+ Người bản xứ: chịu đựng sự áp bức và khai thác.

Pa-ra-na - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

2. Quan điểm, thái độ của tác giả được thể hiện trong văn bản

- Lập trường: Phản đối sự xâm lăng và áp bức.

- Quan điểm: Cảm thông với số phận của người bản địa.

- Thái độ: Tôn trọng và đánh giá cao văn hóa bản địa.

- Cách nhận diện:

+ Sử dụng ngôn từ, cách diễn đạt và phong cách miêu tả.

+ Phân tích nội dung và ý nghĩa của văn bản.

3. Thông điệp, ý nghĩa thông qua văn bản

- Thông điệp: Bảo vệ sự đa dạng văn hóa và chống lại áp đặt.

- Ý nghĩa:

+ Phê phán sự xâm lăng và áp đặt của chính quyền thực dân.

+ Khuyến khích việc bảo vệ và tôn trọng văn hóa bản địa.

+ Nhấn mạnh về tầm quan trọng của sự bình đẳng và tôn trọng.

IV. Đọc văn bản Pa-ra-na

Pa – ra – na (Parana)

(trích Nhiệt đới buồn)

Cờ - lốt Lê – vi – Xtơ – rốt

Trên những dải đất nhìn xuống hai bờ sông Ri-ô Ti-ba-gi (Rio Tibagy) ấy, ở độ cao 1.000 mét so với mặt biển, lần đầu tiên tôi đã tiếp xúc với những người hoang dã, trong khi đi theo một trưởng chi nhánh của cơ quan bảo vệ người Anh điêng trong chuyến đi kiểm tra của ông ta.

Vào thời kì phát hiện ra xứ sở này, toàn bộ khu vực nam Bra-xin (Brasil) là nơi trú ngụ của những nhóm người có . Tóm tắt ý chính của mối quan hệ gần gũi về ngôn ngữ và văn hoá và người ta xếp chung dưới tên gọi là Giê (Ge)iz. Có thể họ đã bị dồn về khu vực này bởi những kẻ xâm lược nổi tiếng Tu-pi(Tupi), mới đây đã chiếm giữ toàn bộ dải bờ biển và họ dang chiến đấu chống lại những người này. Được bảo vệ do đã lui vào những vùng khó thâm nhập, người Giê ở nam Bra-xin đã lớn lại trong vài thế kỉ thoát khỏi người Tu-pi, còn người Tu-pi thì nhanh chóng bị đám thực dân xoá sổ. Trong những khu rừng của các bang phía nam: Pa-ra-na và Xan-ta Ca-ta-ri-na (Santa Catarina), những nhóm nhỏ người hoang dã đã tồn tại cho tới thế kỉ XX; có thể còn tồn tại vài nhóm cho tới năm 1935, bị truy đuổi tàn bạo đến mức trong khoảng một trăm năm gần đây nhất họ phải trốn biệt; nhưng phần lớn họ đã bị hao mòn và được chính phủ Bra-xin cho định cư ở nhiều trung tâm vào khoảng năm 1914.

Lúc đầu, người ta cố gắng đưa họ vào đời sống hiện đại. Làng Xao Phe-rô-ni-mô (Sao Feronymo) là nơi đặt cơ sở của tôi, có một xưởng làm khoá, một xưởng cưa, một trường học, một hiệu thuốc. Trạm bưu điện đều đặn nhận được các dụng cụ: rìu, dao, đinh; người ta phân phát quần áo và chăn. Hai mươi năm sau, những ý đồ đó bị từ bỏ. Bằng việc bỏ mặc những thổ dân tự kiếm sống, cơ quan bảo vệ biểu lộ sự thờ ơ mà chính họ trở thành đối tượng từ phía các cơ quan công quyền (sau đó, họ có lấy lại được ít nhiều quyền lực); do vậy, dù không muốn, họ bị bắt buộc phải thử nghiệm một phương pháp khác, là khuyến khích thổ dân ít nhiều lấy lại thế chủ động, buộc họ tiếp tục đi theo lối vốn có của mình.

Người thổ dân chỉ giữ lại của trải nghiệm văn minh ngắn ngủi những bộ quần áo Bra-xin, cái rìu, con dao và chiếc kim khâu. Toàn bộ phần còn lại, là thất bại. Người ta đã xây nhà cho họ và họ vẫn sống ở ngoài trời. Người ta cố sức định cư họ trong các ngôi làng, và họ vẫn sống du cư. Giường nằm, họ đã phá ra làm củi đun và nằm ngủ ngay dưới đất. Những đàn bò do chính phủ gửi tới lang thang đâu đó, thổ dân ghê sợ từ chối thịt và sữa bò. Những chiếc chày gỗ chuyển động một cách cơ học bằng cách đổ đầy và trút ra một thùng nước gắn ở đầu một cánh tay đòn bẩy (dụng cụ thường thấy ở Bra-xin gọi là môn-gio-lô (monjolo), và có thể là do người Bồ Đào Nha nhập từ phương Đông vào) mục ruỗng vì chẳng ai dùng đến, giã gạo bằng tay vẫn là cách phổ biến.

Thất vọng lớn cho tôi, như vậy người Anh điêng ở Ti-ba-gi vừa không hoàn toàn là “người Anh điêng thực thụ”, vừa, nhất là, không phải là “người hoang dã”. Nhưng lột sạch đi khỏi cái chất thơ của họ hình ảnh khờ khạo mà nhà dân tộc học mới vào nghề tạo nên từ những kinh nghiệm sau này của mình, họ đã cho tôi một bài học về sự thận trọng và tỉnh khách quan. Tìm thấy họ kém nguyên vẹn như tôi vẫn hi vọng, lôi sẽ khám phá ra rằng họ bí ẩn hơn là cái vẻ bề ngoài của họ có thể làm cho ta tưởng. Họ minh hoạ đầy đủ cái tình thế xã hội học có xu hướng trở thành độc quyền cho nhà quan sát nửa sau thế kỉ XX, từ những người nguyên thuỷ” bị áp đặt nền văn minh một cách thô bạo và, một khi vượt qua được mối hiểm hoạ mà họ bị coi là đại diện, thì người ta không còn quan tâm đến nữa. Nền văn hoá của họ, một mặt được tạo thành bởi những truyền thống lâu đời đã kháng cự lại anh hưởng của người da trắng (như tục nhuộm răng và cá rằng vẫn khá phổ biến trong số họ), mặt khác là những vay mượn từ nền văn minh hiện đại, là một tổng thể độc đáo mà việc nghiên cứu, dù có thể thiếu đi sự ý nhị, lại không hề đặt tôi vào một trường học kém giá trị so với việc nghiên cứu những người Anh điêng thuần chủng mà tôi phải tiếp cận về sau.

Nhưng đặc biệt là, từ khi những người Anh điêng ấy bị phó mặc tự kiếm sống, thì ta chứng kiến một cuộc đảo lộn kì lạ thế cân bằng phù phiếm giữa văn hoá hiện đại và văn hoá nguyên thuỷ. Những lối sống cổ xưa, những kĩ thuật truyền thống lái xuất hiện, nảy sinh từ một quá khứ mà ta sẽ sai lầm khi quên mất sự gần gũi sống động. Ở đâu ra vậy những chiếc chày đã được mài nhẵn tuyệt đẹp tôi đã tìm thấy, trong nhà của người Anh điêng, lẫn lộn giữa những đĩa sắt tráng men, những cùi dìa của cửa hàng bách hoá, và thậm chí – đôi khi - những bộ xương khung của một chiếc máy khâu? Những cuộc trao đổi buôn bán, trong im lặng của rừng già, với những cư dân cùng chủng tộc, nhưng vẫn sống hoang dã, và hoạt động hiếu chiến của họ vẫn còn chặn đường những người khai khẩn thâm nhập một số vùng của Pa-ra-na chăng? Để trả lời, cần phải hiểu chính xác cuộc phiêu lưu đầy sóng gió của ông già Anh điêng Bra-vô (Bravo), bấy giờ đã về hưu ở khu di dân của chính phủ.

Những đồ vật khiến ta trầm tư ấy vẫn còn trong các bộ lạc như là nhân chứng của một thời kì khi người Anh điêng không biết đến nhà ở, quần áo, cũng như vật dụng bằng kim loại. Và trong những kí ức nửa ý thức của con người, những kĩ thuật xưa cũng còn được lưu giữ. Thay vì những que diêm, đã được biết đến rộng rãi nhưng đắt và khó kiếm, người Anh diêng vẫn cứ ưa thích việc quay hay xát mạnh vào nhau hai mẩu gỗ mềm của cái khoan lửa. Và những khẩu súng trường, súng lục cũ kĩ xưa kia do chính phủ phân phát, thường thấy chúng treo trong những ngôi nhà bỏ hoang, trong khi người dàn ông di săn trong rừng với cây cung và những mũi lên của một kĩ thuật cũng chắc chắn như kĩ thuật của các dân tộc chưa hề biết đến vũ khí nóng. Như vậy những lối sống cổ xưa, bị che phủ sơ sài bởi những nỗ lực của nhà cầm quyền, lại mở đường đi của chúng, cũng chậm rãi, và vững tin như những đoàn người Anh điêng mà tôi gặp, đi trên những con đường mòn trong rừng, trong khi các mái nhà đổ rụi ở những ngôi làng bỏ hoang.

(Cờ-lốt Lê-vi-Xtơ-rốt, Nhiệt đới buồn, Ngô Bình Lâm dịch, NXB Tri thức, Hà Nội, 2009, tr. 156 – 158)

1 25 12/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: